* Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ
Nội dung chính của bản tuyên ngôn nói về ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu - “quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Nhà nước hạn chế (quy mô nhỏ), quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
* Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
Gồm lời mở đầu và 17 điều ngắn gọn, Bản tuyên ngôn công nhận và bảo vệ hầu hết các quyền cơ bản của cá nhân bao gồm quyền tự do, quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền tự do tôn giáo và quyền được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Bản Tuyên ngôn bảo đảm quyền tư hữu tài sản và khẳng định rằng tất cả mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế, tương ứng với khả năng của mỗi người. Khái niệm về chủ quyền nhân dân cũng được khẳng định rõ: luật pháp và chính phủ tồn tại để phục vụ nguyện vọng của nhân dân mà không phải để áp đặt sự thống trị lên họ.
* Giống:
- Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. Thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho người da trắng.
- Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao.
* Khác:
- Ở Mĩ, Tuyên ngôn không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Ở Pháp, Tuyên ngôn phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản, không đề cập đến quyền cho phụ nữ, hoặc mở rộng thêm quyền cơ bản cho nô lệ và những đầy tớ lao động theo khế ước tại các thuộc địa.
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại câu mở đầu trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và tiếp đó, Người còn nêu lên một câu nữa trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng hai câu kinh điển từ hai cường quốc lớn là Mỹ và Pháp như một chân lý, không ai chối cãi được. Thông qua chân lý đó, Hồ Chủ tịch muốn khẳng định rằng, nhân dân Việt Nam hoàn toàn tán đồng và có chung ý tưởng với nhân loại về quyền bình đẳng, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người; và lẽ dĩ nhiên, nhân dân Việt Nam cũng có những quyền đó như nhân dân Mỹ và nhân dân Pháp.