F
fly..fly..
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chú ý: phần chữ đen là lời dẫn nếu dùng các bạn có thể chỉnh sửa.Phần chữ hồng là trích của tác giả đó nha
Phần bổ trợ cho tác phẩm "tắt đèn":
Dòng thời gian cứ thế trôi, còn dòng chảy lịch sử là không tận vô cùng nó còn đọng mãi trong ta nhiều dấu ấn.Dòng chảy cảu văn học cũng vậy cứ nối tiếp, kế thừa và phát triển. Cảm hứng nhân đạo trong thơ văn cổ được phát huy một cách phong phú, rực rỡ trong thơ văn hiện đại. Thơ văn viết bằng chữ Quốc Ngữ trước và sau cách mạng đã sáng tạo nên bao nhân vật, bao tấm lòng tràn ngập tình yêu thương. Đem đến cho ta những tình cảm cao đẹp về lẽ đời, về tình người. Những cảm xúc đó được vắt ra từ máu và nước mắt của nhà văn, đúng như nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét:
"Cái thẻ thuế người thì vĩnh viễn ra tro rồi nhưng " Tắt đèn" vẫn còn truyền lại cho tôi những cảm xúc phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh vào thuế mạng người, đánh thuế vào hồn người sống và cả xác người chết..."
Thời phong kiến đã lùi dần vào quá khứ song "Tắt đèn" vẫn còn đó tiếng nói tố cáo bộ mặt tàn bạo cảu chế độ phong kiến từ những chính sách sưu thuế dã man và cũng từ đó ta càng nhận ra vẻ đẹp lung linh của:"Đóa sen trên đầm bùn phong kiến"(Nguyễn Tuân).Mỗi chúng ta quên sao được hình ảnh chị Dậu-Một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình cho những người nghèo khổ đã bị bần cùng hóa , bị đẩy vào những cảnh đau khổ tuyệt vọng, éo le, bị dập vùi trong kiếp người cùng cực, chị rất yêu thương chồng con đảm đang tháo vát và cũng thông minh sắc sảo vậy mà chị như mắc vào một cái hang đau khổ không sao thoát ra được. Chỉ vì một suất sưu hai đồng bảy cũng đủ làm điêu đứng một gia đình cố nông như chị:
"Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cho chú nó nữa nên mới lôi thôi như thế. Cho cháu khất" ( Ngô Tất Tố)
Ta biết rằng ở đây cái xã hội bất công, tàn nhẫn, xấu xa được dựng lên bằng một bức tranh tương phản, trớ trêu. Cái xã hội ấy đùn đẩy người nông dân ấy vào con đường tuyệt vọng không lối thoát.Vậy mà trong bức tranh đen tối ấy chị đến với chúng ta trong sáng, diệu kì với những phẩm chất cao đẹp và cả tinh thần phản kháng mạnh mẻ đối với thế lực bạo tàn đúng là con giun xéo lắm cũng quằn, có áp bức thì có đấu tranh
"Mày trói chồng bà đi...bà cho mày xem..hắn ngả chỏng quèo" (Ngô Tất Tố)
Lúc này đây chị thực sự như bông sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn lầy hôi thối và bông sen ấy đẹp mãi thơm mãi đến muôn đời.
Phần bổ trợ cho tác phẩm "tắt đèn":
Dòng thời gian cứ thế trôi, còn dòng chảy lịch sử là không tận vô cùng nó còn đọng mãi trong ta nhiều dấu ấn.Dòng chảy cảu văn học cũng vậy cứ nối tiếp, kế thừa và phát triển. Cảm hứng nhân đạo trong thơ văn cổ được phát huy một cách phong phú, rực rỡ trong thơ văn hiện đại. Thơ văn viết bằng chữ Quốc Ngữ trước và sau cách mạng đã sáng tạo nên bao nhân vật, bao tấm lòng tràn ngập tình yêu thương. Đem đến cho ta những tình cảm cao đẹp về lẽ đời, về tình người. Những cảm xúc đó được vắt ra từ máu và nước mắt của nhà văn, đúng như nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét:
"Cái thẻ thuế người thì vĩnh viễn ra tro rồi nhưng " Tắt đèn" vẫn còn truyền lại cho tôi những cảm xúc phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh vào thuế mạng người, đánh thuế vào hồn người sống và cả xác người chết..."
Thời phong kiến đã lùi dần vào quá khứ song "Tắt đèn" vẫn còn đó tiếng nói tố cáo bộ mặt tàn bạo cảu chế độ phong kiến từ những chính sách sưu thuế dã man và cũng từ đó ta càng nhận ra vẻ đẹp lung linh của:"Đóa sen trên đầm bùn phong kiến"(Nguyễn Tuân).Mỗi chúng ta quên sao được hình ảnh chị Dậu-Một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình cho những người nghèo khổ đã bị bần cùng hóa , bị đẩy vào những cảnh đau khổ tuyệt vọng, éo le, bị dập vùi trong kiếp người cùng cực, chị rất yêu thương chồng con đảm đang tháo vát và cũng thông minh sắc sảo vậy mà chị như mắc vào một cái hang đau khổ không sao thoát ra được. Chỉ vì một suất sưu hai đồng bảy cũng đủ làm điêu đứng một gia đình cố nông như chị:
"Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cho chú nó nữa nên mới lôi thôi như thế. Cho cháu khất" ( Ngô Tất Tố)
Ta biết rằng ở đây cái xã hội bất công, tàn nhẫn, xấu xa được dựng lên bằng một bức tranh tương phản, trớ trêu. Cái xã hội ấy đùn đẩy người nông dân ấy vào con đường tuyệt vọng không lối thoát.Vậy mà trong bức tranh đen tối ấy chị đến với chúng ta trong sáng, diệu kì với những phẩm chất cao đẹp và cả tinh thần phản kháng mạnh mẻ đối với thế lực bạo tàn đúng là con giun xéo lắm cũng quằn, có áp bức thì có đấu tranh
"Mày trói chồng bà đi...bà cho mày xem..hắn ngả chỏng quèo" (Ngô Tất Tố)
Lúc này đây chị thực sự như bông sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn lầy hôi thối và bông sen ấy đẹp mãi thơm mãi đến muôn đời.
Last edited by a moderator: