V
vietanhluu0109
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
U23 dự SEA Games: Khi Tổng cục “làm khó” VFF
Lâu lắm rồi Tổng cục TDTT không can thiệp vào chuyện banh bóng nhưng lần này thì Tổng cục buộc những nhà điều hành VFF phải “đau đầu”.
Khi Tổng cục TDTT giao chỉ tiêu bóng đá Việt Nam tại SEA Games 28 – 2015 phải vào chung kết thì nhiều người ở VFF ngỡ ngàng. Thậm chí người hâm mộ cũng ngạc nhiên vì giữa việc VFF quyết (lấy lứa cầu thủ U19 của năm 2014 làm nòng cốt) và Tổng cục ra chỉ tiêu cho thấy hai bộ phận này dường như chẳng hề biết việc của nhau, hay nói đúng hơn là cấp trên ra chỉ tiêu một đàng, còn cấp dưới thì chạy lộ trình một nẻo.
Nghịch lý
Lịch sử các nhiệm kỳ VFF phần lớn là người của Tổng cục TDTT choàng vai qua làm ở tổ chức xã hội. Tại các nhiệm kỳ VFF trước đây, bộ máy VFF thường quy tụ những người có chuyên môn ở Tổng cục TDTT về đấy làm việc và phụ trách không ít phần quan trọng ở đấy. Riêng nhiệm kỳ VII, bộ máy điều hành ở VFF đa phần là doanh nhân và phần này nhiều lúc quyết luôn cả chuyên môn.
Cái được của nhiệm kỳ VII là những doanh nghiệp điều hành theo cơ chế doanh nghiệp nên gỡ rất nhanh những trì trệ trong bộ máy bóng đá trước đây chịu lệ thuộc nhiều vào Tổng cục. Tuy nhiên mặt chưa được lại là nhiều doanh nghiệp còn có phần “háo thắng” và xem thường tất cả những ý kiến chuyên môn khi đưa ra những quyết sách theo thói quen ở thương trường. Thậm chí là việc xây dựng lộ trình cho một nền bóng đá có khi cũng chạy theo sức hút của thương trường.
Với kiểu xây lộ trình mà không cần đến ý kiến của chuyên gia, của những người có chuyên môn, những thành viên trong bộ máy điều hành VFF hoặc “gật” theo quyết định của người có quyền lực cao nhất, hoặc im lặng mà thực hiện chứ không ai dám dùng khả năng chuyên môn để tranh luận đến cùng.
Đây là điều rất nguy hiểm mà nhiệm kỳ VII vượt qua được cơ chế cũ, nhưng lại vướng vào sự tư tin thái quá của những người đi lên từ doanh nghiệp làm bóng đá và rất hay chê bai những người có chuyên môn là cổ hủ. Thật tiếc là vì nếu thay được cơ chế những vẫn tôn trọng những người làm nghề, những người có chuyên môn thì sự phát triển đồng bộ sẽ tốt hơn rất nhiều do tính cộng hưởng.
Trong khi đó, ở Tổng cục TDTT với danh nghĩa là cơ quan quản lý VFF về mặt nhà nước vừa có những người am hiểu về chuyên môn lại vừa có phần “tâm tư” vì phía VFF có lúc bị “đặt dấu hỏi” về nguyên tắc làm việc. Chính vì thế mới có chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Chuyện mà VFF tính người, tính thành tích cho SEA Games, ai cũng biết và chỉ có Tổng cục là hình như không biết (?!). Nói đúng hơn là Tổng cục biết tất tần tật, nhưng vẫn xem như chuyện của VFF là chuyện của một người tính, rồi thông báo với giới truyền thông.
U23, hay U19 dự SEA Games?
Thời gian tới, VFF dự kiến làm việc với Tổng cục TDTT về kế hoạch của đội U23 Việt Nam tại SEA Games 28 vào tháng 6-2015 ở Singapore.
