L
liknight_kamihame
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
từ ' Hoa tiên kí " tới " hoa tiên truyện
Quảng Đông là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, trong số những Hoa kiều di cư tới Việt Nam thì người Quảng Đông là nhiều nhất, do đó, mối quan hệ mật thiết giữa Quảng Đông với Việt Nam cũng là điều dễ thấy. Nhưng trên phương diện học thuật, tới nay những ảnh hưởng của văn hóa Quảng Đông trong văn học Việt Nam lại hết sức mờ nhạt. Hoa tiên ký là tác phẩm duy nhất trong các thư tịch Quảng Đông được truyện Nôm tiếp thu đề tài.
Hoa tiên ký còn có tên là Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Paris (Pháp). Trịnh Trấn Đạc trong Tiểu thuyết và hý khúc Trung Quốc trong Thư viện Quốc gia Paris viết:
“Sách này là một bộ của Việt khúc (粵曲), đại khái là tác phẩm của thể đàn (đàn thể), nhưng có xen lẫn phương ngôn của Quảng Đông. Trang bìa của cuốn sách viết: “Tình tử ngoại tập, Đệ bát tài tử, Hoa tiên Tĩnh Tịnh Trai tàng bản”. Đầu sách có bài tựa của Chu Quang Tăng viết vào năm Khang Hy thứ 52 (1713). Vốn không biết tác giả của nó là ai, còn người phê bình là Chung Đái Thương. Lời phê bình Hoa tiên ký của họ Chương hoàn toàn mô phỏng lời phê bình Thủy hử, Tây sương của Kim Thánh Thán, phân tích chữ, giải nghĩa câu, hết mỗi đoạn lại thêm lời bình, kết luận. Những lời bình cơ hồ nhiều gấp bội so với nguyên văn cuốn sách. [...] Kim Thánh Thán tôn Thủy hử, Tây sương lên ngang hàng với Ly tao, Sử ký, tức là tôn tiểu thuyết hý khúc lên ngang hàng với thơ văn. Chung Đái Thương thì tôn Hoa tiên thành sách đệ bát tài tử, ngang hàng với Thủy hử, Tây sương(1), tức là tôn tác phẩm theo thể “đàn từ” lên ngang hàng tiểu thuyết hí khúc. Công lao của ông không thấp hơn Kim Thánh Thán. Trên thực tế, có thể xem ông là người coi trọng đàn từ vào bậc nhất đồng thời cũng là người coi trọng Việt khúc vào bậc nhất. Bộ Hoa tiên ký này được chia thành 6 quyển, quyển 1 là lời Tự tựa, Tổng luận (Bản thấy ngày nay bị thiếu mất quyển này), quyển thứ hai đến quyển thứ sáu là chính văn. Chính văn chia thành 59 đoạn, mỗi đoạn có một tiêu đề, không biết nguyên văn như thế, hay là do họ Chung chia ra. Xét theo văn chương của toàn bộ sách, thực sự không nhất thiết phải cắt vụn thành 59 đoạn như thế, rõ ràng là do sự phân chia của họ Chung. Chung Đái Thương thấy văn chương trong 21 đoạn của quyển 6 kém xa bốn quyển trước, ngờ rằng do người đời sau thêm vào, không cùng một tác giả với phần trước đó”(2).
