tuệ tĩnh thứ 2 ở việt nam ......... hok đọc thì phí cả đời

J

jenjen00

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vào năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) thời Dụ Hoàng đế Lê Trang Tông, bệnh dịch tràn lan khắp nơi. Nhiều người bị mọc những đốm đỏ kỳ quái ở bắp chân, toàn thân đau nhức cho đến chết. Những thầy lang bấy giờ không thể đoán được bệnh gì. Gia súc cũng chết hàng loạt. Bấy giờ, để giữ hòa khí với triều đình phong kiến Trung Quốc, nhà Lê vẫn cho các thầy bói, thầy pháp từ Trung Quốc sang hành nghề. Nhân dịp có bệnh dịch xảy ra, các thầy pháp vừa kiếm lợi vừa phao tin rằng, do nước Việt không chịu thuần phục, cống nạp nhiều cho triều đình Trung Quốc nên mới bị bệnh dịch này. Thực ra đây là một dịch bệnh bình thường, chủ yếu vì khí hậu năm đó thay đổi đột ngột. Những người ngã bệnh (ban đầu nhẹ sau nặng dần) do sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, cộng với cách chữa bệnh thiếu khoa học của các thầy lang và tâm lý hoang mang khiến cơ thể không chống lại được bệnh tật. Đúng lúc ấy, người ta lan truyền một bài thuốc rất hiệu nghiệm có thể cứu sống người bệnh bằng ngay chính những lá cỏ dại mọc ven nhà mình. Ban đầu nhiều người không tin nhưng thấy bài thuốc quá đơn giản và cũng đã hết cách chữa chạy, nên bàn thử dùng. Nào ngờ, chỉ cần vài bát nước sắc mấy loài cỏ dại mọc đầy ở vườn nhà mình, người ốm đã hồi phục. Bài thuốc lan truyền thật nhanh và bệnh dịch bị đẩy lùi. Dân chúng nhận ra vị đại lương y của mình. Đó là lương y Hoàng Đôn Hòa ở làng Đa Sĩ, Hà Đông. Ông từng thi đậu Giám sinh nhưng từ chối ra làm quan vì muốn dùng "y đạo" của mình để cứu giúp dân chúng. Ông không chỉ tìm ra những phương thuốc mới mà những phương thuốc ấy luôn luôn tuân theo một điều kiện là: thật dễ kiếm, để ai mắc bệnh cũng có thể tự trở thành thầy thuốc của mình. Ông cho rằng, khi mắc bệnh, các bệnh nhân thường lo lắng không kiếm đâu ra thuốc hoặc bi quan về bệnh tình của mình. Những lá cỏ dại thân thuộc mọc ở vườn nhà họ không những có giá trị cứu chữa bệnh tật mà còn có giá trị "cứu chữa" về tâm lý rất cao. Năm 1574, Vua Lê Thế Tông cất quân đánh nhà Mạc, ông được cử làm Điền hộ lục quân (quân y) để chữa bệnh cho quân sĩ. Trong trận chiến với nhà Mạc, những con ngựa thồ lương thực do không chịu nổi chướng khí của vùng rừng Thái Nguyên đã lăn ra ốm hết. Quân sĩ náo loạn, vì mất voi, mất ngựa thì coi như cầm chắc thất bại. Hoàng Đôn Hòa đã tìm ra những bài thuốc hết sức đơn giản để chữa bệnh cho lũ ngựa đó.

Do phục tài, phục đức của vị lương y, Vua Thế Tông đã gả Công chúa Phương Anh cho ông. Trở thành Phò mã, Hoàng Đôn Hòa tìm cách rời bỏ cung cấm để dùng y đức của mình cứu giúp nhân gian. Công chúa Phương Anh theo chồng về chốn lều tranh. Bà cùng chồng ra sức tìm kiếm những loại cây thuốc phổ thông và công bố ngay cho mọi người biết. Trong kho của Viện Hán Nôm hiện còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa. Tiếc rằng ngoài một bản dịch mỏng của NXB Y học in cách đây mấy chục năm, những bài thuốc đó nay vẫn chưa có ai dịch. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí cho rằng, Hoàng Đôn Hòa là một "Tuệ Tĩnh" thứ hai mà chúng ta đã lãng quên. Hầu như ở tất cả các loại cây cỏ quen thuộc với dân chúng, ông đều tìm ra một vị thuốc đắc dụng như lá chỉ thiên, vỏ dưa chuột chữa phạm phòng; lá huyết dụ chữa bạch đới, lậu...; gỗ vang chữa táo bón,... Đặc biệt, ông còn dạy dân chúng "dưỡng sinh" bằng cách điều hòa hơi thở và tiết dục.