Đến nay Tổng cục không ép VFF đưa lứa cầu thủ nào tham dự SEA Games, nhưng cái vòng chỉ tiêu vào chung kết được đặt ra chắc chắn sẽ không đổi nếu VFF không đưa ra những lý lẽ thuyết phục được bộ phận chuyên môn của Tổng cục.
Nếu xét theo những phát biểu vừa qua của những người có trách nhiệm, Tổng cục và VFF có vẻ đang vênh nhau về mục tiêu cho U23. Khi mà để có thành tích (vào chung kết như Tổng cục đề ra) thì chắc chắn phải là những cầu thủ tốt nhất trong lứa tuổi U23 chứ không thể là dàn cầu thủ trẻ chấp ít nhất 2 tuổi đi đá để lấy kinh nghiệm.
Cũng cần biết là SEA Games không chỉ có bóng đá mà đấy là Đại hội TDTT Đông Nam Á, là giải đấu mà đoàn thể thao Việt Nam trong đó có bóng đá nằm dưới sự điều hành của Ủy ban Olympic Việt Nam. Phía Tổng cục không xem đấy là sân chơi để thử nghiệm làm chỗ đá tập cho cầu thủ trẻ mới qua tuổi U19.
Hơn nữa phía Tổng cục còn xác định rằng phải tôn trọng các đối thủ chứ không thể đưa một tập thể gồm những cầu thủ còn quá trẻ đi để đọ sức với 10 đội bóng còn lại. Trong khi đó thành phần ưu tú của bóng đá Việt Nam ở độ tuổi U23, tuổi Olympic vừa thi đấu rất ấn tượng tại Asiad có thể bị “bỏ phí” ở nhà.
VFF chắc chắn sẽ đưa lý lẽ đầu tư chiều sâu cho các cầu thủ trẻ nhắm đến HCV SEA Games 29 năm 2017 nhưng rõ ràng một SEA Games với 4 trận vòng loại và nếu vào đến trận chung kết nữa thì tổng cộng là 6 trận thì chưa hẳn là mặt trận tốt để gọi là cọ xát cho mục tiêu vàng 2 năm tới.
Hơn nữa việc bỏ phí hàng loạt tài năng ở độ tuổi U23 nhưng không được tham dự sân chơi của mình sẽ gây những tác dụng ngược không chỉ cho riêng những cầu thủ đấy mà còn cho cả các hệ thống đào tạo trẻ trên toàn quốc ở nhiều CLB tích cực làm bóng đá trẻ.
Cá nhân tôi cho rằng cần thiết trẻ hóa, nhưng đừng mang danh nghĩa trẻ hóa để hợp thức hóa cho một tập thể những cầu thủ trẻ mới ra trường và được yêu thích về lối đá nhưng không có nghĩa là có thể thay thế những cầu thủ đàn anh ngay. Ở đây có thể là việc ngộ nhận của những nhà điều hành bóng đá nhưng cũng có thể là họ muốn làm riêng một đội tuyển trên nền tảng của một học viện được yêu thích.
Vì thế mà khả năng VFF thuyết phục được Tổng cục (bộ phận chịu toàn bộ chi phí cho chuyến tham dự SEA Games) là điều cực kỳ khó, nếu không muốn nói là không thể.
Đừng để nhầm lẫn giữa việc chung và việc riêng
Nhiều người đã “mổ xẻ” chuyện những nhà điều hành bóng đá đang muốn cả thế hệ U19 lên chơi SEA Games chứ không nghiêng về phương án lập đội U23 có bổ sung. Thậm chí là nếu cả lứa U19 lên đá SEA Games thì “thuyền trưởng” dự kiến là HLV trưởng Guillaume.
Việc “bảo vệ” để có đủ một tập thể U19 luôn đồng hành với nhau sẽ tốt cho việc phát triển của một học viện nhưng đừng để nhầm lẫn giữa việc chung và việc riêng. Chẳng lẽ các nhà điều hành lại “quên” việc một học viện có thể bổ sung cho một đội tuyển U23 những cầu thủ ưu tú nhất của mình sẽ phù hợp hơn là gượng ép trong việc đưa cả lứa lên để đá SEA Games?!.
