1.Em hãy giải thích tại sao Đông nam bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp cao nhất cả nước?
2.Cơ cấu giá trị sản lượng CN theo thành phần kinh tế nước ta, năm 1996-2005 có
sự thay đổi như thế nào?
Câu 3: Ở địa phương em có các hình thức tổ chức lãnh thổ CN nào?
Câu 4: Giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội lại là 2 trung tâm công
nghiệp lớn nhất nước ta?
Câu 1:
- Về vị trí địa lí:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.
+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).
+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.
+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
Câu 2:
– Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế
– Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .
– Chú trọng phát triển công nghiệp.
Câu 3:
Bạn tự liên hệ ở địa phương và làm câu này nhé!
Câu 4:
- Về vị trí địa lí:
+ Cả hai đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Băc và nằm trong tam giác tăng trưởng phía Bắc; TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+
+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông rộng lớn, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng. (Hà Nội gần cảng Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh có cảng TP. Hồ Chí Minh).
+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (phía Bắc có Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng; phía Nam có Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long).
- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là hai thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng của cả hai đều khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp ở hai thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.
+ Là các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
+ Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước (Hà Nội ở phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh ở miền Nam)-> rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.
+ Thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Nguồn: loigiaihay.