Tức cảnh Pác Bó

M

mrpeach

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BAi 1:bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"của Hồ Chí Minh thuộc thể thơ gì? Kể tên 2 bài thơ cùng thể thơ đã học?
-Em hiểu thế nào về nội dung câu thứ hai của bài thơ ????????
THANKS!!!!!!!!!!!=((





Bạn chú ý tiêu đề + viết bài có dấu nhé!
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
K

khoctrongmua1999

Vào độ tuổi mười chín, đôi mươi, cùng với một số bè bạn quê ở Khu 4 cũ, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Sư phạm Quảng Bình (Khóa 1960-1962), tôi được ra Khu tự trị Việt Bắc công tác. Trong hơn 10 năm sống, làm việc, giảng dạy và học tập ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc, chúng tôi đã có nhiều dịp đặt chân đến hàng chục làng bản của vùng đất này. Không ít tên núi, tên sông, tên các di tích lịch sử- văn hóa nơi đây đã trở nên quen thuộc với anh chị em giáo viên chúng tôi, ví như Đèo Gió, ải Chi Lăng, núi Tam Thanh, Nhị Thanh, phố Kỳ Lừa, ga Đồng Đăng, sông Lô, hồ Ba Bể, Bắc Sơn, Đình Cả, Võ Nhai v.v… Từ công việc giảng dạy, học tập, từ những chuyến đi thực tế về các làng bản, chúng tôi đã được gặp gỡ, trò chuyện với nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhiều bà con các dân tộc ở Việt Bắc từng sống và làm việc bên Bác Hồ những ngày Người ở "Thủ đô gió ngàn". Qua những hồi ức của họ, chúng tôi nhận ra rằng: Việt Bắc với Bác Hồ và Bác Hồ với Việt Bắc là mối quan hệ, là tình cảm thiêng liêng vô cùng cao đẹp. Điều này đã được thể hiện rất sống động, rất chân thành trong các chuyện kể gian dân, trong thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong nhiều vần thơ, bản nhạc, tranh ảnh v.v… của nhiều văn nghệ sỹ đương đại. Truyện kể về Bác, truyện nào cũng đem đến cho người nghe, người đọc những điều bất ngờ, thú vị và để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc cho mọi người, ví như chuyện Bác sống và làm việc ở vùng núi rừng Pác Bó.

Sau 30 năm bôn ba hoạt động Cách mạng ở nước ngoài, mùa Xuân Tân Tỵ (ngày 28/1/1941), từ làng Nậm Quang, Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước để cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở khắp 3 miền. Nơi Bác đặt chân đầu tiên khi về nước chính là mảnh đất bên cột mốc 108 của biên giới Việt-Trung. Bác đã đứng lặng hồi lâu trước cảnh núi non hùng vĩ của Tổ quốc. Theo hồi ký của một số cán bộ cùng đi với Bác Hồ hồi đó, thì Bác đã không kìm nổi cảm xúc của mình nên hai hàng lệ cứ lăn dài trên gương mặt Bác.

Những ngày đầu về nước hoạt động Cách mạng Bác đã được các cán bộ địa phương bố trí ở trong khu vực hang Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Đại tá Dương Đại Lâm, một thanh niên người Tày từng sống với Bác hồi năm 1941 đã cho chúng ta biết về Pác Bó như sau: "…Cái hang Bác ở trên núi cao, từ bờ suối trèo lên phải qua một cái dốc khá dài, cỏ cây rậm rạp vít chặt lối đi, hễ mưa xuống là trơn nhẫy, vắt ra nhiều như trấu. Lên đến cửa hang muốn vào trong, còn phải chui sâu xuống dưới, không bám chắc tay có thể bị tụt, ngã…

Trong cái hang có ba cái ngách nhỏ. Trong một ngách có tảng đá to. Bác gác vài cái que, rải lá lên làm giường nằm. Không khí trong hang ẩm thấp. Ngày nắng ráo còn khá, những hôm trời mưa rất ẩm ướt, nằm trong hang lạnh buốt thấu xương… Bác tuổi đã nhiều, người lại gầy yếu, thế mà Bác vẫn ung dung, không lúc nào tỏ ra mệt mỏi…" (Được gặp Bác- NXB Việt Bắc- 1970 tr 36).

Bác đặt tên cho ngọn núi nơi Bác ở là "núi Các Mác" và con suối nơi đây là "suối Lê Nin". Về con suối này, anh Trần Văn Loa, một thầy giáo dạy Văn ở Thái Nguyên đã có những câu thơ rất xúc động:

… Bác uống nước của dòng suối
Để thành máu nuôi tim
Bóng Bác đi hôm sớm
Mang mùa Xuân về đó đây…

"Suối Lê Nin")

Bài thơ "Suối Lê Nin" (con suối được người Tày Nùng gọi là Khuổi Nặm) sau khi được công bố trên báo Nhân dân đã được các nhạc sỹ: Phạm Tuyên, Hà Té- Hoàng Đạm phổ nhạc và bài thơ- bản nhạc đó đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật viết về Bác Hồ được đông đảo người nghe yêu thích.

Những ngày ở Pác Bó, Bác đã đồng cam, cộng khổ với cán bộ, chiến sỹ, đồng bào, từ việc nằm ngủ trên sàn lạnh đến việc ăn măng rừng, rau rừng, dù lúc ấy Bác rất gầy yếu. Người phụ trách việc cơm nước cho tập thể các cán bộ sống và làm việc ở Pác Bó hồi ấy kể rằng: dù rất thương Bác, anh cũng chỉ chắt chiu dành cho Bác được một bát nước cơm trước mỗi bữa ăn mà thôi…

Gian khổ và khó khăn là vậy nhưng Bác luôn vui vẻ và lạc quan. Bác học và nói được tiếng dân tộc Tày Nùng. Tết đến, Xuân về Bác xuống các làng bản ở Trường Hà thăm hỏi và chúc tết đồng bào, mang phong bao "lì xì" cho trẻ nhỏ… Bà Nông Thị Trưng, một nữ chiến sỹ Cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa trong một lần nói chuyện với giáo viên và học sinh trường tôi dạy những năm sáu mươi của thế kỷ trước đã kể với chúng tôi rằng: Bà là người đã được Bác Hồ đặt tên, dìu dắt, dạy chữ và tặng sách khi bà mới bước vào con đường hoạt động Cách mạng. Người con gái Tày mang tên người anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị mãi mãi, ghi nhớ những câu thơ Bác viết khích lệ chị "ra công học tập", nối gót cha ông:

Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà.

Thời gian ở Cao Bằng, Bác Hồ đã cùng với Ban chấp hành Trung ương Đảng mở Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), ra quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, đưa phong trào Cách mạng giải phóng dân tộc bước qua một giai đoạn mới, giai đoạn tiền khởi nghĩa, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân. Cũng trong những ngày sống và làm việc bên suối Lê Nin, giữa rừng Pác Bó, Người đã viết nhiều bài báo, vần thơ để tuyên truyền Cách mạng, để giác ngộ, động viên, khích lệ chiến sỹ, đồng bào hăng hái, dũng cảm đánh Tây, đánh Nhật, diệt ác, trừ gian, ví như các bài: "Mười chính sách của Việt Minh" (1941), Dân cày (1941), Phụ nữ (1941), Kêu gọi thiếu nhi (1941), Ca binh lính (1941), Ca sợi chỉ (1942), Hòn đá (1942), Con cáo và tổ ong (1942) v.v… Đặc biệt Bác viết cả một diễn ca dài bằng thể thơ lục bát để nói về lịch sử nước ta từ thuở khai sinh, lập địa đến thời kỳ hiện đại. Kết thúc tác phẩm thơ này, Bác viết:

"Bốn lăm Cách mạng hoàn thành".

Lời khẳng định ấy của Bác chỉ mấy năm sau là thành hiện thực. Bác quả là bậc có tầm nhìn xa, trông rộng, là nhà tiên tri của thời đại mới.

Với núi rừng Pác Bó, Bác có 2 bài thơ chan chứa tình cảm giữa con người với cảnh vật, và sự gắn kết giữa cuộc sống thường nhật với công việc trọng đại của đất nước, của Cách mạng.

Bài 1: Pác Bó hùng vĩ

Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.

Bài 2: Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời Cách mạng thật là sang.

Núi rừng, sông suối Pác Bó đã đùm bọc, chở che và bảo vệ Bác; nhân dân các dân tộc vùng căn cứ địa Việt Bắc kính trọng, yêu thương Người, gọi Người là "ông Ké" (ông già) của làng bản. Chính vì vậy, mà 20 năm sau, khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) vừa kết thúc được mấy năm, Bác đã trở lại thăm chốn cũ, người xưa để đền đáp lại ân tình của chiến sỹ, đồng bào đã dành cho Cách mạng trong những năm đầy gian khổ, thiếu thốn, khó khăn. Về Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng) lần này, Bác tức cảnh làm bài thơ "Thăm lại hang Pác Bó":

Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.

(20/2/1961)

Việt Bắc cũng như mọi miền của đất nước giờ đây đã đổi thịt, thay da rất nhiều; cảnh vật cũng đã có nhiều nét khác xưa nhưng Pác Bó mãi mãi vẫn là một địa danh khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam với tất cả niềm trân trọng, yêu mến vô bờ.
bạn tham khảo oy cho mình chữ THANKS NHA HJHJ
 
Top Bottom