Lâu lắm rồi Tổng cục TDTT không can thiệp vào chuyện banh bóng nhưng lần này thì Tổng cục buộc những nhà điều hành VFF phải “đau đầu”.
Khi Tổng cục TDTT giao chỉ tiêu bóng đá Việt Nam tại SEA Games 28 – 2015 phải vào chung kết thì nhiều người ở VFF ngỡ ngàng. Thậm chí người hâm mộ cũng ngạc nhiên vì giữa việc VFF quyết (lấy lứa cầu thủ U19 của năm 2014 làm nòng cốt) và Tổng cục ra chỉ tiêu cho thấy hai bộ phận này dường như chẳng hề biết việc của nhau, hay nói đúng hơn là cấp trên ra chỉ tiêu một đàng, còn cấp dưới thì chạy lộ trình một nẻo.
Nghịch lý
Lịch sử các nhiệm kỳ VFF phần lớn là người của Tổng cục TDTT choàng vai qua làm ở tổ chức xã hội. Tại các nhiệm kỳ VFF trước đây, bộ máy VFF thường quy tụ những người có chuyên môn ở Tổng cục TDTT về đấy làm việc và phụ trách không ít phần quan trọng ở đấy. Riêng nhiệm kỳ VII, bộ máy điều hành ở VFF đa phần là doanh nhân và phần này nhiều lúc quyết luôn cả chuyên môn.
Cái được của nhiệm kỳ VII là những doanh nghiệp điều hành theo cơ chế doanh nghiệp nên gỡ rất nhanh những trì trệ trong bộ máy bóng đá trước đây chịu lệ thuộc nhiều vào Tổng cục. Tuy nhiên mặt chưa được lại là nhiều doanh nghiệp còn có phần “háo thắng” và xem thường tất cả những ý kiến chuyên môn khi đưa ra những quyết sách theo thói quen ở thương trường. Thậm chí là việc xây dựng lộ trình cho một nền bóng đá có khi cũng chạy theo sức hút của thương trường.
Với kiểu xây lộ trình mà không cần đến ý kiến của chuyên gia, của những người có chuyên môn, những thành viên trong bộ máy điều hành VFF hoặc “gật” theo quyết định của người có quyền lực cao nhất, hoặc im lặng mà thực hiện chứ không ai dám dùng khả năng chuyên môn để tranh luận đến cùng.
Đây là điều rất nguy hiểm mà nhiệm kỳ VII vượt qua được cơ chế cũ, nhưng lại vướng vào sự tư tin thái quá của những người đi lên từ doanh nghiệp làm bóng đá và rất hay chê bai những người có chuyên môn là cổ hủ. Thật tiếc là vì nếu thay được cơ chế những vẫn tôn trọng những người làm nghề, những người có chuyên môn thì sự phát triển đồng bộ sẽ tốt hơn rất nhiều do tính cộng hưởng.
Trong khi đó, ở Tổng cục TDTT với danh nghĩa là cơ quan quản lý VFF về mặt nhà nước vừa có những người am hiểu về chuyên môn lại vừa có phần “tâm tư” vì phía VFF có lúc bị “đặt dấu hỏi” về nguyên tắc làm việc. Chính vì thế mới có chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Chuyện mà VFF tính người, tính thành tích cho SEA Games, ai cũng biết và chỉ có Tổng cục là hình như không biết (?!). Nói đúng hơn là Tổng cục biết tất tần tật, nhưng vẫn xem như chuyện của VFF là chuyện của một người tính, rồi thông báo với giới truyền thông.
U23, hay U19 dự SEA Games?
Thời gian tới, VFF dự kiến làm việc với Tổng cục TDTT về kế hoạch của đội U23 Việt Nam tại SEA Games 28 vào tháng 6-2015 ở Singapore.
