

Chào các bạn, hiện tại, sự kiện Typography do box của chúng mình tổ chức đã nhận được nhiều sự chú ý và trong những ngày gần đây có sự tương tác rất cao. Rất cám ơn toàn thể các thành viên diễn đàn đã quan tâm và ủng hộ chúng mình. Cám ơn team của Góc nhỏ Design đã tổ chức tốt thử thách đầu tiên của cuộc thi <3
Không những cả các bạn biết thiết kế, mà cả các bạn không biết, không nắm được về thiết kế, cụ thể là về phần Typography & Lettering cũng rất mong muốn được tham gia để trải nghiệm và thử sức.
Để cho các bạn nắm được kiến thức ban đầu về lĩnh vực này, mình xin giới thiệu đến các bạn video: "Typography Tutorial - 10 rules to help you rule type", tạm dịch là "Hướng dẫn về Typography - 10 quy tắc giúp bạn nắm được nghệ thuật với những con chữ", bởi kênh Youtube về thiết kế & kinh doanh mà mình rất thích, The Futur.
Nhìn chung, có 2 thể loại typography - một loại mang tính chất biểu đạt là chính, còn một loại thì dùng để đọc. Mình sẽ tập trung vào đó sau. Lưu ý, cẩm nang này chỉ dành cho những bạn beginner bởi vì các bạn còn khá bỡ ngỡ, dễ gây ra nhiều lỗi sai rất nghiêm trọng. Nhưng bạn mức độ cao hơn và đã nắm rất tốt rồi, thì các bạn sẽ biết phá luật, vì các bạn biết tại sao và lúc nào cần phá. Thế nhé!
Bản dịch cho những ai kém tiếng Anh
1/ Căn lề
Trong các trường hợp thông thường, không có đòi hỏi yêu cầu cụ thể, hãy căn chỉnh đoạn văn bản về phía bên trái (left rag right dùng ở đây để phân biệt với căn cả 2 bên mà text đọc theo hướng trái, đơn giản là bạn cứ chọn icon căn trái là được
).
Lý do: Thường trong văn hóa phương tây (và trong cả việt nam mình nữa), người ta thường đọc từ trái qua phải. Bằng cách này, người đọc sẽ dễ dàng hơn, tránh việc văn bản trở nên lộn xộn và khó đọc. Cũng bởi lý do đó mà người ta cũng hay tránh thụt lề đầu dòng & căn chỉnh ở giữa.
2/ Sử dụng duy nhất một font chữ
Sử dụng thành công 2 font trong một bố cục đòi hỏi sự am hiểu về font đã lựa chọn nhằm tự tin rằng chúng có bổ túc cho nhau. Hãy chỉ sử dụng 1 font duy nhất cho đến khi bạn làm chủ được nó.
3/ Bỏ qua một mức độ đậm
Đi từ Light -> Bold hoặc từ Medium -> Extra Bold khi thay đổi độ đậm nhạt của font. Chìa khóa đến với một thiết kế tuyệt vời chính là sự tương phản. Thử kết hợp Bold cho phần tiêu đề và Light cho phần body của đoạn văn cho sự tương phản mạnh hơn.
4/ Gấp đôi cỡ chữ
Một kinh nghiệm hay khi thay đổi cỡ chữ là tăng gấp đôi hoặc giảm xuống một nửa cỡ chữ mà bạn đang dùng. Chẳng hạn nếu cỡ chữ title là 30px, thì phần body chỉ còn 15px. Những thứ cần tạo ấn tượng lớn hơn sẽ được tăng gấp 3, gấp 4 lần.
5/ Căn chỉnh theo một trục
Đưa văn bản của bạn về một trục cố định và căn chỉnh các thành phần trong đó theo đường này. Đối với một trục dọc thì căn trái sẽ có lợi cho văn bản của bạn ở bất kỳ font chữ, cỡ chữ nào. Đối với trục ngang, căn theo trục ngang thành phần quan trọng nhất. Đôi khi nó là đường giới hạn chiều cao của chữ được in hoa (cap height), hoặc có khi là đường chân (baseline).
