Từ " Mẹ" trong tiếng nói loài người

T

thanhkimnguyen264

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu"


Đó là lời thơ của đại thi hào Nga Mácxim Gorki, đề cập đến chức năng của người mẹ - chức năng sinh sản để bảo tồn nòi giống. Nhưng không chỉ có chức năng sinh sản mà người mẹ - người phụ nữ còn có những chức năng cũng như vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.

Từ buổi ấu thơ của tuổi xuân nhân loại, người mẹ đã từng giữ vai trò mẫu hệ (trong thời kỳ tộc mẫu hệ - con cái sinh ra mang họ mẹ). Đó là những bậc thang tiến hóa mà loài người đã trải qua. Trong gia đình, người mẹ là linh hồn hội tụ mọi nguồn tình cảm, là niềm vui nỗi buồn của con cái và đức ông chồng, là " bà nội trợ vĩ đại" trong nữ công gia chánh. Mẹ cũng là người bạn đầu tiên, là cô giáo đầu tiên dạy con mọi hành vi cử chỉ và tiếng nói ban đầu từ thuở còn trong nôi. Mẹ còn là người cung cấp năng lượng vật chất và tinh thần bồi đắp cơ thể và tâm hồn trẻ thơ. Việt Nam có câu: " Cha sinh không bằng mẹ dưỡng" . Ngoài xã hội và thế giới tự nhiên, người phụ nữ nói riêng và người mẹ nói chung giữ vai trò cân bằng sinh thái, điều hòa sự sinh tồn của nhân loại. Trên trái đất, phái đẹp mà trong đó có phụ nữ chiếm tới 52% số dân. Trong số đó, nhiều người đã trở thành những nguyên thủ quốc gia, những nhà ngoại giao, chính khách, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhà bác học hay những nghệ sĩ tài hoa. Đặc biệt có những bà Mẹ đã sản sinh và dạy dỗ cho nhân loại những bậc vĩ nhân. Thế giới của những bà Mẹ nói riêng và của phái đẹp nói chung là nguồn cảm hứng và là đề tài vô tận cho những tác phẩm nghệ thuật. Họ là những bông hoa tuyệt vời của trái đất mà tạo hóa đã sinh thành.

Người mẹ có vai trò lớn là thế, vậy từ " Mẹ" được biểu đạt như thế nào trong các ngôn ngữ trên thế giới?

Một điều thật kỳ diệu là từ " Mẹ" của nhiều ngôn ngữ trên thế giới đều mở dầu bằng chữ " m" .

Mẹ trong tiếng Trung Quốc gọi là Mủ xin (mẫu thân), trong tiếng Nga gọi là Máma, Mamb, trong tiếng Anh gọi là Mother, Mummy, trong tiếng Pháp gọi là Mère, Maman, trong tiếng Đức gọi là Mutter và trong tiếng Ba Lan gọi là Matka...

Trong cộng đồng các dân tộc người Việt Nam, người Mường gọi người đã sinh ra mình là Mế, người Tày gọi là Mé, còn người Kinh gọi là Mẹ, Mợ, Má.

Sự trùng hợp này nhìn bề ngoài có vẻ ngẫu nhiên, nhưng thực tế nó đều tuân thủ theo quy luật ngữ âm. Mỗi khi đứa trẻ bập bẹ nói, nó thường mở đầu bằng cách phát âm các phụ âm môi như: " m" , " b" vì các âm này dễ bật ra nhất. Khi bi bô tập nói, nếu có nhu cầu thì bé kêu " mơ mơ, me me" và ngay khi đó người mẹ xuất hiện trước mặt bé. Qua phản xạ quen dần, phải chăng từ Mẹ, Má, Mother, Mère đã ra đời từ đó?

Như vậy, có thể khẳng định từ mẹ là tiếng gọi đầu tiên của đứa trẻ khi biết nói. Từ mẹ là một danh từ thiêng liêng trong trái tim nhân loại. Người mẹ là nơi chứa đựng tình thương, tình yêu, lòng độ lượng bao dung và lòng nhân ái cao cả. Người mẹ và phái đẹp là một " kho tàng" vật chất - tinh thần vun đắp cho trẻ thơ, là nguồn động lực thúc đẩy nhân loại phát triển. Vị trí, vai trò của người mẹ nói riêng, của phụ nữ nói chung thật đúng như lời nhận xét của một nhà triết gia:

" ... Không có phụ nữ không có tình yêu
Không có tình yêu không có hạnh phúc
Không có người mẹ không có anh hùng" .



Vũ Xuân Trung
 
B

buomdem_2702

"Mẹ" tiếng gọi thân thương, quen thuộc nhưng vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng! Hãy trân trọng tiếng "mẹ" vì ko phải ai trên đời này cũng được vinh dự cất tiếng gọi ấy. Con người có một nhược điểm là chỉ khi nào đã mất đi cái gì rồi mới thấy cái đó có ý nghĩa. Hãy trân trọng mẹ đững để đến một ngày khi mẹ xa ta mới nghẹn ngào cất tiếng gọi "mẹ ơi!"
 
Top Bottom