Văn 9 Tục ngữ, thành phần câu

Ngọc An Thư

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng tư 2020
19
3
6
Bình Phước
Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau” có mâu thuẫn với nhau không? Dựa vào phương châm hội thoại, em
hãy lý giải điều đó.
Bài2: Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu:
a. Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
b. Thế à, cảm ơn các bạn.
c. Này, ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn!
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Bài 3: Viết lại câu có khởi ngữ trong các câu sau:
-Tôi đọc quyển sách này rồi.
-Tôi không hiểu nhưng có thể giải được.
- Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách… ( Bến quê)
-Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được ( Tiếng nói văn nghệ)
- Bạn ấy làm bài tập rất cẩn thận.
Bài 4:
- Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu , đoạn ?
a-Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
b-“Ngoài cửa sổ bây giờ mấy bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu
sắc đã nhợt nhạt.”
c- “Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – con hãy qua
đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về…”
d- Thưa ông , chúng cháu vừa ở Gia Lâm lên đấy ạ .
e- Chao ơi, bầu trời xanh quá,màu áo thân yêu của ta đã xếp lại nơi nhà.
f-Tôi không bằng lòng với ai cả.Hình như tôi cũng không bằng lòng cả tôi.
h-Bác nhớ miền Nam , nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.
k-. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.

i-. Đàn cò chở nắng qua sông
Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bài 1: Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau” có mâu thuẫn với nhau không? Dựa vào phương châm hội thoại, em
hãy lý giải điều đó.
Bài2: Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu:
a. Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
b. Thế à, cảm ơn các bạn.
c. Này, ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn!
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Bài 3: Viết lại câu có khởi ngữ trong các câu sau:
-Tôi đọc quyển sách này rồi.
-Tôi không hiểu nhưng có thể giải được.
- Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách… ( Bến quê)
-Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được ( Tiếng nói văn nghệ)
- Bạn ấy làm bài tập rất cẩn thận.
Bài 4:
- Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu , đoạn ?
a-Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
b-“Ngoài cửa sổ bây giờ mấy bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu
sắc đã nhợt nhạt.”
c- “Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – con hãy qua
đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về…”
d- Thưa ông , chúng cháu vừa ở Gia Lâm lên đấy ạ .
e- Chao ơi, bầu trời xanh quá,màu áo thân yêu của ta đã xếp lại nơi nhà.
f-Tôi không bằng lòng với ai cả.Hình như tôi cũng không bằng lòng cả tôi.
h-Bác nhớ miền Nam , nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.
k-. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.

i-. Đàn cò chở nắng qua sông
Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta.
Bài 1:
Trong câu tục ngữ "lời nói gói vàng", lời nói được ví với vàng, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cần được gìn giữ và sử dụng cẩn thận; còn câu "lời nói chẳng mất tiền mua/ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" khuyên con người cần lựa lời mà nói để tránh tổn thương cho người khác bởi "chẳng mất tiền mua". Khi mới đọc hai câu tục ngữ, có vẻ như mâu thuẫn nhưng ngược lại, chúng bổ sung cho nhau. Hai câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta cần vận dụng phương châm hội thoại cho hợp lý và linh hoạt. Trong giao tiếp, chúng ta cần hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.
Bài 2:
a. Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui
vào hang.
Nửa tiếng đồng hồ sau: trạng ngữ
Chị Thao: CN
Chui vào hang: VN
b. Thế à, cảm ơn các bạn.
Thành phần cảm thán
c. Này, ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn!
Thành phần tình thái
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Kẹo đây: khởi ngữ
Con: CN
Lấy mà chia cho em: VN
Bài 3:
- Quyển sách này thì tôi đọc rồi
- Không hiểu nhưng tôi có thể giải được
- Nghe bố gọi, chạy vào mà Tuấn vẫn cầm quyển sách trong tay
- Một bài thơ hay, ta không bao giờ đọc một lần mà bỏ xuống được
- Bài tập thì bạn ấy làm rất cẩn thận
Bài 4:
a-Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
Thành phần tình thái
b-“Ngoài cửa sổ bây giờ mấy bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu
sắc đã nhợt nhạt.”

Thành phần phụ chú
c- “Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – con hãy qua
đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về…”
Thành phần phụ chú
d- Thưa ông , chúng cháu vừa ở Gia Lâm lên đấy ạ .
Thành phần gọi đáp
e- Chao ơi, bầu trời xanh quá,màu áo thân yêu của ta đã xếp lại nơi nhà.
Thành phần cảm thán
f-Tôi không bằng lòng với ai cả.Hình như tôi cũng không bằng lòng cả tôi.
Thành phần tình thái
h-Bác nhớ miền Nam , nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.
Thành phần phụ chú
k-. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.
Thành phần cảm thán
i-. Đàn cò chở nắng qua sông
Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta.
Thành phần gọi đáp
 
Top Bottom