6/ Chọn bất kỳ trong các font dưới đây:
Akzidenz Grotesque, Avenir, Avant Garde, Bell Gothic, Bodoni, Bembo, Caslon, Clarendon, Courier, Din Mittelschrift, Franklin Gothic, Frutiger, Futura, Garamond, Gill Sans, Gotham, Helvetica, Letter Gothic, Memphis, Meta, OCRB, Rockwell, Sabon, Trade Gothic, Trajan and Univers.
7/ Nhóm lại sử dụng các hình khối mang tính quy luật
Sử dụng các đường thẳng, hình khổi.... để nhóm các thông tin liên quan đến nhau. Điều này cũng sẽ khiến các nội dung khác nhau xuất hiện trông trật tự hơn.
8/ Tránh các góc cạnh
Không đặt các yếu tố ở dọc các cạnh hoặc ở các góc của một trang trừ khi bạn có ý định cắt bớt đi. Không gian âm thực sự rất có lợi, hãy để thiết kế của bạn được "hít thở".
9/ Chú ý về khoảng cách & không gian
Typography đều là về không gian. Đừng tự ép mình dùng kiểu căn toàn bộ (căn cả trái, cả phải, không tạo ra các đường gồ ghề) vì nó sẽ như đang đi theo lối mòn sẵn có. Tránh để lại duy nhất 1 từ ở dòng cuối cùng đoạn văn (hay còn gọi là widow).
Đừng để đoạn văn mới bắt đầu bằng từ hoặc dòng cuối cùng của đoạn văn trước (còn gọi là orphan).
Sau mỗi dấu chấm câu, nhớ để một dấu cách.
Chú ý đến hình mà phần rag (thường là bên phải nếu căn lề trái, được gọi là phần "gồ ghề" của đoạn văn) tạo ra để tránh những hình/góc không mong muốn.
Khoảng cách cực kỳ quan trọng. Những thành phần, nội dung càng ở gần nhau, người đọc sẽ càng thấy mối quan hệ, sự dính lại vào nhau xuất hiện trong các khối thông tin riêng biệt.
10/ Bình tĩnh, chúng chỉ là những con chữ thôi
Để đậm, hoặc nghiêng, đừng bao giờ để chữ thường.
Không những cả các bạn biết thiết kế, mà cả các bạn không biết, không nắm được về thiết kế, cụ thể là về phần Typography & Lettering cũng rất mong muốn được tham gia để trải nghiệm và thử sức.
Để cho các bạn nắm được kiến thức ban đầu về lĩnh vực này, mình xin giới thiệu đến các bạn video: "Typography Tutorial - 10 rules to help you rule type", tạm dịch là "Hướng dẫn về Typography - 10 quy tắc giúp bạn nắm được nghệ thuật với những con chữ", bởi kênh Youtube về thiết kế & kinh doanh mà mình rất thích, The Futur.
Nhìn chung, có 2 thể loại typography - một loại mang tính chất biểu đạt là chính, còn một loại thì dùng để đọc. Mình sẽ tập trung vào đó sau. Lưu ý, cẩm nang này chỉ dành cho những bạn beginner bởi vì các bạn còn khá bỡ ngỡ, dễ gây ra nhiều lỗi sai rất nghiêm trọng. Nhưng bạn mức độ cao hơn và đã nắm rất tốt rồi, thì các bạn sẽ biết phá luật, vì các bạn biết tại sao và lúc nào cần phá. Thế nhé!
Bản dịch cho những ai kém tiếng Anh
1/ Căn lề
Trong các trường hợp thông thường, không có đòi hỏi yêu cầu cụ thể, hãy căn chỉnh đoạn văn bản về phía bên trái (left rag right dùng ở đây để phân biệt với căn cả 2 bên mà text đọc theo hướng trái, đơn giản là bạn cứ chọn icon căn trái là được

Lý do: Thường trong văn hóa phương tây (và trong cả việt nam mình nữa), người ta thường đọc từ trái qua phải. Bằng cách này, người đọc sẽ dễ dàng hơn, tránh việc văn bản trở nên lộn xộn và khó đọc. Cũng bởi lý do đó mà người ta cũng hay tránh thụt lề đầu dòng & căn chỉnh ở giữa.
