Tuyển sinh ĐH và CĐ

C

congchualolem_b

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bỏ thi ĐH, thí sinh tự quyết 2 môn thi tốt nghiệp

- Kể từ năm 2010, thí sinh đạt 18 điểm sẽ đỗ tốt nghiệp THPT. Kết quả kỳ thi này được lấy để xét tuyển vào ĐH. Trong 6 môn thi, thí sinh được chọn 2 môn. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hàng năm tại các tỉnh.

Những nội dung từ dự thảo Quy chế kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) tham khảo ý kiến lãnh đạo các Sở GD - ĐT phía Nam trong buổi họp diễn ra sáng nay, 27/4.

images1772376_IMG_4746.sua.jpg


Lãnh đạo các Sở GD - ĐT thảo luận xây dựng Quy chế kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Minh Quyên

Thí sinh được lựa chọn môn thi

Trong một số năm đầu, sẽ tổ chức thi 8 môn, gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Những năm sau, có thể thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân… thuộc chương trình THPT.

Việc tổ chức thi nhiều môn để thí sinh lựa chọn theo mục đích riêng (để được công nhận tốt nghiệp THPT, xét vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc để được công nhận tốt nghiệp THPT hoặc để được xét vào đại học, cao đẳng, trung cấp), mở rộng điều kiện để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp xét chọn cho phù hợp với từng ngành đào tạo.


Những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định, trong một số năm đầu được thi môn khác thay thế môn Ngoại ngữ. Việc này, chỉ để công nhận tốt nghiệp
Số môn thi vẫn giữ nguyên là 6, trong đó môn: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ là 3 môn công cụ bắt buộc chung đối với tất cả thí sinh; 1 môn do Bộ quy định hàng năm, 2 môn do thí sinh tự quyết định.

Đề thi: 60% kiến thức cơ bản

Đề thi sẽ có khoảng 60% số điểm, ứng với nội dung cơ bản trong chương trình THPT chuẩn đảm bảo cho những thí sinh có học lực trung bình, nắm được kiến thức cơ bản có thể tốt nghiệp.

Phần còn lại ứng với khoảng 40% số điểm. Phần này có nội dung trong chương trình THPT chuẩn và chương trình THPT nâng cao, đòi hỏi thí sinh làm chủ và vận dụng kiến thức cơ bản ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu phân loại trình độ thí sinh để tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp.


Thí sinh sau buổi thi ĐH năm 2008. Ảnh: Lê Anh Dũng


images1772430_IMG_9638.jpg

Thí sinh sau buổi thi ĐH năm 2008. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, sẽ không chia cơ học các câu hỏi thành 2 phần riêng biệt trong đề thi.

Đối với môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ .hình thức thi được giữ ổn định như từ năm 2007 là thi trắc nghiệm. Các môn khác thi tự luận.

Sau năm 2011, sẽ có tổng kết và lộ trình phù hợp về hình thức đề thi cho từng môn.

18 điểm là đạt tốt nghiệp

Về đánh giá kết quả thi, thang điểm bài thi là 10 điểm, trong đó, 6 điểm tương ứng với 60% của "nội dung cơ bản trong chương trình THPT chuẩn".

Thí sinh đạt 18 điểm trở lên và không bị điểm liệt (điểm 0) được xét đạt tốt nghiệp (18 điểm là 50% của 36 điểm đối với 6 môn thi – phần để công nhận tốt nghiệp).

Loại trung bình ứng với 18 đến 32 điểm, loại khá là trên 32 điểm đến 46 điểm, loại giỏi trên 46 điểm.

Thí sinh không đủ điều kiện dự thi, nhưng không dự thi hoặc không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục hoặc giáo dục thường xuyên.

Thí sinh dự thi nhưng không được công nhận tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ từng môn và được bảo lưu những môn có điểm từ 5 trở lên trong vòng 3 năm. Trong thời gian đó, thí sinh có thể thi những môn còn lại để được công nhận tốt nghiệp, nếu thi đạt.

Việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ chuyển từ khối thi (A, B, C, D) sang tuyển sinh theo môn thi.

