Văn Tức nước vỡ bờ

Bé Thiên Bình

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
1,560
2,782
504
Nghệ An
THCS Hưng Thịnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Viết một đoạn văn cảm nhận về chị Dậu khi vật ngã trên cai lệ.
2. Viết đoạn văn phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
3. Viết đoạn văn phân tích nhân vật cai lệ
4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của nhan đề đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
1. Viết một đoạn văn cảm nhận về chị Dậu khi vật ngã trên cai lệ.
2. Viết đoạn văn phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
3. Viết đoạn văn phân tích nhân vật cai lệ
4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của nhan đề đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
1.
+là một đoạn tuyệt khéo
+Cai lệ - công cụ tay sai ở cấp huyện và đồng thời với hắn, tên “người nhà lí trưởng” - tay sai cấp làng - cũng bị đánh gục: “hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
=>quyền uy của chê độ thuộc địa nửa phong kiến đã bị “người đàn bà lực điền”, “bị chị chồng con mọn” cho đo ván không chỉ bằng sức lực mà còn bằng cả sự thức tỉnh khởi nguồn từ sự uất ức bị dồn nén, chất chứa, sự tủi nhục cực khổ khi phải đứt ruột bán con, bán chó để lo cho đủ một suất sưu cho chồng. Chị Dậu sẵn sàng chấp nhận điều tồi tệ nhất: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
=>Sức mạnh của lòng căm hờn – đó cũng là sức mạnh của lòng yêu thương.
=> Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng
2.

+Khi phân trần với cai lệ và đám người nhà lí trưởng, giọng chị Dậu “run run” nhưng không phải là run sợ mà là một cách thế hiện sự mềm mỏng, nhẹ nhàng. Tiếp đó, chị “vẫn thiết tha” van nài (“Xin ông trông lại”), thậm chí khi tên cai lệ chạy “sầm sập tới chỗ anh Dậu” thì sắc của chị biến đối, chị “xám mặt” “chạy đến đỡ tay hắn”.
=>nhún nhường, vẫn là sự van xin: “Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”.
+Tên cai lệ vẫn “sấn đến”,hành động của cai lệ (“giật phắt”, “chạy sầm sập”, “sấn đến”,....) diễn tả sự thô bạo đến cùng cực của hắn.
=>không còn nhún nhường hay phân trần nữa mà chị đấu lí.
=> cao trào của xung đột được tái hiện bằng sự chuyển đổi bất ngờ của chị Dậu cả về thái độ lẫn hành động: “Chị Dậu nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”.
+chị Dậu hạ mình (gọi cai lệ là ông xưng cháu, van xin: “cháu van ông”) sau đó đến quan hệ đồng đẳng (tôi - ông) và cuối cùng là hạ thấp triệt để đối thủ (bà - mày).
=>thái độ rất quyết liệt và điều đó càng thể hiện rõ qua hành động “túm lấy cổ” cai lệ “ấn dúi ra cửa”.
=>sự uất ức bị dồn nén, chất chứa, sự tủi nhục cực khổ khi phải đứt ruột bán con, bán chó để lo cho đủ một suất sưu cho chồng.
3.
+ Nhân vật cai lệ được miêu tả bằng cách cho hắn lộ rõ bản chất ngay từ đầu, từ điệu bộ, cử chỉ, hành động đến lời nói...
+ không che giấu bản chất tay sai của mình và sử dụng nó để trấn áp, đe dọa những người dân hiền lành thấp cổ bé họng.
=> con người hắn không có chỗ cho tình người hay nói cách khác hắn đã mất hết tính người.
+ ra oai bằng cách “gõ đầu roi xuống đất”, bằng cách “thét” với “giọng khàn khàn”. =>lố bịch vì “gõ xuống đất” thì có dùng sức mạnh bao nhiêu đi chăng nữa, tiếng vang cũng không lớn,
+Cái “giọng khàn khàn” của hắn thì dù có “thét” hay “gào”, “rống” đi chăng nữa thì âm vực cũng không thoát ra khỏi cái “khàn khàn” => cho thấy địa vị tay sai thấp hèn của hắn
+ “trợn ngược hai mắt”, “hắn quát”, hắn “hằm hè”, , ăn nói cục cằn thô lỗ,vô học: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”,không chỉ nói mà còn kèm theo hành động: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”, rồi “sấn đến trói anh Dậu”,“tát vào mặt chị Dậu một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”.
+ khi bị quật ngã “chỏng quèo” thì hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”.
=> tràn ngập âm thanh của đe dọa, của khủng bố, của chết chóc, được khắc họa bằng các hình ảnh thính giác, hình ảnh thị giác, làm nổi bật nhân vật cai lệ-một tên tay sai khát máu, một kẻ chuyên ức hiếp người lành.
=> là hiện thân cho loại người - công cụ, loại nô lệ tuyết đối trung thành với chủ. Chính tính chất nô lệ, công cụ này đã loại bỏ tính người ra khỏi con người hắn.
4.
Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
 
Top Bottom