2/ Sử dụng duy nhất một font chữ
Sử dụng thành công 2 font trong một bố cục đòi hỏi sự am hiểu về font đã lựa chọn nhằm tự tin rằng chúng có bổ túc cho nhau. Hãy chỉ sử dụng 1 font duy nhất cho đến khi bạn làm chủ được nó.
3/ Bỏ qua một mức độ đậm
Đi từ Light -> Bold hoặc từ Medium -> Extra Bold khi thay đổi độ đậm nhạt của font. Chìa khóa đến với một thiết kế tuyệt vời chính là sự tương phản. Thử kết hợp Bold cho phần tiêu đề và Light cho phần body của đoạn văn cho sự tương phản mạnh hơn.
4/ Gấp đôi cỡ chữ
Một kinh nghiệm hay khi thay đổi cỡ chữ là tăng gấp đôi hoặc giảm xuống một nửa cỡ chữ mà bạn đang dùng. Chẳng hạn nếu cỡ chữ title là 30px, thì phần body chỉ còn 15px. Những thứ cần tạo ấn tượng lớn hơn sẽ được tăng gấp 3, gấp 4 lần.
5/ Căn chỉnh theo một trục
Đưa văn bản của bạn về một trục cố định và căn chỉnh các thành phần trong đó theo đường này. Đối với một trục dọc thì căn trái sẽ có lợi cho văn bản của bạn ở bất kỳ font chữ, cỡ chữ nào. Đối với trục ngang, căn theo trục ngang thành phần quan trọng nhất. Đôi khi nó là đường giới hạn chiều cao của chữ được in hoa (cap height), hoặc có khi là đường chân (baseline).
6/ Chọn bất kỳ trong các font dưới đây:
Akzidenz Grotesque, Avenir, Avant Garde, Bell Gothic, Bodoni, Bembo, Caslon, Clarendon, Courier, Din Mittelschrift, Franklin Gothic, Frutiger, Futura, Garamond, Gill Sans, Gotham, Helvetica, Letter Gothic, Memphis, Meta, OCRB, Rockwell, Sabon, Trade Gothic, Trajan and Univers.
7/ Nhóm lại sử dụng các hình khối mang tính quy luật
Sử dụng các đường thẳng, hình khổi.... để nhóm các thông tin liên quan đến nhau. Điều này cũng sẽ khiến các nội dung khác nhau xuất hiện trông trật tự hơn.
8/ Tránh các góc cạnh
Không đặt các yếu tố ở dọc các cạnh hoặc ở các góc của một trang trừ khi bạn có ý định cắt bớt đi. Không gian âm thực sự rất có lợi, hãy để thiết kế của bạn được "hít thở".
9/ Chú ý về khoảng cách & không gian
Typography đều là về không gian. Đừng tự ép mình dùng kiểu căn toàn bộ (căn cả trái, cả phải, không tạo ra các đường gồ ghề) vì nó sẽ như đang đi theo lối mòn sẵn có. Tránh để lại duy nhất 1 từ ở dòng cuối cùng đoạn văn (hay còn gọi là widow).
Đừng để đoạn văn mới bắt đầu bằng từ hoặc dòng cuối cùng của đoạn văn trước (còn gọi là orphan).
Sau mỗi dấu chấm câu, nhớ để một dấu cách.
Chú ý đến hình mà phần rag (thường là bên phải nếu căn lề trái, được gọi là phần "gồ ghề" của đoạn văn) tạo ra để tránh những hình/góc không mong muốn.
Khoảng cách cực kỳ quan trọng. Những thành phần, nội dung càng ở gần nhau, người đọc sẽ càng thấy mối quan hệ, sự dính lại vào nhau xuất hiện trong các khối thông tin riêng biệt.
10/ Bình tĩnh, chúng chỉ là những con chữ thôi
Để đậm, hoặc nghiêng, đừng bao giờ để chữ thường.