Càn Long và Các Các cùng nể phục

Gần hai trăm năm sau, thiên hạ mới nhận rõ về vị lương y kỳ tài của mình qua một người học trò của ông. Thời ấy, vua Càn Long nhà Thanh bị mắc một căn bệnh nan y. Thầy thuốc giỏi khắp Trung Hoa được vời về triều nhưng tất cả đều bó tay. Càn Long ra lệnh chém đầu tất cả những thầy thuốc đó thì một vị bốc sư - người chuyên bói mai rùa - can rằng, ông ta xem thiên văn thấy khí lành tụ cả ở phía Nam, ở bên đó chắc có lương y. Càn Long sai người sang nước ta tìm và biết đến danh y Hoàng Đôn Hòa nhưng danh y đã khuất từ lâu. Theo tin báo lại, Càn Long ra lệnh tìm bằng được một học trò của Hoàng Đôn Hòa vị thầy giỏi chắc chắn phải có trò khôn. Sứ thần tìm được lương y Trịnh Đôn Phác, người "thừa kế" những bí quyết trong quyển "Hoạt nhân toát yếu" gồm hơn 300 bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa. Trịnh Đôn Phác vào cung nhà Thanh, Càn Long muốn thử tài của ông trước khi chữa bệnh. Những sợi dây tơ bắt mạch không được buộc vào cổ tay Càn Long mà buộc vào một cây cột bên cạnh. Trịnh Đôn Phác xem mạch đoán ra. Ông kêu lên "Nhà vua băng hà rồi". Bọn nịnh thần xúm lại định bắt vị thầy thuốc ngạo mạn, càn rỡ, nhưng Càn Long ngăn lại. Lần này chỉ thăm mạch lại được cột vào cổ tay một cung nữ nhưng không giấu được vị lương y nước Việt. Càn Long tiếp tục thử buộc chỉ vào một vị tướng quân. Trịnh Đôn Phát thăm mạch rồi nói: "Mạch rất cường tráng nhưng tàn bạo. Ta vì mến đức của nhà vua mới nhận lời sang đây thăm bệnh. Nếu không tin ta thì thôi sao nhà vua nỡ làm cho y đạo phải tổn hại như vậy?" Càn Long giật mình vội vàng để cho lương y chữa bệnh. Càn Long là một ông vua thông minh, háo sắc. Nhiều đêm, sau khi đọc cổ thư, bàn chuyện thi ca với vài nhà thơ, Càn Long quyết định không gần gũi các cung tần, vương phi để giữ cho những ý tưởng được cao khiết. Nhưng khi ngọn nến thắp lên để đọc thơ vừa được tắt đi, dục vọng lại nổi lên và Càn Long lại thất bại với chính bản thân mình. Sự dằn vặt này khiến Càn Long thấy tự xấu hổ. Căn bệnh này là một căn bệnh phức tạp chưa từng có danh y nào chỉ ra rõ ràng. Chỉ có Hoàng Đôn Hòa trong tập "Hoạt nhân toát yếu" đã mô tả, phân tích hết sức rõ ràng như sau: Căn bệnh này trước khi điều trị bằng thuốc phải điều trị tâm lý. Theo sách của thầy, lương y đất Việt phán: "Lửa cháy nhỏ thì sẽ cháy mãi. Nếu không dập được lửa thì phải thuận theo lửa". Càn Long bàng hoàng tỉnh ngộ. Quần thần đứng chung quanh không hiểu ra sao. Lương y tránh nói ra căn bệnh xấu hổ của Càn Long. Càn Long tạ ơn và nhờ lương y chữa bệnh cho vị Các Các thứ hai. Vị Các Các này cứ ra ngoài không khí là bị ốm nên quanh năm phải nhốt mình trong phòng. Không ai đoán nổi bệnh gì, thân hình Các Các mỗi ngày một ẻo lả. Đặc biệt Các Các không cho cung nữ chăm sóc mình mà chỉ đòi những hoạn quan trẻ tuổi đứng hầu ở bên cạnh. Trịnh Đôn Phác bắt mạch. Ông nhận ra căn bệnh mà người thầy mình đã mô tả trong sách. Ông phán: "Có Mặt Trời mới có Mặt Trăng. Muốn trăng sáng thì Mặt Trăng phải gần Mặt Trời". Càn Long là một ông vua thông minh, hiểu ngay ra vị lương y bảo nên sớm gả chồng cho Các Các. Lương y được thưởng rất nhiều vàng ngọc và được giữ ở lại làm quan triều đình nhà Thanh nhưng ông từ chối. Ông phải về để giữ lấy "tinh thần" của danh y Hoàng Đôn Hòa. Càn Long làm lễ lớn tế danh y Hoàng Đôn Hòa đất Việt và gửi lễ đền thờ ông một cái chóe, một cái áo thờ bằng gấm tím (áo của các vương hay mặc) và một cây đèn lễ, một đôi hài bằng đồng. Hiện những vật này còn được lưu giữ trong đền thờ của lương y Hoàng Đôn Hòa.

