Tuyển tập những câu chuyện cảm động (cập nhật liên tục)

V

vjtkon1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tốc độ

Cô gái và chàng trai đang lái xe môtô với tốc độ trên 100 km/h.

Cô gái: Chậm thôi. Em sợ.

Chàng trai: Không, thế này mới vui chứ!

Cô gái: Không, em xin đấy, thế này sợ lắm!


Chàng trai: Vậy hãy nói với anh em yêu anh.

Cô gái: Được thôi, em yêu anh. Nào, chậm lại đi!

Chàng trai: Giờ ôm anh thật chặt nào.

(Cô gái ôm chàng trai)

Chàng trai: Em có thể tháo chiếc mũ bảo hiểm của anh ra và đội nó lên không? Nó làm anh khó chịu quá...

Ngày hôm sau, báo đưa tin: Một chiếc môtô đã đâm vào một tòa nhà do hỏng phanh. Trên xe có hai người, chỉ một người còn sống.

Sự thực là nửa chừng trên đường đi, chàng trai nhận ra phanh xe bị hỏng, nhưng anh không muốn để cô gái biết. Thay vì thế, anh bắt cô nói yêu anh, và cảm nhận cái ôm của cô lần cuối, rồi nói cô đội chiếc mũ bảo hiểm của anh, như thế cô sẽ sống mặc dù điều đó có nghĩa là anh phải chết.

----------------------------------------------------------------------

Giọt nước người đời

"Cứ đi trên chiếc cầu ấy, con sẽ thấy thiên đường". Mẹ hay chỉ chiếc cầu vồng sau cơn mưa lộng lẫy mà bảo thế, ngày xưa...

Thời gian trôi qua.

Nắng chiều đổ nghiêng triền núi. Một cụ già phơ phơ râu tóc đến quỳ bên một nấm cỏ vàng úa:

- Con đã đi tìm chiếc cầu vồng của mẹ một đời. Con về rồi đây, mẹ ơi.

Chiều vẫn yên lặng.

Môt giọt nước đọng trên đôi má già nua. Những tia nắng cuối cùng trước khi tắt hẳn đã kịp soi vào đấy chiếc cầu vồng bảy màu.

-----------------------------------------------------------------

TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ

Tối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Cùng lúc đó cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!

Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: "Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?".

"Nhưng... nhưng cháu không mang theo tiền..." - cô thẹn thùng trả lời.

"Được rồi, tôi sẽ đãi cô - người bán nói - Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì".

Mấy phút sau ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue lại bật khóc.

"Có chuyện gì vậy?" - ông ta hỏi.

"Không có gì. Tại cháu cảm động quá!" - Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt.

"Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cháu cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu... bả ác độc quá!" - cô bé nói với người bán mì...

Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: "Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà lại còn dám cãi lời mẹ nữa?".

Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó.

"Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì một chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ?

Trên đường về, cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ: "Mẹ ơi, con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con...".

Khi bước lên thềm cửa, cô nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô mừng rỡ nói: "Sue, vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nãy giờ rồi, vào mà ăn ngay cho nóng...".

Không thể kềm giữ được nữa, Sue òa khóc trong tay mẹ.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích với những hành động nhỏ mà một số người chung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những người thân thuộc, nhất là cha mẹ, chúng ta lại xem sự hy sinh của họ như chuyện đương nhiên...

Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.

Cha mẹ không mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng...
Liệu có bao giờ chúng ta biết quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chúng ta chưa?


* sưu tầm
 
V

vjtkon1998

Bố không biết chứng tỏ tình yêu
Bố đã không hề biết chứng tỏ tình yêu như thế nào. Mẹ là cầu nối của mọi người trong gia đình. Bố chỉ biết đi làm suốt ngày còn ở nhà, mẹ lập danh sách một loạt các tội lỗi của chúng tôi phạm phải trong ngày và bố cằn nhằn chúng tôi.
Có một lần tôi ăn trộm một thanh kẹo, bố buộc tôi phải mang trả lại và bảo người bán hàng rằng tôi đã trộm nó, tất nhiên tôi phải đập heo lấy tiền đền. Nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rằng tôi còn là một đứa con nít. Một lần tôi chơi đánh đu bị gãy chân, chính mẹ ẵm tôi trong đôi tay suốt đoạn đường đến nhà thương. Bố chỉ lái xe thẳng đến cửa phòng cấp cứu và khi người ta yêu cầu bố rời xe đi chỗ khác vì nơi đó dành cho xe cứu thương, bố quát lên: "Anh nghĩ đây là cái gì? Xe du lịch hả?".


Vào những buổi sinh nhật của tôi, bố như kẻ bàng quan, chỉ thổi bong bóng, dọn bàn và làm những việc vặt. Chính mẹ là người trịnh trọng mang chiếc bánh sinh nhật và nến đến cho tôi thổi.


Khi tôi lật cuốn lưu ảnh ra xem, người ta hay hỏi: "Bố em đâu?”. Ai mà biết được, bố luôn luôn ôm máy ảnh chụp hết người này đến người nọ. Tôi có đến một tỷ tấm ảnh tôi và mẹ chụp chung.


Tôi nhớ lại khi mẹ nhờ bố dạy tôi đi xe đạp. Tôi bảo bố đừng bỏ tay ra nhưng bố nói là đã đến lúc rồi. Tôi ngã, mẹ chạy lại định ẵm tôi lên nhưng bố khoát tay ngăn mẹ lại. Tôi giận quá, phải chứng tỏ cho ông ấy biết. Tôi leo ngay lên xe và tự đạp lấy một mình. Bố không hề cảm thấy áy náy một tí nào hết. Bố chỉ mỉm cười.


Khi tôi vào đại học, chính mẹ làm mọi thứ giấy tờ. Bố chỉ gởi những tấm ngân phiếu và lại còn nói rằng sân cỏ nhà mình sẽ đẹp hẳn ra khi không còn tôi quần banh trên đó nữa.


Khi tôi điện thoại về, bố hình như muốn nói chuyện nhưng lại luôn bảo:

- Đợi đấy, bố sẽ gọi mẹ!


Khi tôi lấy vợ, chính mẹ là người khóc, bố chỉ hỉ mũi và bước ra khỏi phòng.


Suốt đời, bố thường nói: “Con đi đâu đấy?”, “Mấy giờ con về?”, “Không, con không thể đi”.


Bố đã không biết chứng tỏ tình yêu như mẹ.
 
V

vjtkon1998

Lựa chọn


Sáng bữa nọ, một người phụ nữ vừa bước chân ra khỏi cửa thì gặp ba ông lão râu tóc bạc phơ ngồi xếp bằng trên bãi cỏ ngay bên vệ đường. Ba ông lão gật đầu chào người phụ nữ. Tuy chẳng biết họ là ai nhưng nhìn vẻ mệt mỏi hiện lên gương mặt họ, người phụ nữ đoán họ hẳn là những người hành khất đói khát và có lẽ họ đã chờ bà từ lâu lắm. Bà vồn vã mời họ vào nhà dùng bữa. Nhưng ba ông lão đồng thanh hỏi lại:
“Thế ông chủ có ở nhà không?”
“Không. Ông ấy đi làm từ lúc mặt trời chưa mọc kia” – người phụ nữ đáp.
“Thế thì chúng tôi cứ chờ ở đây, chưa vội vào” – ba ông già nói.
Buổi tối, khi chồng đi làm về, người phụ nữ kể lại chuyện hồi sáng. Người chồng vội bảo vợ ra mời ba ông lão vào nhà. Người vợ bước ra mời nhưng ba ông lão bảo:
“Chúng tôi sẽ không vào cùng một lúc.”
“Tại sao vậy?” – người phụ nữ hỏi. Một trong ba ông giải thích:
“Ông này tên là Giàu Có. Người này tên là Thành Đạt, còn tôi là Tình Yêu. Bà hỏi ông nhà xem gia đình muốn mời ai trong số ba chúng tôi vào.”
Quay vào nhà, người phụ nữ thuật lại cho chồng nghe lời của ba ông lão. Ông chồng mừng rỡ bảo:
“Tuyệt! Chả mấy khi có dịp, vậy mình ra mời ông Giàu Có vào để ông ấy làm phép cho ngôi nhà của chúng ta chật ních tiền bạc, châu báu!”
Người vợ không đồng ý:
“Anh yêu, tại sao chúng mình không mời ông Thành Đạt?”
Cô con dâu đang ngồi lặng lẽ trong góc nhà rụt rè đề nghị:
“Theo con, tốt hơn hết, chúng ta nên mời ông Tình Yêu. Gia đình mình sẽ tràn ngập trong tình yêu.”
Sau một hồi thảo luận trong gia đình, người phụ nữ bước ra nói:
“Xin quý vị thông cảm, thể theo ý kiến của quý vị là chỉ mời một người, chúng tôi quyết định mời ông Tình Yêu vào nhà.”
Ông lão có tên Tình Yêu đứng dậy và bước về phía cửa. Lạ thay hai người kia cũng đứng dậy và đi theo. Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi hai ông Thành Đạt và Giàu Có:
“Tôi chỉ mời có ông Tình Yêu thôi mà. Tại sao hai vị lại vào?”
Hai ông lão đáp:
“Nếu bà mời Giàu Có hay Thành Đạt, hai người còn lại sẽ đứng ngoài. Nhưng vì bà mời Tình Yêu vào nhà nên chúng tôi phải đi theo. Ông ta ở đâu, chúng tôi phải có mặt ở đó. Nơi nào có Tình Yêu, nơi đó ắt có Thành Đạt và Giàu Có!”
 
V

vjtkon1998

Một buổi sáng

Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhò, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó rồi lại cụp đầu xuống.
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.

Gió

Nhớ ngày xưa, bố đi làm xa, khung cửa vỡ không có người gắn lại. Mù đông về, con và mẹ nằm co ro trong góc. Thỉnh thoảng trong mơ con lạnh, giật mình. Bố viết thư về: "Bao giờ kiếm đủ tiền nuôi Cún, bố sẽ về sửa khung cửa cho Cún nhé!" Con lại rúc vào lòng mẹ, nghe gió luồn qua cả những giấc mơ...

Bây giờ, nhà mình bốn tầng, cửa làm bằng gỗ lim sáng bóng, những tấm kính sáng loáng lạnh lùng. Trong nhà có đủ cả điều hòa và máy sưởi - con chẳng bao giờ sợ lạnh! Nhưng đêm đến, vẫn chỉ có con và mẹ - nghe gió luồn lạnh buốt trong tim...

"Bố ơi, bao giờ mới kiếm đủ tiền để bố về sửa khung cửa cho con?"

Mưa

Trời đổi gió. Mưa trắng phố phường. Cô gái ngồi sau chàng trai trên chiếc xe máy đời mới, vòng tay ôm eo: "Anh có lạnh không, để em ủ ấm cho anh nhé!" Tiếng cười khúc khích trong veo tan vào màn mưa mờ đục. "Ước gì những cơn mưa kéo dài hơn" - Chàng trai và cô gái nghĩ thầm, nghe niềm vui dâng đầy trong mắt...

Bên kia đường, bác bán bánh chuối chiên nhìn mưa mà thở dài ngao ngán. Mưa đã mấy ngày không tạnh, ngày nào cũng ế hàng. Mà lại sắp đến hạn nộp tiền học cho con...

Ngoài trời, mưa vẫn rơi, trắng xóa...

Người già

Hồi còn trẻ, bà lăn lộn khắp các chợ nổi tiếng ở vùng đất Nam Định, một tay nuôi năm người con để chồng yên tâm chiến đấu ngoài mặt trận. Bà nổi tiếng cả vùng về sự sắc sảo thông minh - và cả một chút tinh nhanh của những người làm nghề buôn bán. Cơ đồ nhà chồng, một tay bà gây dựng. Năm người con vắng cha mà không có ai phải thất học. Năm người là năm tấm bằng Đại học - người con cả còn được đi nước ngoài du học nữa.

Mấy chục năm sau...

Ông mất, các con đón mẹ lên thành phố. Mấy ngày đầu, chưa quen đồ dùng mới, bà làm hỏng hết cả. Hôm nay cũng thế, bà lại làm cháy cái ấm điện mới. Người con cả gắt:
- Mẹ đúng là lẩm cẩm, chẳng làm được việc gì ra hồn!

Bà sững người, ánh mắt vụt rơi vào khoảng không xa vắng...
Anh

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng "Sanh ra... giờ cãi lời bố mẹ...phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út..."

Anh lặng thinh không nói năng gì... Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!

Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít...Anh cười, "Út ráng học ngoan..."

Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao... Út hớn hở đón xe về quê...

Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói... Mẹ khóc, "Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ... lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết.
.."
 
V

vjtkon1998

Khi anh có thể nghe điện thoại…


Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được xin quý khách vui lòng gọi lại sau…”. Hạnh cúp máy, nghẹn đắng cổ họng.

Không điện thoại được cho Nam, Hạnh buồn bã đi bộ về. Cô tới nhà sách, rồi bị móc ví, chẳng còn một xu bắt taxi về. Cô không thiếu bạn để có thể nhờ lúc này. Nhưng trong một buổi tối thứ 7, một cô gái xinh đẹp, có người yêu lại cậy nhờ bạn bè đưa về trong lúc khó khăn, chúng bạn hẳn sẽ đặt câu hỏi: “Anh ấy đâu?”. Mà cái câu hỏi đó, Hạnh cũng muốn được trả lời.

Vậy là Hạnh đi bộ 7 cây về nhà. Gió mùa hè chọc ghẹo, thi thoảng lại thổi khe khẽ chiếc váy bằng voan mỏng của cô. Nhưng đôi giày 7 phân thì không hiền lành như thế. Nó làm chân cô đau.

Có lẽ anh lại bận đi tiếp khách cho công ty, hoặc là đang kí một bản hợp đồng nào đó, cũng có thể anh đang tập trung hoàn thành nốt cái thiết kế quan trọng…Quá nhiều chuyện khiến anh phải tập trung, mà chúng đều là những lí do để anh tắt máy.

Hạnh đã từng cãi nhau nảy lửa với Nam về điều đó. Nhưng câu trả lời của Nam làm cô chẳng thế nói gì thêm được nữa. “Anh là con người của công việc, cái công ty đó cần anh, cần anh tuyệt đối, nhất là trong những giờ phút quan trọng. Anh không thể vừa kí hợp đồng vừa nhận tin nhắn, càng không thể đang tiếp khách mà nghe điện thoại”. Hạnh đã cười chua chát với chính mình: “Phải rồi, mọi việc đều cần có anh, còn em?”.

Những lần hai đứa cãi nhau, anh luôn là người tắt máy. Có lẽ anh quá bận để không còn muốn nghe những lời phàn nàn của cô. Thường khi cãi nhau, chỉ có con gái giận hờn, tắt đi không nghe máy, để người con trai phải tìm đến tận nơi làm lành…

Anh để chế độ báo cuộc gọi đến khi tắt máy nên Hạnh gọi bao nhiêu lần anh đều biết. Sau mỗi lúc bận, khi có thể, bật máy lên là anh điện thoại cho cô ngay lập tức, hỏi thăm cô đủ chuyện. Có lần cô hờn trách: “Một ngày nào đó, em hấp hối, gọi anh về nhưng chẳng được, khi anh có thể nghe điện thoại mà về với em, em đã chẳng còn sống nữa”.

Hạnh chưa bao giờ tắt máy điện thoại mặc dù cô có thể làm thế để anh cũng phải trải qua cảm giác khó chịu khi không liên lạc được với người yêu. Nhưng tình yêu của cô lớn hơn sự ích kỉ đó. Cô luôn muốn là người lắng nghe anh khi anh cần cô. Dù bất kể đó là lúc nào.

“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”.

Nam thấy lạ. Chưa bao giờ anh phải nghe những âm thanh đó từ số điện thoại của Hạnh. Anh bấm thử nhiều lần, không hề có sự thay đổi nào. Anh bắt đầu lo lắng. Nam phóng tới nhà Hạnh. Căn nhà đóng cửa im ỉm, không có bóng dáng ai. Nam muốn điện thoại cho người bạn nào đó của Hạnh để hỏi xem điều gì đã xảy ra, nhưng thật tệ, ngay cả thời gian nghe điện thoại từ người yêu mình anh còn chẳng có, làm sao anh biết nổi một số điện nào của bạn cô.

Nam đứng trước cổng nhà Hạnh, như một kẻ mất phương hướng, tay vẫn không ngừng bấm nút gọi. Anh cứ hi vọng, một cơ may nào đó, Hạnh bật máy và anh có thể nghe được câu nói thân thương: “Anh à, em đây…”. Nhưng chẳng có gì cả.

Bác hàng xóm nhìn anh đứng đó chạy sang: “Sao cậu còn ở đây? Hạnh nó bị tai nạn từ tối qua, khoảng 9 rưỡi. Chẳng hiểu đi đâu một mình… nghe nói nguy kịch lắm…”

Nam nhìn lại nhật kí cuộc gọi, 4 cuộc gọi nhỡ của Hạnh lúc 9h15. Nước mắt anh chảy dài, Hạnh đã rất cần anh, vậy mà anh…

Nam phóng xe vào viện, suốt đường đi, câu nói của Hạnh vang vang trong đầu: “Khi anh có thể nghe điện thoại mà về với em, có lẽ em đã chẳng còn sống nữa…”.
 
V

vjtkon1998

CHỈ CẦN 5 PHÚT THÔI , TÔI HỨA BẠN SẼ PHẢI KHÓC

1. Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn chỉ có hai nhà có em bé. Một nhà nếu không trốn đi vùng khác thì bị phạt tiền, mỗi nó đường đường chính chính oe oe chào đời làm con cưng. Không phải vì nhà nó có quyền có thế mà là vì anh trai nó vốn mang bệnh não bẩm sinh, dân gian gọi là bệnh đần.
Mẹ nó cầm cây roi trên tay dọa anh nó: "Vĩnh viễn không được lại gần em nghe chưa". Vì sợ anh làm hại nó nên mẹ cấm anh vào phòng của nó. Đến nỗi ăn cơm cũng bắt anh ấy ăn một mình trong căn phòng nhỏ. Anh hay lén lút ngồi xổm bên ngoài khung cửa sổ nhìn trộm nó, thấy em trai là anh sung sướng cười, nước bọt theo khóe miệng chảy xuống...

Thật tình lúc nhỏ anh trai cũng được cưng lắm, đến khi những đứa trẻ cùng tuổi tập nói tập đi thì anh nó vẫn ngốc dại, không mở miệng nói được từ nào. Khám bệnh xong mới biết anh nó bị bệnh não bẩm sinh. Ông bà nội trút hết thất vọng và uất ức lên đầu bố mẹ nó, mẹ nó đem hết oan ức đổ lên đầu anh nó, hễ gặp một chuyện nhỏ là anh nó phải chịu một trận mưa roi.
Có lúc mẹ ôm nó phơi nắng trong vườn, anh nó cẩn thận mon men đến gần, thích quá anh đưa tay sờ lên má nó. Mẹ nó như sợ một bệnh dịch gì vội bồng nó đi chỗ khác, mắng nhiếc anh nó: "Không được lại gần em, mày muốn truyền bệnh cho em à?".
đọc tiếp tại
 
V

vjtkon1998

[Truyện ngắn về BỐ] - Luôn được rất nhiều người đón đọc

CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC ĐỀN ƠN BỐ

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 5 chị em, quê hương tôi ở vùng nghèo nhất nước việt nam, Hà Giang. Nhà nghèo, không chịu được cảnh khổ, mẹ đã bỏ đi, để lại cho bố tôi năm đứa con thơ dại. Bố tôi lại là thương binh 4/4 mất sức lao động. Ngày đó chị hai tôi mới học lớp bảy đã phải nghỉ học để giúp bố nuôi các em thơ.

Từ nhỏ vì là con trai út nên tôi được bố chiều, được bố yêu thương. Có lẽ do thiếu thốn tình cảm của mẹ mà tôi cứ quấn quýt bên bố. Tôi còn nhớ học lớp 5 mà vẫn sờ ti… Những lúc nằm ngủ với bố, bố ôm tôi vào lòng và căn dặn lớn lên phải sống làm sao có ích, đừng để bố phải thất vọng về con.

Ngày tháng trôi qua tôi cũng bước vào năm học, vậy là gánh nặng lại đè lên vai bố. Nhà phải ăn cơm độn nhưng bố không cho ai nghỉ học giữa chừng. Bố nói trước bố thèm học lắm nhưng ông bà không cho học vì nghĩ “học cũng ăn, không học cũng ăn, vậy học làm gì”, nên đến lượt mình bố không cho ai nghỉ học hết. Nhưng các chị tôi thương bố nên đều bỏ học và lấy chồng. Còn tôi, bố nói con là đứa con mà bố đặt hi vọng nhiều nhất, con hãy cố gắng học để có tương lai, đừng như bố.