Đến nay Tổng cục không ép VFF đưa lứa cầu thủ nào tham dự SEA Games, nhưng cái vòng chỉ tiêu vào chung kết được đặt ra chắc chắn sẽ không đổi nếu VFF không đưa ra những lý lẽ thuyết phục được bộ phận chuyên môn của Tổng cục.
Nếu xét theo những phát biểu vừa qua của những người có trách nhiệm, Tổng cục và VFF có vẻ đang vênh nhau về mục tiêu cho U23. Khi mà để có thành tích (vào chung kết như Tổng cục đề ra) thì chắc chắn phải là những cầu thủ tốt nhất trong lứa tuổi U23 chứ không thể là dàn cầu thủ trẻ chấp ít nhất 2 tuổi đi đá để lấy kinh nghiệm.
Cũng cần biết là SEA Games không chỉ có bóng đá mà đấy là Đại hội TDTT Đông Nam Á, là giải đấu mà đoàn thể thao Việt Nam trong đó có bóng đá nằm dưới sự điều hành của Ủy ban Olympic Việt Nam. Phía Tổng cục không xem đấy là sân chơi để thử nghiệm làm chỗ đá tập cho cầu thủ trẻ mới qua tuổi U19.
Hơn nữa phía Tổng cục còn xác định rằng phải tôn trọng các đối thủ chứ không thể đưa một tập thể gồm những cầu thủ còn quá trẻ đi để đọ sức với 10 đội bóng còn lại. Trong khi đó thành phần ưu tú của bóng đá Việt Nam ở độ tuổi U23, tuổi Olympic vừa thi đấu rất ấn tượng tại Asiad có thể bị “bỏ phí” ở nhà.
VFF chắc chắn sẽ đưa lý lẽ đầu tư chiều sâu cho các cầu thủ trẻ nhắm đến HCV SEA Games 29 năm 2017 nhưng rõ ràng một SEA Games với 4 trận vòng loại và nếu vào đến trận chung kết nữa thì tổng cộng là 6 trận thì chưa hẳn là mặt trận tốt để gọi là cọ xát cho mục tiêu vàng 2 năm tới.
Hơn nữa việc bỏ phí hàng loạt tài năng ở độ tuổi U23 nhưng không được tham dự sân chơi của mình sẽ gây những tác dụng ngược không chỉ cho riêng những cầu thủ đấy mà còn cho cả các hệ thống đào tạo trẻ trên toàn quốc ở nhiều CLB tích cực làm bóng đá trẻ.
Cá nhân tôi cho rằng cần thiết trẻ hóa, nhưng đừng mang danh nghĩa trẻ hóa để hợp thức hóa cho một tập thể những cầu thủ trẻ mới ra trường và được yêu thích về lối đá nhưng không có nghĩa là có thể thay thế những cầu thủ đàn anh ngay. Ở đây có thể là việc ngộ nhận của những nhà điều hành bóng đá nhưng cũng có thể là họ muốn làm riêng một đội tuyển trên nền tảng của một học viện được yêu thích.
Vì thế mà khả năng VFF thuyết phục được Tổng cục (bộ phận chịu toàn bộ chi phí cho chuyến tham dự SEA Games) là điều cực kỳ khó, nếu không muốn nói là không thể.
Nhiều người đã “mổ xẻ” chuyện những nhà điều hành bóng đá đang muốn cả thế hệ U19 lên chơi SEA Games chứ không nghiêng về phương án lập đội U23 có bổ sung. Thậm chí là nếu cả lứa U19 lên đá SEA Games thì “thuyền trưởng” dự kiến là HLV trưởng Guillaume.
Việc “bảo vệ” để có đủ một tập thể U19 luôn đồng hành với nhau sẽ tốt cho việc phát triển của một học viện nhưng đừng để nhầm lẫn giữa việc chung và việc riêng. Chẳng lẽ các nhà điều hành lại “quên” việc một học viện có thể bổ sung cho một đội tuyển U23 những cầu thủ ưu tú nhất của mình sẽ phù hợp hơn là gượng ép trong việc đưa cả lứa lên để đá SEA Games?!.
Last edited by a moderator: