Văn 8 Tức nước vỡ bờ

Bminh_08

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
95
123
46
Hà Nội
THCS Đại Nghĩa
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Dưa Chuột

GOLDEN Challenge’s winner
Thành viên
7 Tháng năm 2018
432
317
101
21
Bình Định
THPT Số 1 Phù Cát
Chị là mẫu người phụ nữ đại diện cho lớp người phụ nữ thống khổ dưới chế độ nước ta bị thực dân Pháp cai trị, xâm lược. Cuộc sống người dân thống khổ qua hình tượng các nhân vật. Chị là người phụ nữ yêu chồng, thương con. Cái khắc nghiệt của cuộc sống người nông dân đã làm cho chị đôi lúc phải bất lực. Chồng bị bắt, chị phải đem con đi ở đợ để có tiền thuế thân đóng cho chồng. Nhìn cảnh chị em Tí nhường nhau rổ khoai bị sượng mà người đọc không cầm được nước mắt. Tình vợ chồng gắn bó, tình chị em lúc chia li. Tất cả do chiến tranh, lề thói phong kiến gây ra. Trong đêm tối định mệnh, chị vùng dậy bỏ chạy trong màn đêm như chính cuộc đời tối tăm của chị...:)
 

Cô Bé Ngốc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng chín 2015
575
830
179
20
Hưng Yên
Trường Trung học cơ sở Long Hưng
"Tức nước vỡ bờ" là đoạn trích hay trong tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố với nhân vật chị Dậu được tái hiện vô cùng ấn tượng, cho người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp của người phụ nữ trong cái xã hội tàn ác thời bấy giờ. Chị Dậu cũng như bao người phụ nữ khác, cũng có một gia đình êm ấm nhưng hoàn cảnh đưa đẩy đã khiến chị không được sống trong hạnh phúc. Gia đình chị ở cảnh "nhất nhì trong hạng cùng đinh" nên chị luôn bị thúc sưu thuế, bị chèn ép, cùm kẹp từng ngày từng giờ, phải cố bảo vệ chồng. Đối với anh Dậu, chi chăm sóc, quan tâm, dùng những lời lẽ vô cùng nhẹ nhàng và ân cần để hỏi han. Nhưng khi đứng trước cảnh chồng bị bọn người nhà lí trưởng và cai lệ sấn tới đánh trói, chị đã vùng lên mạnh mẽ, dám đương đầu với bọn chúng. Chị xưng "bà" với tên cai lệ thể hiện sự khinh bỉ cao độ, đồng thời thể hiện sự thách thức không hề run sợ. Quả thực, chị Dậu mang vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người phụ nữ nhưng cũng là hiện thân của người phụ nữ mạnh mẽ vươn lên như bông hoa sen ngát hương giữa bùn lầy đen tối. Có thể nói, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam những năm 1930-1945, thật hiếm có người phụ nữ nào bấk thương yêu chồng sâu sắc như chị Dậu
 

Nguyễn Kiều Hương 2005

Học sinh
Thành viên
16 Tháng chín 2018
62
24
26
19
Trà Vinh
Trường Trung Học Cơ Sở Thạnh Phú
Chị Dậu là một người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN trong thời kì phong kiến, chị yêu chồng thương con tha thiết, đảm đang, tháo vác và có sức sống mạnh mẽ(thể hiện lúc chị phản kháng tên cai lệ) dưới ách thống trị của chế độ thực dân nữa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng của Đảng. Chị mang hình ảnh son sắt, thủy chung của người phụ nữ xưa.
 
Top Bottom