Tôi đã làm theo và cũng trải qua quãng sinh viên từ những đồng lương ít ỏi của bố, từ tiền thương binh được nhà nước cho hàng tháng. Tôi không hề biết ở nhà bố đang mắc bệnh ung thư phổi, không có thuốc chữa. Tôi chỉ muốn kiếm tiền, mong tìm được việc tại Hà Nội, nên khi học xong tôi đã không về.

Cuộc sống mỉm cười với tôi khi tôi được nhận vào làm kỹ thuật viên tại một công ty điện tử, với mức lương 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Tôi đã báo tin mừng cho bố, nói lúc đó con sẽ giúp đỡ bố. Bố tôi cười trong hạnh phúc.

Ngày tôi hạnh phúc vì được lấy lương cũng là ngày tôi nhận được điện thoại của chị. “Em về ngay đi bố yếu lắm rồi”, chị nói trong tiếng khóc. Vội vàng tôi bắt xe về quê, đến nhà đã có rất nhiều hàng xóm bên giường bố. Tôi không kìm được nước mắt khi thân thể bố chỉ còn là da bọc xương. Hơi thở yếu nhưng bố vẫn còn tỉnh táo và nhận ra tôi, lúc đó tôi chỉ biết khóc.

Tôi bón cho bố được hai miếng cháo, bố nhìn tôi và hỏi. “Con định lấy vợ ở đâu?”. Có lẽ biết mình không qua được nữa, bố hỏi vậy để yên tâm ra đi. Tôi nghẹn ngào nói “Con lấy vợ ở quê còn nuôi bố nữa. Bố cố gắng lên”. Sau lời nói đó bố đã ra đi trên vòng tay của tôi, lúc đó tôi chỉ còn biết gào thật to…

Cả cuộc đời bố có rất nhiều việc thật cao cả, chống Mỹ cứu nước được nhà nước công nhận dũng sỹ diệt Mỹ, đã sinh thành và nuôi 5 đứa con, lo cho con ăn học dù nhà nghèo. Vậy mà, cuối cùng tôi đã không lo được cho bố dù một ngày, điều mà tôi không bao giờ thực hiện được đó là đền ơn bố.
 
V

vjtkon1998

‎[Truyện Ngắn Cảm Động] - Một tác phẩm kinh điển

CON CHÓ VÀ NGƯỜI ĂN MÀY

Chuyện kể rằng trên cây cầu trong ngôi thành nọ có một người hành khất. Ông ta không biết kéo đàn, cũng không biết hát, thậm chí còn chẳng biết viết ra cảnh ngộ bi thảm của mình lên giấy, rải xuống đất để mong nhận sự thương xót của khách qua lại.

Mỗi ngày, ông chỉ biết ngồi chồm hỗm dựa vào thành cầu, co ro rúc mặt vào trong đầu gối, bên cạnh đôi chân gày gò để một cái bát mẻ cũ kỹ. May mà người qua lại chiếc cầu rất đông, thi thoảng cũng có người đem vài đồng bạc lẻ vứt vào trong bát.

Khi đêm đến, người hành khất sẽ trở về chỗ trú ngụ của ông – một cái vườn rau ở ngoại ô, bị bỏ hoang đã lâu. Một hàng rào xiêu vẹo bao lấy vườn rau bỏ hoang, bên trong có một túp lều nát, người hành khất già đã lánh rét ở đó được mấy mùa đông lạnh giá. Trong vườn rau còn có một miệng giếng khô, bên giếng có một gốc cây già.

Gió mùa đông bắc ùa về, thành phố đón trận tuyết đầu tiên của mùa đông. Người trên cầu thưa thớt hẳn đi, lão hành khất đang định sẽ về nghỉ, bỗng từ đâu chạy tới một con chó nhỏ. Con chó bị lạnh tới nỗi run lên từng chập, trõ mõm hít hít cái bát sứt của người ăn mày, thì ra là vì đêm hôm trước ông đã dùng cái bát này để thức ăn. Lão hành khất trong lòng thương xót, liền lấy trong người ra một chiếc bánh bao, khẽ khàng bỏ vào trong bát.

Con chó nhỏ ngước lên nhìn ông hồi lâu, như thể cảm động lắm, rồi gục mặt vào bát ăn lấy ăn để.

Người ăn mày mang con chó về “nhà” của mình, từ đó người chó quấn quít không rời. Con chó rất thông minh, hễ đói là biết ngoạm cái bát chạy nhắng quanh chủ đòi ăn. Những người đi qua nhìn thấy thế rất ngạc nhiên thích thú, liền thi nhau ném tiền vào trong bát.

Người ăn mày phát hiện ra đây là cơ hội lớn, liền huấn luyện cho con chó.

Qua một thời gian, nó đã biết đứng bằng hai chân sau, ngoạm bát xin ăn nhảy tới nhảy lui trước mặt những người qua đường. Vậy là người ăn mày lại càng thu được nhiều tiền thêm.

Người ăn mày bỗng dưng “ phát tài”, liền lấy tiền đi đánh xổ số. Thật là nằm mơ cũng không tưởng được vận số ông lại tốt đến vậy, không lâu sau ông trúng giải độc đắc.

Cứ như là số mệnh vậy. Người ăn mày mua lại vườn rau bỏ hoang, rồi từ mảnh đất đó xây lên một ngôi nhà lộng lẫy, nhưng ông vẫn giữ lại túp lều nát, miệng giếng khô cùng gốc cây già và nếp hàng rào lưa thưa ngày nào ở vườn sau khu nhà mình.

Trong phòng của người ăn mày bày biện đầy những đồ xa xỉ, ông bỗng chốc mê mẩn việc sưu tầm đồ cổ, thích cung phụng những mỹ nhân chân dài, lại càng thích ánh mắt kinh ngạc, ngưỡng mộ của mọi người khi ông rút trong túi ra cả xập tiền lớn.

“ Quý ngài ăn mày” bắt đầu đi gặp gỡ giới thượng lưu, dĩ nhiên lúc nào ông cũng mang theo con chó nhỏ của mình. Các bà mệnh phụ ra sức ủng hộ nhiệt liệt quí ông ăn chơi mạnh tay này, và dĩ nhiên chẳng ai biết xuất thân ông ra sao.

Điều duy nhất làm cho “ quý ngài ăn mày” cảm thấy khó xử chính là chú chó nhỏ, bởi những người thượng lưu khác đều nuôi những con chó giống quý, thuần chủng kia!

Cho tới một hôm, con chó con bướng bỉnh của ông cắn rách tai một con chó cái giống quí, ngay giữa bữa tiệc. Chủ nhân con chó nổi trận lôi đình, làm cho ngài ăn mày cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương nghiêm trọng.

Về tới nhà, ông lạnh lùng mang con chó ra vườn sau, cạnh cái giếng cũ. Sau đó cho nó vào một chiếc lồng gỗ, buộc vào một sợi dây thừng dài và thả xuống cái giếng khô.

Người ăn mày quyết tâm giết chết con chó, giống như tiêu diệt hoàn toàn cái quá khứ khốn khổ vẫn ám ảnh ông ta.

Từ đó, bên cạnh người hành khất thiếu đi con chó nhỏ trung thành, ông ta có thể thoải mái một mình đi gặp các cô em phục vụ dễ thương ở quán rượu, hoặc đi dự những bữa tiệc thượng lưu xa hoa.

May mà dù thế nào ông cũng không quên mỗi ngày thả xuống giếng vài miếng thịt, vì tiếng sủa của con chó cho ông biết rằng người bạn ngày khốn khó xưa kia vẫn còn sống.

Chớp mắt hơn một tháng trôi qua, người hành khất ngược lại cảm thấy không hề vui vẻ, chó nhỏ đi rồi, bạn bè quý tộc của ông ta cũng không hề nhiều hơn, vả lại có một hôm, nhằm lúc ông uống rượu say lướt khướt, đã buột miệng để lộ ra cái thân phận thấp hèn ngày xưa.

Lũ người kia bỗng chốc chế nhạo và quay mặt lạnh nhạt với ông ta. Người ăn mày cuối cùng hiểu ra rằng, trên đời này chỉ có chú chó nhỏ đã từng trải qua hoạn nạn với mình mới là người bạn chân chính nhất. Thế mà ông nỡ vứt nó xuống dưới giếng khô.

Người ăn mày chạy thật mau đến bên giếng, thả cái cũi gỗ xuống. Nhưng chó con chỉ đi quanh cái lồng gỗ mà không dám nhảy vào trong.

Người ăn mày chạy đi tìm một cái dây to, một đầu cột vào gốc cây, tự mình trèo xuống đáy giếng cứu chó con. Giếng rất sâu, nhưng ông không sợ hãi chút nào. Đáy giếng tối om om, lại bốc lên mùi thum thủm, ông vội cắp con chó rồi trèo lên. Chó con chẳng hề oán trách chủ mình, vui mừng liếm mặt người chủ lâu ngày mới gặp lại.

Bác sỹ giỏi nhất trong thành cũng không thể trị nổi bệnh của chó nhỏ. Người hành khất vì muốn bù đắp lỗi lầm của mình, mỗi ngày đều cho nó đồ ăn ngon nhất, đi đâu cũng dắt theo.

Con chó nhỏ vui lắm, lúc lắc cái đuôi nhỏ, nhưng đầu nó chỉ có thể quay nhìn đằng sau, đôi mắt lúc nào cũng ngước nhìn trời cao.

Người ăn mày mang chó nhỏ đi khắp mọi ngõ ngách trong thành phố, ông cầm tiền bỏ vào tân tay những người hành khất khác. Thấy những người ấy cảm kích cầm tiền của mình, ông cảm thấy thật là mãn nguyện.

Rồi ông bắt đầu có dự định mới, ông báo cho những người ăn mày trong cả thành tới nhà ông lĩnh tiền.

Tin tức truyền đi rất nhanh, đội ngũ ăn mày tới lĩnh tiền càng lúc càng đông. Những người được tiền rồi dùng mọi lời lẽ hoa mỹ nhất trên đời để tán tụng ông, khiến ông hưng phấn khôn tả.

Đài truyền hình tới, bản tin buổi tối cũng có phóng sự nói về ông.

Ngày thứ hai, mọi người như nước thủy triều xông tới nhà ông, có những người chẳng phải ăn mày cũng gia nhập vào đội quân lĩnh tiền.

Người hành khất cứ chìm đắm trong cảm giác vinh dự vui sướng, ngày nào cũng bận rộn chạy qua chạy lại giữa ngân hàng và nhà mình.