Minh Quyên


Theo: http://vietnamnet.vn
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Để tham khảo điểm chuẩn của một số trường ĐH, CĐ năm học 2007 - 2008, clik vào
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) vừa quyết định thành lập 64 đoàn thanh tra thi, giám sát in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2009 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng.

Theo quyết định này, Bộ GD - ĐT uỷ quyền cho các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng cử cán bộ, giảng viên tham gia thanh tra thi, giám sát công tác in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2009.

Hà Nội là địa phương có số hội đồng thi nhiều nhất trong cả nước với 197 hội đồng, huy động 709 cán bộ làm nhiệm vụ.

Ở TP.HCM, có 104 hội đồng thi với 459 cán bộ tham gia; Thanh Hoá có 124 hội đồng thi, 444 cán bộ được điều động....

Trưởng đoàn công tác chịu trách nhiệm phân công các thành viên làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát, coi thi, phúc khảo, làm việc tại Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Hội đồng in sao đề thi, các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi và Hội đồng phúc khảo
.

Theo Mạng giáo dục (www.moet.gov.vn)
 
C

congchualolem_b

chia sẽ kinh nghiệm cùng thủ khoa - cùng học hỏi để làm tốt bài thi

Lớn lên trong một gia đình nghèo ở Lương Tài (Bắc Ninh), trong suốt 3 năm học tại khối chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Huy và bố đã sống bằng việc bán dầu rửa bát cho các quán ăn, quán rửa xe... ở Hà Nội.

images1774631_huy.JPG


Huy chuẩn bị dầu rửa bát để bố đi giao hàng.

Với điểm số 30/30, thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Huy được nhiều người biết đến với tên gọi "thủ khoa rửa bát". Huy đã chia sẻ với các thí sinh những kinh nghiệm ôn thi đại học của mình.

Học đâu, chắc đấy

Với kinh nghiệm của Huy, thì khi học phần nào, nên cố gắng nắm chắc phần đấy.

Bên cạnh đó, không chỉ học ở nhà, mình còn hỏi thêm thầy cô và tham khảo bạn bè. Theo mình, học nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn. Bởi không chỉ học, cả nhóm còn có thể chia sẻ với nhau, tạo tâm lý thoải mái hơn trong quá trình ôn tập.

Với môn Toán - môn thi đầu tiên, “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, làm tốt môn này sẽ giúp mình có tâm lý tốt cho những môn thi tiếp theo. Đề thi môn Toán thường rất đa dạng và nhiều biến tấu, nhưng một điều thuận lợi là cấu trúc đề thi nhiều năm về cơ bản là giống nhau. Vì vậy, nếu có sự chuẩn bị chu đáo, sẽ có khả năng đạt điểm cao ở môn học này.

Với môn Vật lý, việc nhớ các dạng bài và công thức là rất quan trọng. Khi ôn thi, nên chia từng chương trong SGK thành nhiều vấn đề nhỏ. Khi mình học lớp 12, cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy giáo chia một chương thành 17 phần nhỏ. Nhưng sau này, mình lại thấy rất hữu ích, bởi với cách học đó, mình sẽ nhớ rất lâu.

Trong quá trình ôn tập cả 3 môn Toán, Lý, Hoá, đều nên làm thật nhiều dạng đề thi. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng làm đề thi thì sẽ rất chán và căng thẳng. Vì vậy, mình có thể chỉ chọn một vài câu trong đề để làm, chứ không nhất thiết phải làm tất cả.

Thời gian từ giờ đến lúc thi khó có thể tạo nên sự đột phá. Do đó, nên có tâm lý thoải mái. Rất buồn cười là mình có thể học kể cả khi vào trong toilet..., bởi tâm lý thoải mái, học sẽ rất "vào".

Theo mình, ôn lại kiến thức thật chắc đã đủ giúp các bạn thành công trong kì thi đại học rồi.

Thi thử... đừng "run"

Tâm lý khi vào phòng thi cũng là yếu tố rất quan trọng. Một phòng thi tới 70 người im phăng phắc, không ai nói gì, rất dễ khiến mình hồi hộp lo lắng.

Tốt nhất là lúc thi thử, phải thi thật nghiêm túc. Trong lúc làm bài thi, không nói chuyện hay mong sự trợ giúp nào cả, như vậy, đến lúc thi thật, các bạn sẽ thấy bình tĩnh và tự tin hơn.