Viện Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội có lưu trữ một bản, nhan đề là “Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh Trai bình đính”. Bên trong, ngoài phần tranh vẽ, mục lục ra, có thứ mục các bài hoa tiên của Nhị Dậu Trai, chép những câu hay do ông bình Hoa tiên kí. Sau đó đến phần truyện, chia làm 6 quyển. Quyển 1 đề “Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký, quyển nhất: Tình tử ngoại tập, Tự tự”. Sau bài tự đề tựa có bài tổng luận, đánh giá về giá trị và đặc điểm của tác phẩm này. Năm quyển là nội dung truyện, tổng cộng có 59 hồi. Mỗi hồi đặt đề mục bằng một câu 4 chữ, tiếp đó có lời bình (Lời bình cho từng hồi - Hồi bình). Ngoài phần bình luận về hồi lại có bình đoạn và bình câu. Ngoài bản trên, ở Học hội châu Á Hoàng gia Anh quốc và Viện bảo tàng Anh quốc mỗi nơi cũng có một bản. Liễu Tồn Nhân trong Ghi chép về tiểu thuyết Trung Quốc ở Luân Đôn viết:
“Bộ sách Hoa tiên ký này ở Học hội châu Á Hoàng gia Anh quốc có giữ một bản, Viện Bảo tàng Anh quốc cũng có một bộ. Cuốn sau được đưa vào Thư viện ngày 8 thánh 5 năm 1856 (năm Hàm Phong thứ 6). Hai bản này có đôi chút khác biệt. Hiện nay quyển trước được Học hội châu Á cất giữ. Hai dòng giữa bìa sách ghi là “Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú”, hàng thứ hai chỉ có 3 chữ. Phía phải khắc lời bình của Tĩnh Tịnh Trai, trên phía trái khắc phần biên tập tiếp, dưới đề “Văn Dư đường tàng bản”. Nhưng lòng ván lại ghi là “Tụy Tinh đường”. 5 trang trước là tranh và lời tán, nửa trang là hình vẽ, nửa trang là lời tán; phần mục lục sách lại ghi là “Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký”. Cả sách có 6 quyển, quyển 1 là lời tự tựa và tổng luận, từ quyển 2 cho đến quyển 6 mỗi quyển đều chia thành các tiết nhỏ, mỗi tiết có tiêu đề gồm 4 chữ, như quyển 2 chia thành 8 tiết là:
Hoa tiên đại ý (Đại ý Hoa tiên)
Bái mẫu đăng trình (Lạy mẹ lên đường)
Diêu phủ chúc thọ (Chúc thọ phủ Diêu)
Kỳ biên tương hội (Gặp bên bàn cờ) Bích Nguyệt thu kỳ (Bích Nguyệt dọn cờ)
Lương sinh si tưởng (Lương sinh si tưởng)
Lương sinh hướng cầm (Lương sinh hỏi mợ)
Bộ nguyệt tương tư (Tương tư dưới trăng)
Những phần khác đều thế, nhưng số tiết của mỗi quyển lại không giống nhau, riêng quyển 6 có tới 21 tiết. Cả sách có 59 tiết. Lời tự đề tựa khắc ở quyển 1 là “Tình tử ngoại tập tự tựa”. Toàn bộ sách là lời hát theo văn vần 7 chữ, tất nhiên cũng có xen những tiếng đệm, thanh phù, lại có không ít những chữ dùng theo tiếng Quảng Đông.
Ở bảo tàng Anh quốc có giữ một bản Hoa tiên, là bản khổ nhỏ, tờ bìa màu vàng có viết chữ, hàng ngang trên cùng ghi “Thánh Thán ngoại thư”, hai hàng ở chính giữa ghi là “Tú tượng đệ bát tài tử thư”(3), hàng sau chỉ viết hai chữ. Mặt dưới có hai hàng chữ nhỏ sít “Khảo Văn đường tàng bản”. Mé trên phía phải ghi “Tĩnh Tịnh Trai bình”, trên cùng phía trái lại khắc 4 chữ “Văn nghệ bị tải”. Phần các bức tranh và lời tán thì giống với bản trước, duy ở trang thứ 5 của hình vẽ và lời tán, lòng ván có 3 chữ “Khảo Văn đường”, lòng ván chính văn phần lớn không có chữ, chỉ có trang 1 đến trang 10 của quyển 3, phần dưới từ trang 13 đến trang 16 ở giữa là chữ “Giới Tử Viên”. Hai bản phần tự tựa và mục lục đều giống nhau. Bản này có tới 18 dòng văn hoa tiên của Nhị Dậu Trai. Văn vẻ bên trong như câu “làm vậy, gặp nhau chả mấy rồi chia phân” (Tố dã tương phùng vị cửu hựu li phân - tờ 20a), có thể đây là viết theo tiếng Việt (粵語). Đầu mỗi quyển mỗi tiết có lời bình ngắn, xen lẫn có chỗ chú ít bình dài, trong đó cũng có dùng tiếng Việt”(4).