Cho đến một hôm, ngân hàng báo cho ông biết tiền trong tài khoản đã hết, ông đành phải nói với hàng dài những người xếp hàng rằng : Hết tiền để phát mất rồi!

Đám người xếp hàng lập tức biến thành một đoàn hỗn loạn.

Chúng bắt đầu mắng chửi : “ Đồ ti tiện!” “Sao đến lượt tao lại không phát nữa!” “ Dạy cho nó một bài học!”.

Bọn chúng xông vào nhà ông, ném gạch tới tấp làm vỡ hết cửa sổ. Ông chốt cửa nhà lại, nhưng cũng sắp bị đám người xô đổ đến nơi rồi.

Sợ quá, ông chạy ra vườn sau. Trông thấy sợi dây thừng còn buộc bên miệng giếng, ông vội vã leo xuống. Lúc sắp xuống tới đáy giếng, bất ngờ đầu dây thừng buộc ở miệng giếng bị rơi ra, người hành khất cùng sợi dây vẫn nắm chắc trong tay rơi xuống đáy giếng tối om.

Cảnh sát mất rất nhiều công sức mới giải tán được đám người hung hãn, nhưng ngôi nhà gần như đã biến thành một bãi hoang tàn, những thứ có thể lấy được, người ta đều cướp đi hết.

Thời gian mỗi ngày một qua đi, người ăn mày chỉ đành trú lại ở đáy giếng vừa tối vừa lạnh, ông ta ngóc mặt lên gào với trời, với trăng, chẳng ai nghe thấy.

Chó con mỗi ngày chạy đi khắp nơi kiếm thức ăn ném xuống giếng, lúc thì là chiếc bánh bao đã mốc meo, khi thì miếng xương đã biến mùi. Chó con kiếm thức ăn rất khó khăn, vì đầu nó chỉ có thể nhìn ngược đằng sau.

Không làm thế nào được, nó chỉ biết nằm dài ra mà hít hà dưới đất, vớ được miếng thịt hỏng hay gì đó là ngóc dậy chạy về miệng giếng khô ngay.

Có một lần, chó con còn vứt xuống cả xác một con mèo chết.

Chớp mắt hơn một tháng trôi qua, chó con thậm chí còn không để dành thức ăn cho bản thân, người nó gầy chỉ còn da bọc xương, thế rồi nó yếu đến mức sức lực để đi cũng không còn.

Người ăn mày ngày nào cũng gào thét khản cả cổ, chẳng có ai tới cứu ông ta.

Vài ngày liên tiếp chó con không thả đồ ăn xuống nữa, người ăn mày không biết con chó đã xảy chuyện gì. Ông đau đáu nhìn lên mảnh trời hình tròn nhỏ bé trên miệng giếng, biết rằng mình sắp chết.

Một buổi sớm, những tiếng người nói chuyện rầm rì trên miệng giếng đánh thức người hành khất khỏi cơn mê sảng, ông thu hết chút sức tàn hô lên một tiếng.

Ông được mọi người dùng dây thừng đưa lên, ánh sáng mặt trời chói lọi làm ông không mở nổi mắt. Mọi người săm soi người đàn ông lem luốc hôi thối trước mặt :

“ Nếu không phải thấy có xác con chó con chết ở miệng giếng này, thì chẳng có ai nghe được tiếng kêu của ông.”…
 
V

vjtkon1998

[Truyện Ngắn: Những lần mẹ nói dối]

Thuở nhỏ, gia đình cậu rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi cơm đủ ăn, mẹ lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo:

-Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói! – Lần nói dối đầu tiên của Mẹ.Mẹ rất đau khổ khi phải nối dối với con.

Khi cậu lớn dần lên, người mẹ tảo tần tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô mò thêm ít cua, ốc về cho con. Món canh cua đồng thật ngon. Khi các con xì xụp ăn, mẹ ngồi một bên rệu rã với chút rau khoai luộc. Khi cậu đưa bát để xin thêm ít cơm, mẹ húp nốt những mạnh cặn canh cuối cùng. Cậu xót xa, liền lấy chén canh đổ vào bát mẹ. Mẹ không ăn, lại chan trả về bát cậu. Mẹ bảo:

-Mẹ không thích ăn cua, chỉ vì không muốn cơm mới bị lẫn với chỗ canh thừa – Lần thứ hai Mẹ nói dối!

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối. Một buổi tối đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc, thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu nhợt nhạt. Cậu bé nói:

-Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ chỉ cười:

- Con cứ ngủ đi, mẹ bị mất ngủ nên không buồn ngủ –lần thứ ba Mẹ nói dối!

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, cả đêm trước hì hụi nấu trõ xôi Đỗ, để sáng dậy con ăn như chúng bạn vẫn kháo nhau. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc, mẹ mong ngóng từng khắc phía ngoài phòng thi. Tiếng chuông hết giờ đổ vang. Mẹ dang rộng cánh tay ôm đứa con trai bé nhỏ, trong tay mẹ là bình trà pha sẵn mẹ đã ướp hoa từ độ tuần trước. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà nhỏ bằng thủy tinh nhỏ trong suốt, một trong những thứ tài sản quý giá nhất trong nhà, mời mẹ uống. Mẹ bảo:

-Mẹ đợi con, vừa được bác đứng cạnh mời uống rồi, con uống đi, mẹ không khát – Lần thứ tư Mẹ nói dối!

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, mẹ vừa làm mẹ vừa làm cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá, tần tảo ngày này qua tháng khác. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người gắn bó trước lâu rồi cũng sinh cái tình, huống chi mẹ cảm động trước tình cảm chân thành, chất phác của chú Lý lắm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, để có người san sẻ. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn vậy, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ thì mẹ bảo:

-Các con còn bé, nhỡ phải chịu điều tiếng gì, mà tôi cũng coi chu Lý như là anh em trong nhà cả thôi – Mẹ nói dối lần thứ năm!
Sau khi anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ, nhưng một thân một mình, cũng có tuổi, mẹ mắt đã kém, chân tay cũng còn dẻo dai như trước, việc cũng dần ít đi. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo:

-Các con mới ra đời, cần nhiều khoản chi tiêu, nào có đầy đặn gì. Mà mẹ bây giờ tháng đi chợ cũng có thiếu gì tiền cả. Cứ cầm lấy – Lần thứ sáu mẹ nói dối!

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty chuyên về nghiên cứu. Khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng. Nhưng không hiểu mẹ nghe đâu, rằng công việc của con trai cần sự tập trung cao, chẳng có nhiều thời gian, mà thủ tục mọi thứ sang Mỹ rất tốn kém, phức tạp. Mẹ nghe vậy, nhất quyết từ chối:

-Tao sống ở đây nó quen rồi, tao không đi đâu cả. Dù đêm đêm mẹ ở một mình, mắt mẹ mờ đi vì thương nhớ đứa con trai bé nhỏ của mình đã xa cách bao lâu – Mẹ lại một lần nữa nói dối!

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ đã già và yếu lắm. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ mở mắt, cố gượng thều thào bảo cậu:

-Con đừng lo, mẹ chẳng đau chút nào đâu con…

Và đây là lần nói dối cuối cùng của mẹ!
====
 
V

vjtkon1998

ĐỪNG KHÓC NỮA NHÉ EM !

Anh này.....- Cô gái ngập ngừng nói - Hình như.....em thấy.....dạo này anh có vẻ lạnh lùng với em.....

- Sak....Lắm chuyện. - Chàng trai cắt lời cô gái mà vẫn không thèm quay ra nhìn cô.

Mắt cô gái rưng rưng và rồi hai hàng lệ cháy xuống.......

- Hay.....anh.....anh......đ..ã......có người khác rồi?

Lúc này, chàng trai đứng hẳn dậy, vẫn không quay lại....

- Tôi nghĩ rồi. Tôi tự hỏi tại sao tôi lại thích cô cơ chứ? Cô chẳng có cái gì xứng với tôi cả. Chắc là tôi muốn chơi trội với hội bạn nên mới chọn cô. Nhưng giờ tôi không chịu nổi nữa rồi, cô là một con người chán ngắt, chả thú vị gì cả. Có nói với cô cũng vô ích thôi. Đừng mơ mộng nữa. Thế nhé! Tôi về đây...

Nói rồi chàng trai rảo bước về phía trước. Hết.....Hết cả rồi....Tất cả như sụp đổ trước mặt cô gái.....Rào!!! Một trận mưa ào ào trút xuống. Bước đi giữa cơn mưa buốt giá, xung quanh cô mọi người đang vội vã chạy đi tìm chỗ trú chân. Chỉ có mình cô gái lững thững bước đi. Mọi thứ xung quanh nhoà dần cùng nước mắt của cô gái......

Sáng hôm sau, không ai thấy chàng trai và cô gái ở trường, cũng không biết hai người ở đâu.

Chàng trai tên Quân-đội trưởng đội bóng rổ của trường. Bố là người Hàn, mẹ là người việt Nam nhưng từ bé đã sang Hàn sinh sống, do đó mà hầu như họ hành của Quân đều bên Hàn. Nhưng vì có dự án lớn thực hiện bên Việt Nam và mẹ cũng muốn về thăm quê hương nên Quân được học ở ngôi trường này. Quân là mẫu người lý tưởng của các cô gái trong trường - đẹp trai, học giỏi, nhà giàu - nhưng Quân đã chọn Như Anh, một cô gái rất bình thường.

--Như Anh--

Sau chuyện hôm qua, tôi bị ốm nặng.....Không tin nhắn, không một cú điện thoại.Nếu như trước chắc hẳn Quân đã gọi điện không thì cũng nhắn tin hỏi thăm....

Nhưng giờ đã khác rồi, Quân đã có người khác, Quân không còn thuộc về tôi nữa. Quân nói đúng, nếu đem tôi ra so sánh thì tôi chẳng có điểm nào xứng với Quân cả. Tôi đã luôn tin tưởng vào một tình yêu cổ tích, chuyện tình giữa chàng hoàng tử và cô bé Lọ Lem. Tôi đã mơ một giấc mơ đẹp, một giấc mơ nhiều người ao ước trong một thời gian dài. Thế là quá đủ đối với tôi. Vậy tôi còn đòi hỏi gì nữa ở anh nữa. Tất cả bây giờ chỉ là quá khứ..