Bên cạnh đó, khi thi thử mình cần lưu ý chọn những nơi có uy tín, ra sát đề. Vì có những nơi ra đề quá khó, hay quá dễ thì sẽ làm mất tác dụng của việc thi thử.

Hơn nữa, nếu thi thử mà đạt điểm thấp thì cũng không nên lo lắng quá. Mình thi thử lần 1 được 21,5 điểm; lần 2 được 25 điểm; lần 3 được 26,5 điểm nhưng đến lần 4 chỉ đạt 23 điểm.

Cùng khoá với mình ngày ấy, có bạn thi lần nào cũng dẫn đầu, nhưng mình không nên "run" quá. Vì điều quan trọng là mình có thi hết khả năng của mình không? Nếu kết quả thi thấp hoặc cao hơn 1 điểm so với khả năng của mình thì đã khá "ổn" rồi.

Trong quá trình thi, nếu mình làm được bài 1 thì sẽ có tâm lý tốt để làm bài 2. Do vậy, nên xem lướt qua tất cả một lượt và làm 60% bài dễ trước.

Khi làm xong bài, nếu soát lại từng bài một thì sẽ mất thời gian và chưa chắc đã hiệu quả. Kinh nghiệm của mình là làm xong bài nào soát lại bài ấy. Nếu thấy mình làm chắc chắn rồi thì bỏ qua, còn nếu thấy băn khoăn thì sẽ đánh dấu nhỏ cạnh đó (chẳng hạn dấu hoa thị). Khi làm xong tất cả các câu hỏi, mình sẽ kiểm tra lại những bài có đánh dấu đó.

Nhiều bạn và phụ huynh thường lo lắng về việc gian lận trong thi cử, người khác xem bài của mình... Nhưng mình thì thấy yên tâm, vì kì thi diễn ra rất nghiêm túc. Bạn nào băn khoăn thì có thể úp giấy xuống khi làm xong bài.

Nguyễn Hằng (ghi)
 
C

congchualolem_b

Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT và luyện thi ĐH & CĐ năm 2009, hãy clik vào đây
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Vâng chị ạ, em đã sửa lại rồi ạ, đúng là có chút nhầm lẫn thật, ai đời clik lại có những 2 cái http:// cơ chứ ^^
 
C

congchualolem_b

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009: Thí sinh đăng ký dự thi giảm



Thí sinh ĐKDT giảm, dẫn đến tỷ lệ chọi năm nay sẽ giảm - ảnh: Ngọc Thắng
Hôm qua 5.5, các tỉnh thành phía Bắc đã thực hiện bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh (TS) năm 2009 cho các trường ĐH-CĐ. Số liệu ban đầu cho thấy xu hướng chọn ngành nghề của TS đã có nhiều thay đổi.
Đa số các tỉnh cho biết, năm nay số hồ sơ (HS) đăng ký dự thi của TS giảm hơn so với năm trước, trong đó Thanh Hóa giảm khoảng 15.000 HS; Hải Dương giảm khoảng 10.000 HS; Thái Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên giảm khoảng 3.000 HS, Nam Định giảm 2.500 HS; Quảng Ninh, Lào Cai giảm khoảng 2.000 HS... Theo đánh giá của các sở GD-ĐT, có hai nguyên nhân khiến TS đăng ký dự thi giảm. Thứ nhất do số TS tự do ĐKDT ít hơn, có thể do ngại phải ôn tập thêm phần kiến thức mới mà chương trình cũ không có. Thứ hai, do số HS ảo năm nay giảm hơn hẳn.

Tại Ninh Bình, đại diện của Sở GD-ĐT cho biết, mọi năm có TS đăng ký tới 8-9 HS nhưng năm nay trung bình mỗi TS chỉ đăng ký 2-3 HS, cao nhất là 5 HS. Ông Nguyễn Hữu Kiên, Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Quảng Ninh cũng cho biết, mọi năm trung bình mỗi TS ở địa phương đăng ký 6 HS nhưng năm nay đã giảm xuống còn 4-5 HS/TS. Tại Hà Nội, trung bình mỗi TS nộp 2 HS. Tại Thái Bình, năm trước mỗi TS đăng ký 5-6 bộ HS, năm nay chỉ còn 2-3 HS/TS...

