Nói chung là về tư tưởng nhân đạo, bạn cần nắm rõ 4 ý cốt lõi sau đây:
1. Sự cảm thương sâu xa của tác giả đối với số phận khổ đau oan trái của con người
2. Phát hiện ra trong những con người đó vẻ đẹp khuất lấp, cái tính người không gì có thể phai nhoà được
3. Lên án xã hội, các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người
4. TRân trọng, nân đỡ những ước mơ, hi vọng vào một ngày mai tươi sáng
Đây là 4 ý chính mà khi người ra đề hỏi về giá trị nhân đạo trong tác phẩm nào bạn cũng phải áp vào để tìm ra.
Còn về riêng Hai đứa trẻ của Thạch Lam, theo ý kiến chủ quan của mình nó được thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thạch Lam thấu hiểu, với ngòi bút đầy yêu thương, xa xót cho khi viết về con người nơi phố huyện với cuộc sống mòi mỏi, đơn điệu và nhàm chán, dường như không có ước mơ, hi vọng: những đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm...với kiếp sống quẩn quanh, bế tắc và buồn tẻ. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ thường ngày của họ
-Sự tinh tế khi diễn tả những biến động sâu kín trong tâm hồn Liên: buổi chiều xuống chị thấy tâm hồn buồn mang mác, chị thương những đứa trẻ nơi xóm chợ nhưng không thể làm gì cho chúng
- Ông còn tinh tế nhận ra trong cái cuộc đời tẻ nhạt, nhàm chán quẩn quanh tưởng như không có ước mơ, hoài bão của những con người nơi phố huyện vẫn là một ước mơ, một hi vọng thoát khỏi cái bóng tối bao trùm để hướng về phía ánh sáng ( chú ý phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên và hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện) :
+ Đêm nào, Liên và An cũng đợi tàu không phải để bán hàng mà để được nhìn “ hoạt động cuối cùng của đêm khuya “
+ Từ xa âm thanh đoàn tàu vang động cả một vùng “ tiếng xe dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi “. Lại gần, đoàn tàu như một thế giới khác, lố nhố “ trên những toa hạng sang trọng, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng “, “ các toa đèn sáng trưng chiếu sáng cả xuống đường ...”
+ Đối với chị em Liên, chuyến tàu là biểu hiện của sự sống náo nhiệt, đầy ánh sáng. Nó gợi lại kỷ niệm của ngày xưa sung sướng ở Hà Nội khi thầy Liên chưa mất việc. Đoàn tàu đã mang lại thế giới khác, thế giới của ánh sáng, của ước mơ. Con tàu đã đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng, u uẩn.
Hình ảnh đoàn tàu thể hiện mơ ước của người dân phố huyện, đặc biệt là hai chị em Liên và An, về một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
- Từ đó, tác giả cất tiếng hỏi về tương lai của con người