Sẽ không có chuyện gì nếu hôm ấy, tôi không phát hiện ra Quân đang ôm một cô gái khác ở sân sau, trước lúc đó, Quân còn tươi cười với tôi và bao tôi ngồi đợi để anh mua đồ ăn về. Khi trở về cangteen, đầu óc tôi choáng váng, bao nhiêu câu hỏi cứ quanh quẩn ở trong đầu. Quân về, vẫn nụ cười ấy, trên tay là một hộp đồ ăn, anh cười như không có chuyện gì xảy ra. Tôi hỏi lý do khiến anh đi mãi mới về thì anh đặt mạnh hộp cơm xuống rồi quát

- Em ăn thì ăn, không ăn thì thôi, hỏi lắm thế! rồi anh đi.

Bắt đầu từ lời nói ấy, tôi đã tự nhủ, anh không còn như lúc trước nữa..Nhưng vì sao tôi vẫn không thể chấp nhận được sự thật rằng anh đã không còn yêu tôi.

Cầm điện thoại trên tay, tôi phân vân không biết có nên nhắn cho anh không nhỉ? Đắn đo một hồi, cuối cùng tôi cũng viết tin. Vừa bấm máy, tôi vừa khóc......

- Anh ak`, anh nói đúng. Em chẳng có gì xứng đánh với anh cả. Có em bên cạnh chỉ làm anh thêm mất mặt. Em quyết định rồi, chúng ta chia tay đi. Vậy là tốt cho cả hai. Chúc anh luôn hạnh phúc và tìm được người xứng đáng với anh.

--------------------------------------------

4 ngày sau, tôi khỏi bệnh và đi học như bình thường. Vừa thấy tôi tới, con bạn ngồi cùng bàn kéo xuống rồi nói:

- Hôm qua, có con bé nào cứ đứng trước cửa lớp mình đợi mày ý.

- Hả?

- Con bé ấy nhỏ tuổi hơn mình tý nhưng xinh lắm, như búp bê ý.

- Ai?

- Kia kìa. - Con bạn hất đầu ra phía cửa.

- Như Anh, có người gặp.Trên bàn đầu

Nhìn ra ngoài cửa lớp, tôi nhận ra ngay. Là cô bé đó, là cô bé mà Quân đã ôm vào trưa "hôm ấy". Công nhận, cô bé ấy xinh thật. Thảo nào Quân....Tôi bối rối, không biết có nên ra không.

"Dù sao mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi, đằng nào cũng thế. Thà đối mặt với sự thật còn hơn là sống trong đau khổ."

Nghĩ rồi, tôi đứng dậy và bước ra ngoài. Cô bé nhìn tôi và khẽ mỉm cười - nụ cười này quen thuộc làm sao,khuân mặt có nét thoáng buồn.

- Em tìm chị ak`? Có chuyện gì không? - Tôi hỏi.

Cô bé vẫn nhìn tôi, và rồi.....hai hàng nước mắt lăn dài trên khuân mặt của cô bé. Cô bé vội quay mặt đi. Linh cảm có chuyện gì không hay, tôi giục:

- Em nói đi, có chuyện gì thế.

Cô bé lau nước mắt rồi quay ra nhìn tôi và....cười. Lại nụ cười ấy.

- Em là Linh. Em đến đây muốn đưa chị cái này - Nói rồi cô bé rút ra từ chiếc cặp một quyển sổ - Về nhà chị hẵng đọc, đừng đọc ở đây. Đọc xong chị sẽ hiểu tất cả.

Cô bé đưa quyển sổ cho tôi xong thì chào rồi về luôn. Với cái bản tính tò mò của mình, tôi hé mở quyển sổ. Ngay trang đầu tiên, nét chữ thân thuộc "Diary of Quân kute......". Vội gấp quyển sổ vào, tôi tự hỏi mình có nên đọc không khi mà tôi và Quân vừa chia tay nhau. Nhưng cô bé ấy nói đọc xong thì tôi sẽ hiểu, sẽ biết tất cả. Vậy thì tôi sẽ đọc.......

Chiều, bố mẹ đi làm hết, còn mỗi tôi ở nhà. Lôi quyển sổ từ cặp ra, ngồi lên giường, tôi thở dài và bắt đầu đọc:

Nhật kí, ngày.......tháng........năm.......

Hix, con trai mà viết nhật kí thì nó cứ kì kì thế nào ý. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có mỗi cách này thì mình mới lưu giữ được những kỉ niệm giữa mình và Như Anh chứ . Rồi sau này mình đưa quyển sổ này cho con cái mình và bảo chúng "Đấy, bố mẹ yêu nhau như thế đấy" Hehe.......

(Còn tiếp...ở trang sau.....)
 
Last edited by a moderator:
V

vjtkon1998

* tiếp của câu chuyện trên
Begin my dairy...

Đọc xong trang đầu, tôi khẽ cười. Vì muốn giữ kỉ niệm với tôi mà anh ấy viết nhật ký, làm cái chuyện anh ấy thấy "kì kì" ư? Vậy anh ấy đưa lại cho tôi có ý gì? Muốn từ bỏ tất cả hay muốn tôi giữ mãi những kỷ niệm về anh? Tôi nên vui hay nên buồn đây? Mắt tôi cảm thấy cay cay. Các trang sau đều viết về những ngày chúng tôi đi chơi, hầu như không thiếu một ngày nào. Tôi chỉ đọc lướt qua thật nhanh vì không muốn những kỉ niệm ấy lại ập về........Một trang nhật kí làm tôi để ý. Nó không khác các trang kia, chỉ có điều nó có những vết ố nhỏ nhỏ. Có thể thấy rất nhiều "giọt nước" đã rơi xuống trang này. Nước hay nước mắt? Và rồi tôi khẳng định rằng, đó là nước mắt. Tôi đọc kĩ trang đó......

Nhật kí, ngày..........tháng..........năm........

Thật không thể tin nổi, mình bị bệnh thật sao??? Mình đâu nghĩ rằng những lần chóng mặt và chảy máu mũi khi ở lớp cũng như khi đi chơi với Như Anh lại là triệu chứng của bệnh bạch cầu giai đoạn cuối.........

Tôi giật mình, không thể thế được. Những lần đi chơi với tôi ak`? Tôi vội lật nhanh những trang trước, và đọc cẩn thận chúng. Ngoài những chuyện giữa tôi và Quân, nhiêù chỗ Quân viết về chứng chóng mặt và ra máu cam của mình. Hôm nào triệu chứng ấy cũng xuất hiện. Vậy sao tôi không nhận ra nhỉ? Hay là vì tôi quá vô tâm???

.....Không đi chơi với Như Anh, mẹ mình kéo đi khám tổng thể mỗi và phát hiện ra cái sự thật phũ phàng ấy. Bác sĩ bảo nghi ngờ bệnh mình từ lâu nhưng vì mình lâu không đi khám nên không phát hiện ra sớm, để đến bây giờ là giai đoạn cuối rồi, chắc mình sống không được tháng nữa. Mẹ sau khi biết tin đã ngất lên ngất xuống nhiều lần. Bố thì luôn bên cạnh an ủi mẹ. Nhìn ông mạnh mẽ như vậy, nhưng mình biết, trong lòng ông đang rất đau. Còn mình, mình không sợ chết, mình chỉ lo cho mẹ. Mẹ là người yếu đuối, mình sợ bà không thể chịu đựng được khi tôi tới ngày "định mệnh". Mình lo cho Như Anh. Làm thế nào bây giờ? Không thể để Như Anh dồn hết tình cảm vào một con bệnh sắp chết như minh được.

Phải làm sao đây......Quân! Mày đang khóc ak`? Mày không được khóc. Mày là con trai cơ mà, mày mà còn khóc thì làm sao ******, làm sao Như Anh không đau khổ được chứ. KHÔNG ĐƯỢC KHÓC.....

Nước mắt tôi chảy ra lúc nào không hay. Vậy mà tôi đã trách Quân không quan tâm đến tôi, trong khi đó, Quân bị bệnh nặng mà tôi cũng không biết. Tôi thật là một đứa chẳng ra gì. Tôi là một con tồi......Các trang sau, bệnh tình của Quân tăng lên rõ rệt.....

Nhật kí, ngày.......tháng........năm........

Hẹn Như Anh ra ngoài canteen ăn lại quên mua đồ ăn. Đầu óc mình thật là.....Đành để cho cô ấy đợi vậy, chạy tý ra mua . Mình không thể tin vào mắt mình nữa, Linh về nước rồi, còn đến trường mình lúc nào không hay. Con bé này, về mà cũng chẳng cho anh trai nó biết. Hai đứa ra sân sau nói chuyện. Hỏi ra mới hay, vì biết bệnh của mình mà nó đang học bên Mỹ bỗng phóng về Việt Nam. Khổ thân con bé. Nói chuyện với nó, nó vẫn cười nhưng nhìn qua mình biết là nó đang buồn. Mình là anh nó cơ mà. Nó giống mình cái điểm ấy. Dù chuyện gì xảy ra đi nữa thì vẫn cười. Mình và nó được thừa hưởng sự mạnh mẽ của bố. Vì vậy, bất cứ ai, khi ở bên Linh (hay bên mình cũng thế, hehe) luôn có cảm giác bình yên, an toàn ngay cả lúc buồn. Bất chợt, Linh quay lại ôm mình. Mình đoán không có sai. Nó lại khóc rồi. mỗi lần muốn khóc trước mặt ai, nói đều ôm người ấy để không ai nhìn thấy mặt nó lúc khóc (chắc là xấu lắm nên mới không cho nhìn). Nước mắt nó rơi vào áo mình, làm vậy không cần là người hiểu nó cũng biết tỏng nó đang khóc.

Thương con em gái ngốc nghếch của mình quá đi thôi! Mình chẳng biết làm gì cả, chỉ biết ôm thật chặt nó...Mải "ôm" Linh mình quên mất cái nhiệm vụ của mình, vội giục Linh về và chạy đi mua đồ ăn. Vừa về đến canteen, Như Anh có hỏi mình đã đi đâu mà lâu thế. Đang định giải thích với Như Anh thì cơn chóng mặt của mình lại kéo đến. Không thể để Như Anh biết được. Mình liền đặt hộp thức ăn xuống bàn, mắng Như Anh rồi chạy ngay đi. Quả thật mình không muốn to tiếng với Như Anh một chút nào, nhưng vì tình thế bắt buộc nên mình mới phải làm thế.

Như Anh, Anh xin lỗi......

- Hoá ra đó là em gái của Quân ak`? Vậy là mình đã nghĩ nhầm cho Quân ư.....?

Nhật kí, ngày..........tháng..........năm.......