Giảm ở "top" trên, tăng ở nhóm dưới

Theo số liệu ban đầu, năm nay xu hướng ĐKDT của TS có nhiều thay đổi. Các trường có điểm chuẩn cao thì số HS ĐKDT giảm như ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế... Ở rất nhiều địa phương, số TS ĐKDT vào các trường này giảm hơn so với năm trước. Tại Vĩnh Phúc, năm trước có khoảng 700 HS đăng ký vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân, năm nay con số này đã giảm đi một nửa, khoảng 372 HS. Ông Mai Quốc Doanh - Phó phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương cho hay: năm trước số HS ĐKDT vào trường khoảng 8.000 HS nhưng năm nay chỉ khoảng 7.000 HS...

Trong khi đó, một số trường có mức điểm chuẩn vừa phải lại thu hút rất đông TS và có số lượng HS ĐKDT tăng cao như trường ĐH Thương mại 12.271 HS (năm trước là 9.097 HS), trường ĐH Thủy lợi 2.077 HS (năm trước là 1.767 HS), Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.617 HS tăng hơn 500 HS so với năm trước... Viện ĐH Mở Hà Nội có số lượng hồ sơ ĐKDT tăng đáng kể với 14.805 HS, trong khi năm trước là 11.416 HS.

Trường địa phương "lên ngôi"

Theo thông tin từ các sở GD-ĐT, năm nay, ở hầu hết các địa phương, số TS ĐKDT vào các trường ĐH-CĐ đóng trên địa bàn đều gia tăng đột biến. Tại Hải Phòng có hơn 51.000 HS của TS thì 67% HS đăng ký vào các trường ĐH-CĐ đóng tại Hải Phòng, trong đó ĐH Hải Phòng có 16.520 HS, ĐH Hàng hải hơn 8.100 HS... Tại Hải Dương, có hơn 50.000 HS, số TS ĐKDT vào trường CĐ Sao Đỏ đóng trên địa bàn đông thứ hai so với các trường khác chiếm 3.355 HS. Tại Thái Nguyên có khoảng 30.000 HS ĐKDT, có tới 18.000 HS đăng ký vào các trường đóng trên địa bàn. Tại Vĩnh Phúc, số TS ĐKDT vào các trường ở địa phương cũng chiếm đa số... Điều đó cho thấy TS đã cân nhắc kỹ khi lựa chọn nguyện vọng để ĐKDT.

Năm nay, xu hướng ĐKDT của TS tập trung vào các khối ngành Nông, Lâm, Công nghiệp và Sư phạm. Đại diện trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội cho biết: đã nhận được khoảng 1,5 vạn HS, tăng hơn so với năm ngoái gần 10.000 HS. Trong đó, Hà Nội là địa phương có số hồ sơ ĐKDT vào trường cao nhất với 2.159 HS, tiếp đến là Nghệ An 1.860 HS, Thanh Hóa 1.184 HS...

Tương tự như vậy, số HS ĐKDT vào trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng tiếp tục tăng. Ông Bùi Trần Anh Đào - Phó trưởng phòng Đào tạo cho biết: có tổng số 51.840 HS ĐKDT vào trường này, tăng gần 5.000 HS so với năm ngoái (năm trước 47.082 HS).

Một trong những trường có số TS ĐKDT đông và tăng nhanh là ĐH Công nghiệp Hà Nội. Trường đã nhận được khoảng 64.000 HS, tăng hơn 20.000 HS so với năm 2008. ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay cũng nhận được hơn 2 vạn HS, tăng khoảng 5% so với năm ngoái (năm 2008 là hơn 1,9 vạn).

Ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT đánh giá: năm nay, TS đăng ký lựa chọn ngành nghề tốt hơn do tác dụng của công tác tư vấn hướng nghiệp, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan truyền thông.

Vũ Thơ - Tuệ Nguyễn
 
C

congchualolem_b

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009: Những lưu ý trong thi trắc nghiệm



Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học (khối THPT) và Hóa học (khối Giáo dục thường xuyên)sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Trong quy trình tổ chức thi, Bộ GD-ĐT cũng đã đưa quy định về làm bài thi trắc nghiệm.

