[Tư liệu] Phong trào thơ mới.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ thấy có nhiều bạn đang tìm hiểu về PHONG TRÀO THƠ MỚI nên tớ xin cóp nhặt 1 tí về nó để các bạn tìm hiểu thêm.

Đầu thập niên 1930, văn hoá Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc cách tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ mới.

1. Khuynh hướng:

Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

2. Các tác giả - tác phẩm:
ThơThế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu...
Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ...
Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang...
Lưu Trọng Lư: Tiếng thu, ...
Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ,Mùa xuân chín...
Nam Trân: Đẹp và Thơ - Cô gái Kim Luông...
Chế Lan Viên: Thu...
Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô...
Vũ Đình Liên: Ông đồ...
Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương...
Tế Hanh: Quê hương...
Nguyễn Bính: Mưa xuân...
Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian...
Thâm Tâm: Tống biệt hành...
Vũ Hoàng Chương: Say đi em...
T.T.Kh: Hai sắc hoa Tigôn...

(nguồn: vi.wikipedia)


3. Một số tác phẩm tiêu biểu :

Cây đàn muôn điệu - Thế Lữ.


Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi vui chơi
Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc, câu cười,
Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng,
Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng.
Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than,
Cảnh thương tâm, ghê gớm, hay dịu dàng.
Cảnh rực rỡ, ái ân hay dữ đội.

Anh dù bảo: tính tình tôi thay đổi,
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể.
Mượn lấy bút nàng Ly Tao tôi vẽ,
Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca
Vẻ đẹp u trầm, đắm đuối, hay ngây thơ,
Cũng như vẻ Đẹp cao siêu, hùng tráng
Của non nước, của thi văn, tư tưởng.
Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhân;
Ánh tưng bừng linh hoạt nắng trời xuân;
Vẻ sầu muộn âm thầm ngày mưa gió;
Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ;
Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay;
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy;
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng;
Chí hăng hái đua ganh đời náo động:
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
Tôi sẵn lòng đau vì tiếng ai bi,
Và tôi cảm khái bởi những lời hăng hái.
Tôi ngợi ca với tiếng lòng phấn khởi,
Tôi thở than cùng thiếu nữ bâng khuâng,
Tôi véo von theo tiếng sáo lưng chừng,
Tôi yên ủi với tiếng chuông huyền diệu,
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn mầu:
Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu:
Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu.


Vội vàng - Xuân Diệu.

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,


Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kyanhdo
T

thuyhoa17

Còn đây là 1 bài nhận định về phong trào thơ mới, nó khá dài. Nhưng theo tớ là bổ ích.
Bạn thực sự quan tâm. HÃY ĐỌC NÓ. :x

Thơ Mới nói chung và Phong trào Thơ Mới nói riêng là một thế giới mênh mông mà ở đó mọi cao vọng khám phá tận cùng đều dễ trở nên hoang tưởng.
Chúng ta lại chịu sức ép của một thời gian hạn định nên mục đích “tri ngộ” đầy đủ bản chất của nó càng quá khó.

....
Vượt ra khỏi quỹ đạo của văn chương trung đại Phương Đông, bỏ qua những quan điểm tư tưởng nghệ thuật Trung Hoa cổ và kiểu sáng tác ước lệ có tính phi ngã, từ chối chất liệu chữ Hán, chữ Nôm và những quy phạm quá chặt chẽ của hình thức văn chương cổ, nền văn học Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ đã chuyển động một cách mạnh mẽ về phía trước. Thế nhưng câu hỏi nền thơ hiện đại Việt Nam bắt đầu từ đâu, 1900, 1930 hay trước nữa. Tản Đà tiên sinh được Hoài Thanh đặt ở vị trí đầu cuốn Thi nhân Việt Nam và được gọi là con người thơ của hai thế kỷ nhưng có phải là người mở đầu không ? Vấn đề quả nhiên là khó .
Trong bước tiến ấy, phong trào thơ Mới, một cuộc cách mạng về thi ca về mặt danh chính ngôn thuận có thể được đánh dấu ngày 10-03-1932 khi Phan Khôi in bài Tình già trên tờ Phụ nữ Tân văn số 122. Từ đó qua 10 năm đấu tranh bằng cả lý luận lẫn thực tiễn sáng tạo với một loạt các tên tuổi sáng chói đã khiến phong trào thơ Mới trưởng thành và giành chiến thắng hoàn toàn trước thơ cũ. Tuyên ngôn và hành động đi đôi, Thế Lữ , Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp rồi đến Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Chế lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương… cùng một loạt các tác giả khác trên 10 năm đã tạo nên được một dàn hợp ca với nhiều cung bậc độc đáo và nó đã rung lên mạnh mẽ. Sự kiện được xem như kết thúc phong trào văn chương có một không hai ấy để từ đó nó hoà tan vào nền văn học đương đại và lớn mạnh là lời tựa tập thơ Mùa cổ điển (Quách Tấn) của Chế Lan Viên mà lời lẽ như một khúc khải hoàn ca. Bằng tất cả sự hăng hái nhiệt thành của tuổi 20, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã coi việc làm của Phan Khôi có ý nghĩa mở ra một lối thoát “một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết” (Phụ nữ Tân Văn , số 153, 6-1932). Thực ra trước một mốc lịch sử ấy, ý hướng đổi mới đã manh nha từ những ý tưởng của Phan Khôi trên Đông pháp thời báo (1928) , và của Trịnh Đình Rư trên Phụ nữ Tân văn số 26 (1929) và cả bản dịch bài ca La cigale et la fourmi (Con ve và cái kiến – La Fontaine ) của Nguyễn Văn Vĩnh. Bài thơ Tình già “trình làng” như là một qủa bom tuyên chiến khởi sự cuộc tranh cãi quyết liệt giữa hai phái thơ cũ và thơ Mới; phái thơ cũ với Nguyễn Văn Hanh, Tản Đà, Thái Phỉ , Huỳnh thúc Kháng…; phái thơ Mới với Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm, Nguyễn Trường Bách, Lê Tràng Kiều, Hoài Thanh, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư,… là tổng kết phong trào thơ mới trong cuốn sách phê bình có tầm thế kỷ: Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân.