Bài học muôn đời: Tự cứu mình

Lương y Hoàng Đôn Hòa có những triết lý về y đạo không chỉ vượt quá những thầy thuốc thời đó mà ngay thời hiện đại này, những triết lý ấy còn rất mới mẻ và thực tiễn. Ông muốn mỗi con người hãy tự cứu mình, tự là thầy thuốc của chính mình trước khi phải tìm đến thầy thuốc thật. Ngoài việc tìm ra thật nhiều vị thuốc đơn giản nhưng hiệu quả, ông còn nhiều cách chữa bệnh khiến bệnh nhân có thể biết cách chữa bệnh của mình khi bị mắc bệnh lại. Thường thường các bệnh nhân ở xa không hề biết mặt ông. Khi họ đến, qua ô cửa là ông có thể nhìn mặt đoán bệnh. Nếu là bệnh nan y, nguy kịch thì ông chữa, còn bệnh bình thường thì ông sẽ ra nói với người bệnh là "lương y" đi vắng lâu ngày. Ông đóng vai một người giúp việc cho lương y có thể chỉ dẫn cho họ về tìm loại thuốc nào để chữa. Một lần, ba bốn người mang đến một người bệnh khó thở, khuôn mặt đã tím lại. Ông nhìn qua cửa biết rằng không đến nỗi nguy kịch nên nói rằng lương y đi vắng. Đám người nhà đi theo khóc nức nở vì họ coi như bệnh nhân chuẩn bị chết. Ông bảo: Vì là người giúp việc của lương y nên được chứng kiến lương y chữa nhiều người có bệnh như thế này. Ông khuyên họ nên dốc ngược người bệnh lên và xoa bóp theo cách chỉ dẫn của ông. Mọi người nghi ngờ cách chữa đó nhưng không còn cách nào khác. Họ dốc ngược bệnh nhân và xoa bóp theo chỉ dẫn. Một lát sau người bệnh trở lại bình thường. Mọi người reo lên vì không ngờ chữa bệnh "dễ thế". Ông dặn dò người bệnh vài điều và bảo lần sau bị lại cứ làm như thế là khỏi. Bằng cách này, ông đã truyền rất nhiều bài thuốc vào nhân gian một cách giản dị nhất, hiệu quả nhất. Bằng cách đó, ông không chỉ chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà còn giúp họ khẳng định tính tự lập, tự cường trong mỗi tâm hồn Việt.
 