Đi qua phòng Linh, mình thấy nó khóc ghê quá. Mình biết nó khóc vì lý do gì. Mình không dám vào vì sợ càng làm nó buồn thêm. Không thể làm gì giúp nó, mình chỉ biết đứng tựa lưng vào cửa. Mình là một thằng anh tồi.Mình tự trách mình vì không thể làm gì cho Linh trong những lúc như thế này, đã thế lại làm lỡ việc học tập của nó. Linh ơi! Anh xin lỗi...

Nhật kí, ngày.........thắng.............năm..........

Hôm nay ngồi cạnh Như Anh, mình muốn nói chuyện với cô ấy quá. Đã lâu rồi mình và cô ấy chưa nói chuyện một cách vui vẻ. Nhưng mãi mà mình chả mở mồm ra được. Hai đứa cứ im lặng như vậy. Mình rất sợ, sợ khi cô ấy biết sự thật, sợ khi nhìn vào đôi mắt của cô ấy, mình sẽ không kìm được lòng mà nói ra hết sự thật.....mình quay mặt đi. Mình phải làm cô ấy quên mình.....Cô ấy hỏi mình có phải mình đã có người khác hay không, mình rất muốn nói với cô ấy, mình chỉ có cô ấy mà thôi. Biết cô ấy đang khóc, rất muốn quay lại an ủi, lau nước mắt cho cô ấy...Nhưng mình không thể, mình phải làm cho cô ấy quên mình. Vậy là mình lại làm cái việc ấy, cái việc khiến lòng mình đau thắt.......Mình lại quát mắng cô ấy. Lần này thì hết thật rồi.Mình nói cô ấy không ra gì cả, mình mắng cô ấy thậm tệ.Vậy đấy Quân, mày đã đoạt được mong muốn của mày rồi, sao mày lại buồn? Sao mày lại khóc?

Nhật kí, ngày..........tháng............năm..........

Vừa mới sáng dậy mà mình thấy chóng mặt quá, đầu óc quay cuồn. Đưa tay lên mũi, máu lại chảy. Vào nhà tắm để rửa mặt thì mình ngất lúc nào không hay, chỉ biết khi tỉnh dậy đã ở trong bệnh viện, bên cạnh là mẹ và Linh. Bố đang nói chuyện với bác sĩ, chắc mình chẳng còn sống được mấy hôm nữa đâu. Nhìn mẹ già đi nhiều quá, còn Linh, mắt nó sưng vù lên. Mình biết nó đã khóc rất nhiều. Mình không biết làm gì, chỉ im lặng. Nằm một lúc thì Như Anh nhắn tin đến. Đọc xong tin mình không biết nên khóc hay nên cười nữa. Cô ấy muốn chia tay - đúng ý nguyện của mình, nhưng không đúng với trái tim mình.

Mình rất ghét ở trong bệnh viện. Nơi đâu cũng toàn mùi thuốc, nơi đâu cũng lạnh lẽo. Mình muốn ra ngoài. Còn sống được mấy ngày nữa đâu, sao mình không được sống những ngày còn lại này một cách vui vẻ nhỉ? Mình muốn về nhà, tự nấu cho bố mẹ một bữa, đèo Linh đi ăn vặt, và đưa Như Anh đi ngắm sao. Anh xin lỗi Linh, con xin lỗi bố mẹ. Con là đứa con bất hiếu, không thể sống để phụng dưỡng bố mẹ. Xin lỗi Như Anh, anh không thể thực hiện lời hứa với em được...

Nhật ký, ngày..........tháng.........năm........

Mệt thật đấy. Mình như không còn sức sống nữa. Cái Linh nó ở với mình từ sáng đến tối, không rời một bước. Nếu bước vào đây, chắc mọi người tưởng Linh mới là bệnh nhân mất. Nhìn nó gầy đi hẳn. Mình đã xin bố mẹ mang mình về Hàn an táng và không báo cho bạn bè ở đây biết. Bố mẹ đồng ý rồi......Tự dưng lại nhớ đến Như Anh, không biết cô ấy sao rồi nhỉ. Lại bắt đầu chóng mặt rồi...

Nhật kí, ngày.........tháng............năm.........

Em làm đúng theo lời anh rồi đấy. Em sẽ viết nốt trang cuối này của anh.

Sáng ra, em dậy thì anh vẫn ngủ. Nhìn anh em thương quá. Từ bé đến giờ, chưa bao giờ em thấy anh như thế này. Em bật khóc nhưng rồi lại nín ngay vì sợ làm anh tỉnh giấc. Bố mẹ vào thăm anh, mẹ thì khóc suót, bố thì đứng đỡ mẹ. Ai cũng buồn anh ak`. Anh còn nhớ lúc anh tỉnh dậy em đã đưa gì cho anh không? Đó là món chè mà anh thích nhất đấy, do chính tay em tự làm nhá. Vậy mà anh chưa ăn một miếng nào của em mà đã ra đi. Anh biết em buồn thế nào không? Vừa về đến cửa phòng, khi thấy anh với tấm vải trắng trùm khắp người, cái bát trên tay em rơi xuống vỡ tan. Em không tin anh đã đi. Mẹ ngất, bố phải đưa mẹ sang phòng khác. Chỉ còn mình em với anh. Em ôm anh ngồi khóc suốt đấy, anh có nghe thấy không? Bố mẹ định ngày kia sẽ đưa anh về Hàn sau khi giải quyết ổn thoả chuyện ở đây. Em sẽ đưa quyển sổ này cho chị như đúng lời anh dặn. Anh thấy em có ngoan không nào? Em giận anh đấy! Anh chưa ăn chè của em, anh chưa khen em mà đã đi là sao? Anh thật là..........Nhưng thôi, tha cho anh đó vì anh đang ngủ say. Anh cứ ngủ ngon nhé. Có bố, có mẹ, có em và cả chị Như Anh luôn ở bên anh.

EM GÁI YÊU ANH TRAI NHIỀU LẮM!!!!

Đọc xong cuốn nhật ký, tim tôi thắt lại. Tôi ôm quyển sổ, chạy đến bên bàn, cầm tấm ảnh chụp tôi và Quân, quỳ xuống nhà và khóc. Tôi gào thật to......

- TẠI SAO? TẠI SAO CHỨ? Sao anh không nói với em, em và anh có thể cùng vượt qua mà. Tại sao anh lại giấu em. Anh làm em trở thành một con người vô tâm khi không có bên cạnh anh lúc anh bị bệnh. Anh khiến em hiểu lầm và để cho em nói ra lời chia tay dù em không muốn. Anh thật tàn nhẫn.

Từ quyển sổ rơi ra một tờ giấy. Tôi nhặt nó lên và đọc.........

"Như Anh ak`, lúc em đọc lá thư này thì chắc cũng là lúc anh đang ở trên thiên đường. Ở nơi ấy, anh có thể trở thành một vệ sĩ "vô hình" cho em. Anh sẽ luôn bên cạnh bảo vệ cho em. Vì vậy, em đừng lo, nếu có thằng nào có ý định không tốt với em, anh sẽ xin Ngọc Hoàng ít sét ném cháy thui thằng ấy đi . Chắc em cũng đã biết sự thật. Anh cũng chẳng biết nói gì nhiều, chỉ muốn xin lỗi em vì tất cả những hành vi của anh đối với em trong thời gian qua, xin lỗi vì những vết thương anh gây ra cho em và anh mong em sẽ tìm được hạnh phúc riêng cho mình.

Đừng khóc nhè nữa nhé, trông em lúc ấy chả xinh tý nào. Em cười lúc nào cũng là xinh nhất.

Dù sao đi nữa,....anh vẫn muốn nói:......Anh yêu em ♥
 
V

vjtkon1998

Quà của mẹ

Chị suy đi tính lại mãi. Sinh nhật… ” Sinh nhật là chuyện của những đứa con nhà giàu”. Chị lẩm bẩm thành tiếng: “Nó không thể trách mình được, lo cho bầy con ăn học hàng ngày là một chuyện vất vả lắm rồi. Còn sinh nhật, picnic… Trời ạ!”


Quà của mẹ
Chị thấy tội cho con gái. Mười lăm tuổi, lứa tuổi bạn bè mơ mộng này nọ, thì nó, ngoài giờ học phải khom người bên cái cối xay đậu nành giúp chị, rồi khi chị gánh đậu hũ đi bán thì cơm nước giặt giũ… Tội nghiệp, buổi tối nó xin chị đi học thêm tiếng Anh mà tám ngàn đồng mua quyển sách chị vẫn chưa cho con tiền muạ Tối nào nó cũng mượn sách của bạn về ngồi chép lại bài.

“Nếu mình có tiền… ” Chị thở dài, nỗi ước mơ thường hiện trong tâm trí. Thôi thì lại an ủi con: “Nhà mình nghèo quá, tìm cách khéo khéo từ chối bạn bè nghe con”. Đã bao nhiêu lần nhận được thiệp mời sinh nhật của bạn bè, con chị phải lắc đầu kiếm cớ không đến…

Nhưng tấm thiệp màu hồng chiều nay thật khó xử – ” Đây là lần cuối cùng tao còn gặp gỡ bạn bè. Vài ngày nữa tao theo ba má xuất ngoại. Nhớ đến với tao nghe Thuỳ”.

Nhìn con gái cứ đọc đi đọc lại tấm thiệp rồi cắn môi nhìn đâu đó trên trần nhà, chị lo lắng. “…Con gái lớn… Biết đâu… “

- Đọc cho mẹ nghe cái thiệp viết gì vậy Tèo ?

Thằng Tèo, đang học lớp hai, phồng môi phồng má đánh vần những dòng chữ bay bướm nghiêng nghiêng. Chị nghe xong thở dài !

Nếu một ngày dài ra thêm một buổi thì chị sẽ gánh thêm hàng đi bán . Nếu mình trúng số… Nếu… Nếu… Nhưng chẳng có cái “nếu” nào xảy ra cả. Chị buồn rầu nhìn con lặng lẽ làm công việc thường ngày và vẫn ngoan ngoãn “da” mỗi khi chị gọi.

- Con có dịnh dự tiệc chia tay với bạn không ? – Chị bật hỏi.

- Gần thi rồi, con ở nhà học bài mẹ ạ!

Con chị trả lời thản nhiên nhưng chị thấy nỗi luyến tiếc đầy trong mắt nó.

Chị thấy thương con đến quặn lòng:

- Sang năm mẹ sẽ tổ chức sinh nhật cho con – Chị buột miệng. Vì muốn bù đắp cho con nên chị muốn nói điều gì đó thật đặc biệt mà chị không kịp suy nghĩ.

