Đây là một đề bài vừa dễ vừa khó. Một cốt truyện tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại phải giữ lại toàn bộ ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa hình tượng trong tác phẩm (tác phẩm cổ tích dân gian luôn mang tính hình tượng chứ không phải tính cá nhân như trong tiểu thuyết hiện đại):
1. Vì sao Cám lại chết ? Cám phải chết; đó là quy luật tất yếu của xã hội cổ tích và mong ước của nhân dân: cái ác phải bị trừng trị và cái thiện được tôn vinh. Mẹ con cám là hình tượng tiêu biểu nhất của cái ác trong dân gian, hội đủ nhưng tính xấu của loài người: độc ác, nhỏ nhen, mưu mô, ích kỷ..., trong khi Tấm là thiện. nhưng cái chết của Cám không nên là cái chết tàn nhẫn trong truyện (mặc dù sẽ có lý do trình bày ở phần dưới), nó nên là cái chết của Lý thông (bị sét đánh, hoá thành bọ hung), cái chết do trời định. Nhân dân ta luôn luôn nhân đạo, luôn luôn biết tha thứ và có đức vị tha, nhưng trời xanh luôn ngay thẳng, mọi hành động vô lương tâm đều sẽ bị trả giá, có lẽ cái chết của Lý thuộc loại này.
2. Vì sao Tấm phải giết Cám. Tấm chính là hình ảnh của người lao động, những con người thấp cổ bé họng, cả đời chịu phận con giun cái kiến, không bao giờ dám đấu tranh và không thể đấu tranh (ngay cả khi họ có cơ hội). Tấm vừa đáng thương vừa đáng giận (xét cho cùng những cái chết trong những vụ "án mạng" bi thảm cũng có một phần lỗi ở nàng), nhưng khi sự áp bức tăng lên đến cực điểm (chết 3 lần !) thì tất yếu dẫn đến đấu tranh. Tấm giết Cám, đó là tư tưởng chiến đấu tự phát vì quyền bình đẳng mang tính chất "trả thù", một trong những nguyen nhân khiến cho những cuộc đấu tranh của nhân dân ta thưòi trước phần nhiều là thất bại (bởi vì nó tàn nhẫn quá, Tấm giết Cám như vậy thì có khác gì mẹ con cám đâu). Rõ ràng, đấu tranh nhưng không phải là tận diệt, là tàn bạo. Ở hoàn cảnh của Tấm, phản kháng lại là điều tất yếu, những phản kháng thế nào ?
Câu chuyện của các bạn dù làm theo ý nào thì cũng nên thoả mãn các tư tưởng trên.