Không chấm điểm bài có dấu hiệu riêng

Thí sinh (TS) làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ GD-ĐT, để chấm bằng hệ thống tự động. Phiếu TLTN có đủ 10 mục cho TS điền thông tin: Tỉnh/thành phố, Hội đồng, Phòng thi, Họ và tên TS, ngày sinh, chữ ký của TS, môn thi, ngày thi,số báo danh, mã đề thi.

Khi nhận đề thi, TS phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép. Khi được sự cho phép của giám thị, TS bắt đầu xem đề thi và phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường, TS phải báo ngay cho giám thị.
Ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) khẳng định: phiên bản đề thi trắc nghiệm năm nay sẽ tăng để hạn chế tình trạng quay cóp, gian lận trong quá trình thi. Bên cạnh đó, cùng với quá trình làm đề thi thì đáp án của mỗi môn cũng được xây dựng hết sức chi tiết, ba-rem chấm sẽ được chia nhỏ đến 0,25 điểm.


Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng, TS xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi; sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi...

Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

Ký tên vào 2 phiếu thu bài

TS làm bài xong phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, TS phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu TLTN lên trên đề thi; chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. TS không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, TS phải ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.

TS chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép TS ra về.

Trong quá trình thu phiếu TLTN, giám thị phải kiểm tra kỹ việc ghi và tô mã đề thi vào phiếu TLTN của TS (so sánh mã đề thi đã ghi trên phiếu TLTN và ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của TS; việc tô chì trong mục 10 tại các ô có tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột hay không). Thu phiếu TLTN của TS nào thì yêu cầu TS đó ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.

Toàn bộ phiếu TLTN và một bản phiếu thu bài thi (đã ghi mã đề thi và chữ ký TS) bỏ vào túi bài thi để nộp cho lãnh đạo hoặc thư ký hội đồng coi thi, rồi cùng niêm phong và ký tên. Một bản phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho hội đồng coi thi. Thời gian làm bài đối với các môn thi theo hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là 60 phút.

11 kinh nghiệm làm bài thi

Ông Trần Công Thành - Phó trưởng phòng Khảo thí - Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã đưa ra những kinh nghiệm (do Cục Khảo thí xây dựng) để TS tham khảo trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, đó là:

1. Đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán "tủ", học "tủ".

2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.

3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang "tài liệu trợ giúp" vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của TS khác trong phòng thi, vì các TS có đề thi hoàn toàn khác nhau.

4. Trước giờ thi, nên ôn lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là cuộc chạy "marathon".

5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài thi trắc nghiệm. Nên chọn loại bút chì mềm. Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn mà nên mài dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô, cần cầm bút chì thẳng đứng để làm được nhanh. Nên có vài chiếc bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.

6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bằng cách đó, TS có thể củng cố sự tự tin khi làm bài.

7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm. TS phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian, phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn phương án trả lời đúng.

8. Nên để phiếu trả lời trắc nghiệm phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi để phía bên kia: tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).

9. Nên bắt đầu làm bài từ câu số 1, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó, quay trở lại làm những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, khi thực hiện vòng hai cũng cần khẩn trương. Nên làm những câu tương đối dễ hơn, bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.

10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại đâu là phương án đúng.

11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất, không nên để trống (không trả lời) một câu nào.

Tuyết Mai (ghi)


Môn Vật lý: Cần hiểu và thuộc ý của mỗi nội dung

Thí sinh cần hiểu và thuộc ý của mỗi nội dung, để có nhận định, suy luận, so sánh và chọn lựa, không phải thuộc theo lối học thuộc lòng. Thí sinh nên học giáo khoa theo phương pháp đọc đi đọc lại một nội dung chậm rãi, vào nhiều lúc khác nhau thuận tiện, thay vì cố học đi học lại một nội dung để thuộc lòng nó. (Thạc sĩ NGUYỄN THANH BÌNH - giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Môn Sinh: Không nên dừng lại quá lâu ở câu hỏi khó

Trong giờ làm bài thi, cần đọc cẩn thận từng câu hỏi, bắt đầu từ câu 1, câu nào dễ thì làm ngay bằng cách tô đen vào ô tương ứng trên phiếu trả lời. Đối với các câu hỏi cần suy luận và tính toán thì cần đọc kỹ lại câu hỏi, cân nhắc và loại suy các đáp án sai; nếu là bài tập thì thử giải một trong hai đáp án còn lại để chọn đáp án cuối cùng. Thí sinh cần nhớ: không nên dừng lại quá lâu ở một câu hỏi khó, còn 5 phút hết giờ làm bài mới kiểm tra lại từ câu đầu đến câu cuối và đánh dấu hết vào tất cả những câu còn trống, tẩy thật sạch những chỗ có sửa chữa. (TRẦN NGỌC DANH - Tổ trưởng Sinh học, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Môn Tiếng Anh: Dễ làm trước, khó làm sau

Phân bố thời gian hợp lý. Cần đọc lướt toàn bài để xác định xem phần nào mình nắm thật vững để làm nhanh trước; sau đó thực hiện những phần khó và đòi hỏi thời gian nhiều hơn nhưng vẫn còn nằm trong khả năng của thí sinh, còn những phần quá khó thì để lại sau cùng và chỉ thực hiện khi còn thời gian. Nếu chỉ làm tuần tự từ trên xuống dưới thì có thể rơi vào tình trạng mất quá nhiều thời gian vào câu khó và làm sai, và không có thời gian để làm câu dễ mà lẽ ra mình đã có thể làm đúng. (TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM)

Châu Huy (ghi)

Tuệ Nguyễn
 
L

love_death

bạn gì đó ơi bạn có đề thi thử hoặc đề của các năm trước không? có thì cho với, anh tui đang cần mấy cái đó mà tìm không ra, cám ơn bạn nhiều nha
 
1

1cuti1

cho em hỏi năm 2009-2010 thì thi 2 trong một chắc chắn luôn phải không?cái phần xếp loại TN THPT thì nếu được số điểm như vậy là đc khá giỏi hả.giả sử em đủ điểm giỏi nhưng môn văn em làm được 2 điểm thì em có bị trung bình không?
câu cuối cùng:khi xét tuyển đại học thì tổng điểm 3 môn của mình cao lắm.nhưng điểm tốt nghiệp thì hơi nhỏ.vậy có ảnh hưởing jì đến việc xét tuyển kôhng?
thanks trước
 
C

congchualolem_b

Cái này theo mình biết thì gội lại kì thi tốt nghiệp, CĐ và ĐH cùng 1 kì thi và nếu năm nay kì thi tốt nghiệp diễn ra mà k vi phạm quy chế thì sẽ đc áp dụng vào năm tới.

Về việc xét tuyển, do 3 kì thi gộp lại thành 1 nên sẽ chia ra số điểm nhất định, cộng điểm của các môn đến 1 mức độ nào đó sẽ đậu tốt nghiệp, đến điểm khác là đủ điểm vào CĐ và mức điểm khác cho trường ĐH (tùy theo số điểm của mỗi trường) điều này cũng có nghĩa sẽ có câu dễ và câu khó thay vì đề đều ngang hàng và dễ như nhau như hiện nay và dĩ nhiên câu dễ sẽ ít hơn.
 
N

nguyenthetu

2 trong 1,tớ nghĩ sẽ đầy tiêu cực trong thi cử vì kì thi được tổ chức tại tất cả các tỉnh thành,liệu có đảm bảo công bằng hay không?
với lại sự " lấp lửng" của bộ giáo dục thì không ai có thể lường trước được ví dụ như 2 năm gần đây,hết chuyện thi trắc nghiệm môn toán lại đến chập hai kì thi tốt nghiệp và đại trong 2009,sau khi công bố được mấy tháng rồi lại thay đổi,liệu sẽ có thêm mấy sự thay đổi nữa đây?
 
C

congchualolem_b

Theo mình biết thì cuộc thi sẽ được giám sát bởi các thầy dạy ở các trường ĐH nên chuyện gian lận hay tiêu cực sẽ khó mà xảy ra. Nói chung giáo dục VN vẫn còn nhiều bất cập lắm.
 
Top Bottom