Quảng Đông là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, trong số những Hoa kiều di cư tới Việt Nam thì người Quảng Đông là nhiều nhất, do đó, mối quan hệ mật thiết giữa Quảng Đông với Việt Nam cũng là điều dễ thấy. Nhưng trên phương diện học thuật, tới nay những ảnh hưởng của văn hóa Quảng Đông trong văn học Việt Nam lại hết sức mờ nhạt. Hoa tiên ký là tác phẩm duy nhất trong các thư tịch Quảng Đông được truyện Nôm tiếp thu đề tài.
Hoa tiên ký còn có tên là Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Paris (Pháp). Trịnh Trấn Đạc trong Tiểu thuyết và hý khúc Trung Quốc trong Thư viện Quốc gia Paris viết:
“Sách này là một bộ của Việt khúc (粵曲), đại khái là tác phẩm của thể đàn (đàn thể), nhưng có xen lẫn phương ngôn của Quảng Đông. Trang bìa của cuốn sách viết: “Tình tử ngoại tập, Đệ bát tài tử, Hoa tiên Tĩnh Tịnh Trai tàng bản”. Đầu sách có bài tựa của Chu Quang Tăng viết vào năm Khang Hy thứ 52 (1713). Vốn không biết tác giả của nó là ai, còn người phê bình là Chung Đái Thương. Lời phê bình Hoa tiên ký của họ Chương hoàn toàn mô phỏng lời phê bình Thủy hử, Tây sương của Kim Thánh Thán, phân tích chữ, giải nghĩa câu, hết mỗi đoạn lại thêm lời bình, kết luận. Những lời bình cơ hồ nhiều gấp bội so với nguyên văn cuốn sách. [...] Kim Thánh Thán tôn Thủy hử, Tây sương lên ngang hàng với Ly tao, Sử ký, tức là tôn tiểu thuyết hý khúc lên ngang hàng với thơ văn. Chung Đái Thương thì tôn Hoa tiên thành sách đệ bát tài tử, ngang hàng với Thủy hử, Tây sương(1), tức là tôn tác phẩm theo thể “đàn từ” lên ngang hàng tiểu thuyết hí khúc. Công lao của ông không thấp hơn Kim Thánh Thán. Trên thực tế, có thể xem ông là người coi trọng đàn từ vào bậc nhất đồng thời cũng là người coi trọng Việt khúc vào bậc nhất. Bộ Hoa tiên ký này được chia thành 6 quyển, quyển 1 là lời Tự tựa, Tổng luận (Bản thấy ngày nay bị thiếu mất quyển này), quyển thứ hai đến quyển thứ sáu là chính văn. Chính văn chia thành 59 đoạn, mỗi đoạn có một tiêu đề, không biết nguyên văn như thế, hay là do họ Chung chia ra. Xét theo văn chương của toàn bộ sách, thực sự không nhất thiết phải cắt vụn thành 59 đoạn như thế, rõ ràng là do sự phân chia của họ Chung. Chung Đái Thương thấy văn chương trong 21 đoạn của quyển 6 kém xa bốn quyển trước, ngờ rằng do người đời sau thêm vào, không cùng một tác giả với phần trước đó”(2).