J

jenjen00

Hoàng Thị Cúc - Hoàng hậu cuối cùng của vn

Từ Cung Hoàng thái hậu, tên thật là Hoàng Thị Cúc, là vợ vua Khải Định, là mẹ vua Bảo Đại, và cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.


Tiểu sử
Thuở nhỏ bà sống cùng bố mẹ ở quê nhà Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế. Đến tuổi cập kê bà được tuyển vào cung làm người hầu cận trong phủ Phụng Hóa Công (tức vua vua Khải Định sau này), sau được Phụng Hóa Công nạp làm thiếp. Đầu năm 1913, bà thụ thai và cho đó là của Phụng Hóa Công. Đức Tiên Cung và Đức Thánh Cung (mẹ ruột và mẹ đích của Phụng Hóa Công) đã nhiều lần tra khảo, có lần còn ép bà phải nằm úp bụng bầu xuống đất và đánh, bắt bà phải khai đây là thai của ai sao lại vu cho Phụng Hóa Công nhưng bà vẫn một mực khẳng định đây là con của Phụng Hóa Công. Kể từ đó bà mới được tha và hưởng thời kỳ dưỡng thai. Ngày 22 tháng 10 năm 1913 bà hạ sinh hoàng nam Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).

Năm 1916, Phụng Hóa Công lên ngôi, lấy hiệu là Khải Định. Sau khi lên ngôi ông phong cho bà là Ngũ Giai Huệ Tần rồi Tam Giai Huệ Phi, đứng thứ 3 trong tam cung lục viện của vua.

Năm 1925, vua Khải Định băng. Năm 1926, Nguyễn Phước Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Sau khi lên ngôi, ông phong cho mẹ mình làm Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, nhưng mọi người vẫn thường gọi bà là "đức Từ Cung".

Năm 1932, vua Bảo Đại lấy bà Nguyễn Hữu Thị Lan, một người Công giáo làm vợ rồi phong bà này làm Nam Phương Hoàng Hậu. Việc này làm bà Từ Cung cảm thấy khó chịu, vì nhà Nguyễn vốn có quy định "tứ bất lập" -- trong đó có quy định không lập hoàng hậu, hơn nữa bà Nam phương lại là người Công giáo, chịu ảnh hưởng của giáo dục Tây phương nên chắc không rành rẽ các quy tắc nghiêm nghặt trong cung. Có thể cũng vì lẽ đó mà giữa hai bà Từ Cung và Nam Phương hay xảy ra việc bất đồng ý kiến.

Năm 1939, vua Bảo Đại xây ngôi chùa đầu tiên trên đất Buôn Mê Thuột, lấy hai chữ đầu trong hiệu của phụ mẫu ông đặt tên cho ngôi chùa là "Khải Đoan".

Năm 1945, vua Bảo Đại giao ấn kiếm cho chính quyền Cách Mạng, tuyên bố thoái vị, bà Từ Cung cùng bà Nam Phương và con cháu hoàng thất dọn ra cung An Định ở. Kể từ thời gian đó đến lúc băng, bà không một phút giây nào rời khỏi Huế ngay cả khi con trai và con dâu bà sang Pháp sống lưu vong. Bà nguyện sống cả đời ở đây để giữ gìn nơi thờ phụng các bậc tiên đế, các bảo vật của triều Nguyễn. Sau này bà không ở trong cung An Định nữa mà chuyển về số nhà 79 Phan Đình Phùng và ở đây cho đến ngày cuối đời. Trong thời gian chiến tranh loạn lạc, mọi hoạt động cúng bái các bậc tiên tổ, hội họp Nguyễn Phước Tộc đều diễn ra tại căn nhà này. Cũng trong thời gian này bà hoàn toàn mất liên lạc với ông hoàng Vĩnh Thuỵ.

Năm 1980, Bà Từ Cung qua đời, bà được an táng gần lăng Khải Định tại xã Hương Chữ, Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế. Căn nhà 79 Phan Đình Phùng mà bà đã ở những ngày cuối đời hiện nay được cải tạo lại thành điểm thăm quan cho khách du lịch.
 
Top Bottom