Thùy kinh ngạc mở to mắt nhìn mẹ.

Cuộc sống dường như có mục đích mới. Chị tằn tiện dè sẻn từng đồng. Chị nhất định cho con có một ngày vui. Mục đích này khiến chị phấn chấn hơn. Chừng như chị đã vượt qua được những lo toan cơm áo hàng ngày để vươn tới một mối quan tâm tốt lành hơn.

Buổi tối, khi các con ngủ say, chị ngồi nhẩm tính đã giành dụm được bao nhiêu. Rồi chị làm một việc rất ư lãng mạn là nhớ ngày sinh của các con. Ngày sinh thằng út là ngày buồn nhất vì anh chết trước đó máy tháng.

Thằng Tèo sinh ra vào một ngày mùa hè, cây phượng ngoài sân bệnh viện sản đỏ rực hoa. Còn Thùy là một ngày giáp Tết, anh chị đã mua sắm cho đứa con đầu lòng bao nhiêu là quần áo thêu xinh xắn… Chị mỉm cười vui vui tưởng tượng đến một ngày sang năm, con của chị mặc một cái áo đầm màu hồng kết thật nhiều ren và những cái nơ xinh xinh cài trên tóc.

Trận sốt xuất huyết của cu út làm tiêu tan số tiền dành dụm của chị . Thùy dường như đã quên lời hứa đột ngột của mẹ, cô bé vẫn làm công việc như thường ngày và dạo này lại còn nghêu ngao hát. Chị lặng im vì biết vậy là thôi rồi. Biết là thôi mà lòng vẫn bứt rứt. Càng gần đến ngày sinh của Thuỳ, chị càng thấy nao nao.

Buổi chiều vào đúng ngày sinh của Thuỳ, chị đặt gánh đậu hũ dưới bóng mát của mái hiên một cửa hàng bán sách. Cô bán hàng gọi một chén đậu hũ.

Trong lúc ngồi chờ cô bán hàng ăn, chị nhìn dãy kệ cao chất bao nhiêu là sách bìa trắng, bìa đỏ, bìa vàng… Đập vào mắt chị là quyển sách quen thuộc mà đêm đêm Thùy mượn bạn bè về ngồi chép lại. Chị không biết chữ nhưng quyển sách quen đến nỗi chị nhận ra ngay – Bìa màu xanh dương, dày khoảng một đốt rưỡi ngón tay và hàng thẳng, chỗ dài, chỗ ngắn chị nhớ rất rõ.

- Quyển sách đó bao nhiêu vậy cổ- Chị rụt rè hỏi.

- Quyển nào hở chị ?

- Dạ đó, quyển có chữ đầu cong cong…

- À! Streamline tập một. Tám ngàn

Chị thò tay nắm cuộn giấy bạc được cột dây thun cẩn thận trong túi. Nó cần quyển sách này từ năm ngoái, thằng út mới đau dậy, tiền thuốc, tiền thầy… Đủ thứ tiền trên đời.

- Cô bán cho tôi quyển đó đi… Rồi cô viết dùm…

-…

- Cô viết dùm tôi… “Mẹ tặng con vào ngày mẹ sinh ra con”- Chị bối rối đến đỏ mặt…

- Viết như thế này hay hơn – Cô bán hàng vui vẻ cầm bút – ” Con yêu quí của mẹ, mẹ tặng con nhân ngày sinh nhật. Mẹ yêu con lắm”.

- Da… cám ơn cô !

- Có cần gói giấy màu thắt nơ không chị ?

Chị ngần ngừ. Cô bán hàng nhìn vẻ phân vân của chị rồi cô nhìn ra gánh đậu hũ bên ngoài, giọng cô dịu dàng:

- Con của chị bao nhiêu tuổi?

- Da… mười sáu

- Tôi tặng chị giấy gói và cái nơ màu tím này.

Cô bán hàng gài cái nơ thật khéo lên gói giấy màu vàng hoa cúc và mỉm cười trao cho chi.

Sợ lũ nhỏ ganh tỵ, chị đợi cho tất cả đi ngủ rồi mới đưa gói quà cho Thuỳ.

- Sao mẹ biết con thích màu tím?- Cô bé thì thầm

- Ừ… màu tím – Chị nhìn cái nơ và thì thầm lập lại. Chị quên mất chính cô bán hàng đã chọn cái nơ màu tím tặng cho chị. Hình như chính chị đã chọn cho con gái. Đúng như vậy !

- A… Mẹ! Thùy kêu lên khi mở gói giấy ra.

- Con cần quyển sách này phải không ?
Thùy mân mê quyển sách và ngước nhìn chị. Hai mẹ con ôm nhau dưới ánh đèn khuya.

Cô bán hàng nhìn cô bé mười sáu tuổi ngập ngừng bước đến:

- Hôm qua mẹ em đẫ mua quyển sách này ở đây phải không chị?

- Hôm qua… Mẹ em là ai? À… Có phải bà bán đậu hũ không ?

- Dạ phải.

- Có chuyện gì vậy?

- Em đã học xong quyển một rồi mà mẹ em không biết nên… Chị đổi dùm em tập hai được không ?

- Nhưng… Mẹ em đã viết vào sách rồi, làm sao tôi bán cho người khác được?

- Viết? – Cô bé mở to mắt – Mẹ em viết?

- Tôi viết dùm. Em không mở sách ra sao?

Cô bé ấp úng:

- Em đã thuộc lòng quyển sách này, vả lại mở ra em sợ dơ khó đổi. Xin lỗi chi… Em không biết mẹ em đã…

Cô bán hàng nhìn theo cô bé đang dợm chân quay ra. Cô suy nghĩ rất nhanh:

- Này cô bé, đưa đây tôi đổi cho.

Cô bé nhìn cô bán hàng rồi cúi lật trang đầu của quyển sách trên taỵ” Con yêu quí của me… “

- Thôi, chi… Em không đổi đâu – Cô bé nhẹ lắc đầu. ánh mắt cô bé đọng lại nơi bàn tay của cô bán hàng đặt trên quầy – Lời yêu thương của mẹ được viết bởi bàn tay này. Trái tim cô bé thổn thức đập.

Cảm thấy bàn tay mình nong nóng, cô bán hàng rụt tay lại. Khả năng giao tiếp linh hoạt thường ngày biến mất, cô lặng im nhìn cô bé ôm quyển sách màu xanh bước đi giữa trời trưa nắng
 
V

vjtkon1998

[Truyện Ngắn: Bàn tay nội]

Năm Nó Hai Tuổi, Bố Mẹ Theo Dân Làng Vào Núi Đào Vàng. Giữa Đường Thì Xe Mất Lái, Lao Xuống Vực. Cả Đoàn Hơn Hai Mươi Người Thì Chết Quá Nửa, Trong Đấy Có Cả Bố Và Mẹ Nó.

Sau đám tang, họ hàng viện đủ lý do để từ chối chăm sóc nó. Bà nội hơn 70 tuổi sang quắp nó về nuôi. Nội tuy già và đãng trí nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Quanh năm nội cầm liềm đi cắt rau muống, rau khoai mang ra chợ bán. Nội cột ở hông cái bao, đi đường thấy giấy vụn chai lọ thì nhặt bỏ vào. Cả làng gọi nội là bà Liểng ve chai.

Hồi còn bé, nó hay hỏi: “Sao tay nội đen thùi lui thế, nội đi rửa tay đi. Cô con kêu tay sạch mới được ăn cơm”. Nội cười không nói gì, ra sau nhà rửa tay, khen nó ngoan biết nghe lời cô giáo. Nó thấy nội nhấc nắp vung lúc cơm đang sôi mà không thấy nóng, lạ lắm tròn mắt hỏi: ”Nội không thấy nóng à, sao nội không lấy miếng giẻ lót vô tay, để con đi lấy cho nội”. Nội xoa đầu, khen nó bé tí đã biết lo cho nội.

Hồi bé, nó hay bị mề đay, mẩn ngứa khắp người. Cứ mỗi đêm nó bị là nội lại thức cả đêm ẵm nó ngồi bên bếp lửa, hơ cái khăn cho nóng để chườm lên những chỗ ngứa cho nó. Một lúc sau thì nó hết ngứa, mệt mỏi ngủ gục trên đôi tay ướp đẫm mồ hôi của nội… Năm học lớp năm, trường có kết quả thi tốt nghiệp tiểu học. Nội đi cắt rau về thì cuốc bộ lên trường xem kết quả cho nó. Lưng nội còng, mắt mũi lại lem nhem nên không chen vào xem cái bảng thông báo. Nội hỏi đám nhóc đứng ở đấy xem hộ. Chúng nó bảo thằng cháu nội đậu rồi, đậu cao nhất trường, rồi cả đám cười hô hố.

Nội tưởng thật nên mừng lắm, đi như chạy về báo cho nó biết. Lúc về nội còn mua một nải chuối và 2 cái bánh tráng, cột vào nhau rồi treo toòng teng ở cổ mang về thưởng cho nó. Nội vừa đi vừa cười, gặp ai quen cũng khoe rối rít, gọi lại bắt chuyện: ”Thằng Tèo nhà tôi nó đậu rồi cô, chú ạ. Năm sau nó lên cấp hai rồi, nó học giỏi lắm”. Ai cũng mừng cho nội. Về đến nhà biết tin nó trượt, nội buồn lắm đi vào buồng. Nội không khóc mà sao chiếc bánh mềm queo.

Năm lớp tám, trường sửa chữa nên nó phải chuyển lên học tạm cơ sở của trường dân tộc nội trú trên huyện, ở ký túc xá. Nó ở liền tù tì ba tháng không về nhà. Lúc nó đánh điện về nhờ bà cô chạy xuống gọi nội, thông báo là mai nó về nhà, trường đã sửa xong. Mãi một lúc sau thì cô gọi lại bảo nó về nhà ngay. Nội nghe bảo có điện của nó thì mừng quá nên lật đật chạy sang nghe, bị xe tông mất ngay đầu ngõ.

Mãi sau này nó lớn, nó mới hiểu tại sao tay nội lại bẩn. Là vì cả đời nội cắt rau khoai, rau muống, lội ruộng lội mương. Nhựa rau bám vào tay, thấm chặt vào da nội, khiến cho nó đen kịt và cáu bẩn.

Mãi sau này nó lớn, nó mới hiểu tại sao nội nó nhấc nắp vung mà không biết nóng. Là vì cả đời nội cầm liềm, cầm cuốc, nhặt mảnh sành mảnh chai, chịu biết bao vết cắt, khiến cho nó trở nên chai sần và thô ráp, nào có biết nóng lạnh là chi đâu. Nó biết được những điều này thì nội đã đi xa lắm rồi, Nội ơi…

[Sưu tầm]
 
V

vjtkon1998

Mẹ ơi, đừng bao giờ gục ngã!