Viện Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội có lưu trữ một bản, nhan đề là “Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh Trai bình đính”. Bên trong, ngoài phần tranh vẽ, mục lục ra, có thứ mục các bài hoa tiên của Nhị Dậu Trai, chép những câu hay do ông bình Hoa tiên kí. Sau đó đến phần truyện, chia làm 6 quyển. Quyển 1 đề “Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký, quyển nhất: Tình tử ngoại tập, Tự tự”. Sau bài tự đề tựa có bài tổng luận, đánh giá về giá trị và đặc điểm của tác phẩm này. Năm quyển là nội dung truyện, tổng cộng có 59 hồi. Mỗi hồi đặt đề mục bằng một câu 4 chữ, tiếp đó có lời bình (Lời bình cho từng hồi - Hồi bình). Ngoài phần bình luận về hồi lại có bình đoạn và bình câu. Ngoài bản trên, ở Học hội châu Á Hoàng gia Anh quốc và Viện bảo tàng Anh quốc mỗi nơi cũng có một bản. Liễu Tồn Nhân trong Ghi chép về tiểu thuyết Trung Quốc ở Luân Đôn viết:
“Bộ sách Hoa tiên ký này ở Học hội châu Á Hoàng gia Anh quốc có giữ một bản, Viện Bảo tàng Anh quốc cũng có một bộ. Cuốn sau được đưa vào Thư viện ngày 8 thánh 5 năm 1856 (năm Hàm Phong thứ 6). Hai bản này có đôi chút khác biệt. Hiện nay quyển trước được Học hội châu Á cất giữ. Hai dòng giữa bìa sách ghi là “Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú”, hàng thứ hai chỉ có 3 chữ. Phía phải khắc lời bình của Tĩnh Tịnh Trai, trên phía trái khắc phần biên tập tiếp, dưới đề “Văn Dư đường tàng bản”. Nhưng lòng ván lại ghi là “Tụy Tinh đường”. 5 trang trước là tranh và lời tán, nửa trang là hình vẽ, nửa trang là lời tán; phần mục lục sách lại ghi là “Tĩnh Tịnh Trai đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký”. Cả sách có 6 quyển, quyển 1 là lời tự tựa và tổng luận, từ quyển 2 cho đến quyển 6 mỗi quyển đều chia thành các tiết nhỏ, mỗi tiết có tiêu đề gồm 4 chữ, như quyển 2 chia thành 8 tiết là:
Hoa tiên đại ý (Đại ý Hoa tiên)
Bái mẫu đăng trình (Lạy mẹ lên đường)
Diêu phủ chúc thọ (Chúc thọ phủ Diêu)
Kỳ biên tương hội (Gặp bên bàn cờ) Bích Nguyệt thu kỳ (Bích Nguyệt dọn cờ)
Lương sinh si tưởng (Lương sinh si tưởng)
Lương sinh hướng cầm (Lương sinh hỏi mợ)
Bộ nguyệt tương tư (Tương tư dưới trăng)
Những phần khác đều thế, nhưng số tiết của mỗi quyển lại không giống nhau, riêng quyển 6 có tới 21 tiết. Cả sách có 59 tiết. Lời tự đề tựa khắc ở quyển 1 là “Tình tử ngoại tập tự tựa”. Toàn bộ sách là lời hát theo văn vần 7 chữ, tất nhiên cũng có xen những tiếng đệm, thanh phù, lại có không ít những chữ dùng theo tiếng Quảng Đông.
Ở bảo tàng Anh quốc có giữ một bản Hoa tiên, là bản khổ nhỏ, tờ bìa màu vàng có viết chữ, hàng ngang trên cùng ghi “Thánh Thán ngoại thư”, hai hàng ở chính giữa ghi là “Tú tượng đệ bát tài tử thư”(3), hàng sau chỉ viết hai chữ. Mặt dưới có hai hàng chữ nhỏ sít “Khảo Văn đường tàng bản”. Mé trên phía phải ghi “Tĩnh Tịnh Trai bình”, trên cùng phía trái lại khắc 4 chữ “Văn nghệ bị tải”. Phần các bức tranh và lời tán thì giống với bản trước, duy ở trang thứ 5 của hình vẽ và lời tán, lòng ván có 3 chữ “Khảo Văn đường”, lòng ván chính văn phần lớn không có chữ, chỉ có trang 1 đến trang 10 của quyển 3, phần dưới từ trang 13 đến trang 16 ở giữa là chữ “Giới Tử Viên”. Hai bản phần tự tựa và mục lục đều giống nhau. Bản này có tới 18 dòng văn hoa tiên của Nhị Dậu Trai. Văn vẻ bên trong như câu “làm vậy, gặp nhau chả mấy rồi chia phân” (Tố dã tương phùng vị cửu hựu li phân - tờ 20a), có thể đây là viết theo tiếng Việt (粵語). Đầu mỗi quyển mỗi tiết có lời bình ngắn, xen lẫn có chỗ chú ít bình dài, trong đó cũng có dùng tiếng Việt”(4).