Sử 10 tuyên ngôn độc lập ở Mĩ năm 1776.

H

hong10a4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Nêu nội dung cơ bản của tuyên ngôn độc lập ở Mĩ năm 1776.
2, Trước cách mạng tháng 8 Pháp có những đẳng cấp nào?
3, Trình bày ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.
4, Thế nào là cách mạng công nghiệp? nêu hệ quả?
5, nêu nội dung tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789?
6, kể tên và thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ 10-15
7, kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu từ thế kỉ I-đầu thế kỉ X
8, Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn
9, em biết gì về Nguyễn Huệ- Quang Trung ? Vai trò của Quang Trung trong kháng chiến chống Xiêm và Thanh.
10, Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của 3 lần chống quân Nguyên -Mông thời Trần.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 3
Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới
 
N

nhokdangyeu01

Hệ quả
- Hình thành các khu CN.
- Nhiều thành phố mọc lên.
- Quan trọng nhất là hình thành 2 giai cấp là tư sản và vô sản.
Do nắm dc KT giai cấp tư sản đã thống trị xã hội.Giai cấp vô sản bao gồm những ng làm thuê, bị áp bức, bóc lột.=> Giai cấp vô sản đấu tranh với giai cấp tư sản bằng cách đập phá máy móc, bãi công, khỡi nghĩa vũ trang.

Tiêu cực
cuộc CM này giúp phát triển vũ khí, đe dọa sự sống con người, ô nhiễm MT, tài nguyên.
 
Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Câu 4
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 5
Điều 1: Mọi người sinh ra được sống tự do và bình đẳng; mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở ích lợi chung.

Điều 2: Mục đích của các tổ chức của con người; các quyền này là quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và chống áp bức.

Điều 3: Nguyên tắc chủ yếu đặt ở chủ quyền quốc gia. Không một tổ chức, không một cá nhân nào có thể sử dụng quyền hành mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.

Điều 4: Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác. Như vậy việc thực hành các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên khác của xã hội được hưởng các quyền đó. Các giới hạn này có thể do luật pháp quy định.

Điều 5: Luật pháp chỉ có quyền cấm đoán những hành vi có hại cho xã hội. Tất cả những điều mà luật pháp không cấm đoán đều không thể bị ngăn cản, và không ai có thể bị buộc phải làm những điều mà luật pháp không bắt làm.

Điều 6: Luật pháp là sự biểu thị ý chí chung, mọi công dân đều tham gia trực tiếp hoặc thông qua các địa biểu của mình vào việc xây dựng luật pháp; luật pháp phải là như nhau đối với tất cả mọi người, khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nên đều có thể giữ mọi chức vụ, mọi địa vị, mọi công vụ theo năng lực và không có bất kỳ sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người.

Điều 7: Bất cứ ai cũng chỉ có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam trong những trường hợp do luật pháp quy định và theo các hình thức do luật pháp quy định. Những kẻ yêu cầu, thúc đẩy, thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều phải bị trừng phạt; những công dân nếu bị gọi hoặc bị bắt chiểu theo luật pháp mà có hành vi kháng cự cũng đều bị buộc tội.

Điều 8: Luật pháp chỉ có thể đặt các hình phạt thực sự và cũng là cần thiết và ai nấy chỉ có thể bị trừng phạt chiểu theo một luật đã được xây dựng và ban bố trước khi xảy ra việc phạm tội và được thi hành một cách hợp pháp.

Điều 9: Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết cho việc bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc.

Điều 10: Không thể bị gây phiền hà do có quan điểm hay tín ngưỡng khác nhau, miễn là không có biểu hiện gây rối trật tự công cộng do luật pháp quy định.

Điều 11: Việc tự do trao đổi về tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do nhưng phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp mà luật pháp đã quy định.

Điều 12: Việc bảo đảm các quyền con người và công dân đòi hỏi phải có một lực lượng công cộng. Lực lượng này được lập ra vì lợi ích riêng của những người được giao sử dụng đó.

Điều 13: Để nuôi dưỡng lực lượng công cộng và để có những khoản chi phí hành chính, việc đóng góp chung là cần thiết và phải được phân bổ bình đẳng cho các công dân, tùy theo khả năng từng người.

Điều 14: Mọi công dân đều có quyền hoặc trực tiếp hoặc thông qua các địa diện của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được tự do thỏa thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định số lượng, cách thức và thời hạn đóng góp.

Điều 15: Mọi công dân đều có quyền hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được tự do thỏa thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định số lượng, cách thức và thời hạn đóng góp.

Điều 16: Xã hội có quyền lợi chưa được đảm bảo, phân quyền chưa được xác lập thì đều chưa có hiến pháp.

Điều 17: Tài sản là quyền lợi và thần thánh không thể xâm phạm được, trừ khi có những nhu cầu xã hội càn thiết và trong điều kiện được bồi thường một cách bình đẳng, tài sản còn lại của mọi người đều không bị cướp đoạt.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 8
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ.

Lam Sơn là tên gọi một vùng đất, nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vang dội của Lê Lợi vào đầu thế kỷ XV. Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào năm 1416 tại Lũng Nhai khi Lê Lợi lập hội thề cùng mười tám người bạn quyết chí đánh đuổi giặc Minh giành lại quyền bình yên cho đất nước. Mười tám người bạn đó không chỉ chung sức, chung lòng mà còn là những vị tướng tài vang danh mãi về sau như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí..

Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành trong hai năm. Đến ngày 7-2-1418 vào ngay dịp Tết cổ truyền, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi chiêu mộ hiền tài, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh giặc cứu nước. Thời gian đầu do lực lượng còn yếu, quân số chỉ khoảng vài ngàn người, lương thực thiếu thốn nên nghĩa quân chỉ đánh thắng được những trận nhỏ, phải chạy lên núi Chí Linh khi bị quân Minh đánh bại vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Trong lần bị quân Minh vây vào tháng 4 năm 1419, Lê Lai - người em họ của Lê Lợi đã tình nguyện mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

Trong mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bị quân Minh vây đánh mà còn phải đối phó với các tù trưởng miền núi bị quân Minh xúi giục, và nhiều lần nghĩa quân phải trốn vào rừng núi củng cố lực lượng, phải đào củ chuối và giết ngựa để ăn, khó khăn gian khổ xảy ra vô vàng, có lúc phải lùi vào phía Nam hay tiến ra phía Bắc nhưng tất cả đều có chung ý chí đánh bật giặc Minh ra khỏi đất Việt. Trong cuộc kháng chiến đó có khá nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn như: trận vây thành Nghệ An, Lê Lợi làm chủ toàn bộ Thanh Hóa trở vào Nam; trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) chém đầu tướng Liễu Thăng, giải phóng được thành Đông Quan (Hà Nội). Vào ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra một định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân nhà Minh buộc quân nhà Minh phải rút quân hết về nước. Đến ngày 3-1-1428, nghĩa quân thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ mà Phan Bội Châu đã tôn vinh Lê Lợi là "vị tổ trung hưng thứ hai" của dân tộc Việt Nam.
 
N

nhokdangyeu01

Câu 9
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
 
Top Bottom