Bố qua đời khi năm nó lên sáu. Mẹ lôi theo 3 chị em nó đi trên đường. Nó cứ túm lấy áo mẹ, trốn vào trong lòng mẹ. Mẹ một tay dắt em gái, một tay ôm em trai, nó thì đứng ở phía trên, tiếng gió thổi qua tai. Cứ như vậy, gia đình nó đã đi ăn xin được 3 năm.

Vào một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy nó phát hiện ra có thứ gì đó khác thường. Nhìn qua tấm chăn rách, nó không nhìn thấy thằng em đâu cả! Mẹ nói em đã được đem cho người khác. Nó khóc, quỳ trước mặt mẹ, xin mẹ hãy tìm em về. Mẹ nước mắt lưng tròng, mặc cho nó cứ lôi, cứ kéo, mẹ chẳng nói lời nào. Từ đó trở đi, nó bắt đầu có tâm sự, lại thêm vết chó cắn, nó lúc nào cũng nhặt đá dưới đất, cầm chặt trong tay.
Năm nó lên cấp 2, một buổi tối thức dậy đi vệ sinh, nó thấy có người nói chuyện ở căn nhà chất cỏ. Nó chầm chậm đi tới, nhìn thấy bên trong là một người đàn ông. Nó đã hiểu ra biết bao việc trên đời này. Nó nghiến răng làm môi bật cả máu.

Mẹ hỏi: “Con làm sao thế?”

“Con không cần mẹ phải quan tâm!” Nó gằn giọng đáp lại

Sau này khi lên cấp 3, rồi thi đại học xong, nó bỗng nghe mẹ nói em gái lấy chồng. Em gái nó được gả cho một người cùng làng vốn có tiếng tăm chẳng tốt đẹp gì. Thế rồi, nó theo người trong làng đi nhặt phế liệu, một tuần không về nhà.

Bốn năm học đại học, nó luôn là sinh viên có thành tích xuất sắc nhất. Nhưng khi về nhà nó chưa từng gọi một tiếng mẹ. Có vẻ như mẹ cũng biết mình đã làm sai chuyện gì, lúc nào nhìn nó cũng với dáng vẻ bảo sao nghe vậy. Nó càng khinh thường mẹ hơn. Đến tận khi có gia đình, có một tổ ấm bé nhỏ ở thành phố, nó vẫn không muốn gặp mẹ một lần.
Có lần mẹ từ quê lên mang theo một bao tải bông vải, mẹ nói mang lên để vợ chồng nó làm chăn bông. Nó bắt đầu thấy động lòng. Ở quê đâu có làm bông vải. Chắc là mẹ lại đến nơi rất xa để nhặt từng bông vải một. Nó bảo mẹ ở lại một đêm. Mẹ xoa tay nói: “Sao thế được, nhà con nhỏ thế này, thôi để mẹ về.”, ánh mắt mẹ thăm dò nhìn nó.

Nó đã có chỗ đứng ổn định ở thành phố, đã tìm được em trai bị thất lạc và em gái nay đã thành người phụ nữ làm nghề nông. Nó đã ổn định cuộc sống cho các em. Mấy anh nó đều không thích mẹ, đều có biết bao điều tủi thân, không công bằng muốn kể. Cuối cùng, khi mẹ nằm trên giường bệnh, chẳng thể ăn nổi hạt cơm nào. Mấy anh em nó túc trực bên mẹ, nhưng cũng chẳng ai tỏ ra đau lòng. Lúc sắp lâm trung, mẹ nói: “Mẹ biết các con rất hận mẹ, nhưng mẹ biết mẹ đang làm gì. Mẹ muốn chu cấp cho anh trai các con, để anh con thay đổi vận mệnh cho gia đình chúng ta, đây là con đường duy nhất cho chúng ta, vì thế có khổ thế nào đi nữa mẹ cũng không kêu than nửa lời.” Mẹ cười, rồi mẹ lại khóc: “Điều đáng tiếc nhất của mẹ là mẹ không được chụp ảnh với cháu, để tất cả những kẻ ức hiếp chúng ta thấy rằng, mẹ, một người phụ nữ nông thôn sống đến tận bây giờ nhưng chưa bao giờ gục ngã.”

Ba anh em nó ôm mẹ khóc: “Mẹ ơi, mẹ đừng bao giờ gục ngã.” Vào khoảnh khắc này, anh em nó đã hiểu sự chu đáo và dũng cảm của mẹ. Đó là tài sản lớn nhất mẹ để lại cho 3 người.







****
 
V

vjtkon1998

Ba đi làm về rất muộn, mãi tới hơn 10h tối tiếng xe của ba mới dừng lại ở cổng. Người ra đón ba không phải là đám con chân dài vai rộng của chúng tôi, mà là mẹ tôi.

***

Tôi nghe mẹ trách yêu:

- Ông biết cả nhà lo lắng lắm không, sao không điện thoại về?

Ba không đáp, dẫn xe nhanh vào rồi mới thở hắt ra một hơi, giọng vừa bực vừa chán:

- Mất cha nó cái điện thoại di động rồi!



Tôi hỏi nhanh:

- Mất cái điện thoại ba hứa cho con hả?

Giờ ông mới nhếch môi cười:

- Cũng may, cái cũ.

Tôi tiu nghỉu:

- Thì cái đó, con định xin cái đó khi ba mua cái mới.

Ba vò đầu tôi:

- Cho con phải cho cái mới sao lại để cho con cái cũ được!

Rồi ông chuyển giọng bực tức:

- Mình vừa móc ra nghe, chỉ mới alo được một tiếng là nó chạy ngang giật cái vèo, nhanh như gió vậy.

Mẹ lo lắng:

- Ở ngoài đường hả, rùi có bị té hay bị gì không?

Ba lắc đầu:

- Cũng may lúc đó tôi dừng lại, tấp xe vào sát lề để nghe, nếu không thì...

Mẹ vẫn cái giọng thường khi:

- Thôi của đi thay người.

Nhưng ba vẫn còn chưa nguôi:

- Chuyện tiếp theo mới làm mất thì giờ. Thằng giật điện thoại của tui bà biết bao nhiêu tuổi không?

Rồi không đợi mẹ hỏi, ba trả lời:

- Mới có 15 hay 16 gì đó.

Mẹ tò mò:

- Sao ông biết rõ vậy?

Ba thở dài

- Nó giật xong, chạy chưa được chục m là tông vào chiếc taxi, bị ngã và vỡ đầu.

Nghe tới đó cả mẹ và tôi đều giật mình:

- Có sao không ông?

Ba buông lỏng một câu:

- Chết rồi!

- Trời ơi!

Đó là tiếng kêu thản thốt của mẹ, giọng mẹ hơi run.

- Rồi.. rồi làm sao?

Giọng ba trùng xuống:

- Lúc mới té nó chưa chết, nhưng chiếc điện thoại mới giật thì văng ra xa, bị một chiếc xe tải chạy tới cán nát ra. Mọi người bu lại đông nghịt, nhưng chẳng ai làm gì giúp nó cả, bởi họ chỉ lo chửi rủa nào là quân ăn cướp, quân lưu manh chết cho đáng đời! Lúc đó tôi quên cả chuyện mất của, gọi ngay chiếc taxi chở nó đi nhà thương.

- Rôi xe ông làm sao?

- Tôi chạy xe theo, trả tiền xe và đưa nó vào phòng cấp cứu. Nhưng chỉ khoảng 30p sau là nó tắt thở.

- Do vậy mà ông về trễ?



Ba gật đầu, nhưng vẻ ủ rũ vẫn còn và hình như nặng nề hơn. Mẹ là người hiểu ba hơn ai hết, nên lại nhỏ nhẹ hỏi:

- Còn có chuyện gì sao?

- Bà có còn nhớ cô Hà, người giúp việc nhà mình hồi mấy năm về trước không?

Câu hỏi bất ngờ của ba làm mẹ cau mày:

- Lại có chuyện gì với cô ấy? Hà là người mà hồi đó ông nghi là người lấy cắp chiếc đồng hồ mà ông bỏ quên ở nhà tắm, rùi ông nhất quyết đuổi cô ấy, mặc dù cô ta khóc lóc, năn nỉ gãy cả lưỡi để xin làm việc trở lại. Và về sau...

Ba tôi tiếp lời bằng giọng ăn năn:

- Sau khi cô ấy nghỉ việc được một tháng thì tôi tìm thấy chiếc đồng hồ rơi kẹt trong cái lavado. Tội nghiệp cô ấy bị nghi oan...

Mẹ tôi chép miệng:

- Chuyện cũ rồi dù gì ông cũng cho cô ấy hai tháng lương.

Tuy nhiên ba tôi chợt ôm đầu, nỗi khổ đau dường như không còn đè nén được nữa:

- Bà có biết thằng giật đồng hồ của tội và bị chết đó là ai không?

Nó là con của cô Hà.

........

P/s: Đời người ai cũng phạm sai lầm hết lần này đến lần khác. Sau mỗi lần phạm sai lầm ta đều tự nhủ ta sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhưng có một bài học mà ta luôn mắc lại sai lầm giống hệt nhau, đó là bài học quá xốc nổi, quá nóng tính. Đó là bài học khiến ta thấy ta đúng là một học sinh tồi, chỉ một bài học mà mãi không bao giờ học thuộc.
 
V

vjtkon1998

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê.
- Soát vé Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra. Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc :
- Ðây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp :
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
- Anh là người tàn tật?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp : - Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh
là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên: Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo: - Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích :
- Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp
sổ tàn tật cho tôi.Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có
tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói :
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy
chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn
tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau
mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ
mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc :
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn
đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về
nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít
để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương
bàn tay cao quý, tha cho tôi. Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu :
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ. Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý :
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi
tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại :
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Ðương nhiên tôi là đàn ông.
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy
chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói :
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là
đàn ông giả?
Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho
Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành :
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem
nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa. Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.
 
V

vjtkon1998

‎[CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG]

BÀ CỤ BÁN RAU

Ăn rau không chú ơi?

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.

- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.

Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

- Rau này bà bán bao nhiêu?

- Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.

Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

- Sao chú mua nhiều thế?

- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

- Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:

- Bà bán rau chết rồi.

- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.

- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.

- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia...

Gã không ngờ.........!
 
Top Bottom