......
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
T

thuyhoa17

...
Trong sự tiếp biến văn hóa phương Tây và thơ Pháp, Thơ Mới đã vượt ra khỏi đề tài của thơ trung đại với “mây, gió, trăng, hoa tuyết, núi, sông” để bồng bềnh trong tình yêu (một đề tài còn để lại nhiều khoảng trống trong văn học trung đại) để dạt trôi trong một thiên nhiên tràn chất nhân tính chủ quan, trong cõi say mơ trần thế,… Nhà thơ Mới còn học ở câu thơ 8 chữ, kiểu vần chân với các kiểu vần ôm, vần liền, vần cách, học ở một ngữ pháp thơ năng động và gần với đời sông tâm hồn con người ở thơ Pháp.
Khách ngồi lại cùng em tromg chốc nữa
Vội vàng chi, trăng sáng lắm, khách ơi !
(Lời kỹ nữ – Xuân Diệu)
Tôi là kẻ bạo hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
(Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)
Học cả ở ngôn từ Pháp:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ nữa màu xanh
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Yêu cầu tính âm nhạc trong thơ của Bauderlaire, Verlaine, Rimbeau cùng những ý tưởng của Edmaid Harancourt “Yêu là chết ở trong lòng một ít”, “Đi là chết ở trong lòng một ít” (Patir c’est mourir un peu)
Đặc biệt họ tìm thấy ở thơ Pháp và văn học Âu châu nguồn hạt nhân quan trọng bậc nhất này : cái tôi trữ tình là một phương thức biểu hiện trữ tình (điều này sẽ nói ở phần sau một cách rõ hơn ?)
Tuy là một ngã đường quen đôi khi nhàm chán, nhưng với nghệ thuật mọi yếu tố thẩm mỹ đều có khả năng “an nhiên” tồn tại trong khu đất mới. Phủ nhận thơ cũ, một lối thơ có nền tảng từ thơ Trung Quốc nhưng các nhà thơ mới vẫn bị ảnh hưởng của nó. Điều này thể hiện ở truờng phái thơ “hành” với điển cố Kinh Kha trong Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Thân Tâm. Thiên nhiên thơ Huy Cận phảng phất hồn thơ Đường Cái hàm súc gợi tình của điển cố vẫn có giá trị mê hoặc mới trong thơ:
Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi
(Bức tranh quê- Anh Thơ)
Không khói hoàng hhôn cũng nhớ nhà
(Tràng Giang – Huy Cận)
Mô típ nghệ thuật ” con nai ” trong một bài thơ viết về mùa thu của nhà thơ Nhật Bản Sarumaruở thế kỷ 8 trở đi trở lại trong thơ nhiều tác giả như Lưu Trọng Lư , Xuân Diệu …
Không khí “liêu trai” huyền ảo của một khu vườn đầy trăng có bóng dáng của chàng Trương Xuân Thuỵ băng qua đường tìm gặp Thôi Oanh Oanh đã hoà lẫn trong cái nhìn thiên nhiên theo triết lý hưởng thụ của Xuân Diệu trong Hoa đêm

Sự tiếp tục nội sinh hoá các yếu tố của văn học Phương Đông của thơ Đường thật tinh tế, phức tạp, khó có thể nắm bắt hết được những cái thật. Có ai dám nói vần chân của câu thơ mới là của Pháp hay của Trung Hoa ? Thật khó thay !
.....

Vấn đề cuối cùng cần thấy là trong văn học trung đại Việt Nam, dù bị sự câu thúc nghiêm ngặt của thi pháp trung đại, nền văn học dân tộc vẫn có một sự dịch chuyển về hướng hiện đại với nhiều mầm mống khác nhau: tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương, phép tâm lý biện chứng và tinh thần tự do trong tình yêu của Nguyễn Du, cốt cách ngông nghênh tài tình đầy cá tính độc đáo của Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, cái nhìn rỗng không đỗ vỡ về “ta” và “trời xanh” của Nguyễn Khuyến ,… tất cả đã hàm chứa những giá trị hiện đại như một thứ phôi thai khiến gặp thời tiết đầy thế kỷ, chúng nhanh chóng vừa nội sinh hoá vừa tiếp biến, thẩm thấu và đồng hoá vào dòng văn học dân tộc để làm chuyển động cả một thế giới tinh thần trì trệ tưởng như hơn cả hàng nghìn năm. Không có tiềm năng này sẽ không có cuộc bức phá nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã làm, tất nhiên cũng không có cả phong trào Thơ Mới kỳ diệu này. Bởi lẽ giản đơn, mọi kết quả đều chứa trong nó một hành trình tự thân lặng lẽ chứ không phải là một quả sung rụng ngẫu nhiên, nhất là đối với một hiện tượng văn hoá mang tầm thế kỷ như Phong trào Thơ Mới .

(nguồn: tuelang.wordpress.com)
Có lược bỏ! ^^
 
  • Like
Reactions: Timeless time
B

buimyls

các bạn cho mình những nét chính về phong trào thơ mới được không
những nét chính nhất ấy
CẢM ƠN NHÌU NHA
 
Top Bottom