tụ điện 11

C

connitkute1607@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hai tụ điện có điện dung C1=4uF và C2=6uF được tích điện, sau đó ngắt các tụ ra khỏi nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai bản cực của các tụ điện có giá trị tương ứng là U1=10V, U2=20V. Nối hai tụ đó theo hai cách:
1. Các bản cực mang điện cùng dấu của hai tụ nối với nhau.
2. Các bản cực mang điện khác dấu của hai tụ nối với nhau.
Tính điện tích trên mỗi bản cực của tụ điện đó sau khi nối.

Bài 2: Hai tụ phẳng không khí C1=0.2uF, C2=0.4uF mắc song song. Bộ tụ được tích điện đến hiệu điện thế U=450V rồi ngắt ra khỏi nguồn. Sau đó được lắp đầy khoảng giữa hai bản tụ C2 bằng điện môi 2. Tính hiệu điện thế bộ tụ và điện tích của mỗi tụ.
 
C

chaochamzeze

|-)ban đầu,khi C1//C2 thì:
C=C1+C2=....
U=U1=U2=450V
Q=CU=.....(tính dk.ok)
sau khi nhúng vào điện môi thì C1//(C2ntC3).
khi đó:
C'=C1+C3=....(do epsilon lấp đầy)
Q=Q'
U'=C'Q...
sau đó:tính q1=U':c1;q2=Q-q1
(bài 2 nhé)
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

Bài 1: Hai tụ điện có điện dung C1=4uF và C2=6uF được tích điện, sau đó ngắt các tụ ra khỏi nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai bản cực của các tụ điện có giá trị tương ứng là U1=10V, U2=20V. Nối hai tụ đó theo hai cách:
1. Các bản cực mang điện cùng dấu của hai tụ nối với nhau.
2. Các bản cực mang điện khác dấu của hai tụ nối với nhau.
Tính điện tích trên mỗi bản cực của tụ điện đó sau khi nối.
1)
Vì "Các bản cực mang điện cùng dấu của hai tụ nối với nhau" nên 2 tụ điện trên mắc song song.
\Rightarrow $\left\{ \begin{array}{l} C = C_1 + C_2 \\ Q = Q_1 +Q_2 \end{array} \right.$
Ta có: Hiệu điện thế của bộ tụ là $U = \frac{Q}{C} = \frac{Q_1 +Q_2}{C_1 + C_2} = \frac{C_1.U_1 +C_2.U_2}{C_1 + C_2} = \frac{4.10^{-6}.10 + 6.10^{-6}.20}{4.10^{-6} + 6.10^{-6}} = 16 (V)$
\Rightarrow $\left\{ \begin{array}{l} Q_1' = C_1.U = 4.10^{-6}.16 = 6,4.10^{-5} (C) \\ Q_2' = C_2.U = 6.10^{-6}.16 = 9,6.10^{-5} (C) \end{array} \right.$
2)
Vì "Các bản cực mang điện khác dấu của hai tụ nối với nhau" nên 2 tụ điện trên mắc nối tiếp.
\Rightarrow $\left\{ \begin{array}{l} C = \frac{C_1.C_2}{C_1 + C_2} \\ U = U_1 +U_2 \end{array} \right.$
Ta có: Điện tích của của bộ tụ là $Q = Q_1' = Q_2' = C.U = \frac{C_1.C_2}{C_1 + C_2}.(U_1 + U_2) = \frac{4.10^{-6}.6.10^{-6}}{4.10^{-6} + 6.10^{-6}}.(10 + 20) = 7,2.10^{-5} (C)$


Bài 2: Hai tụ phẳng không khí C1=0.2uF, C2=0.4uF mắc song song. Bộ tụ được tích điện đến hiệu điện thế U=450V rồi ngắt ra khỏi nguồn. Sau đó được lắp đầy khoảng giữa hai bản tụ C2 bằng điện môi 2. Tính hiệu điện thế bộ tụ và điện tích của mỗi tụ.
Ta có: Điện dung của tụ $C_2$ sau ki bị lấp đầy điện môi là: $C_2' = \frac{\epsilon.S}{9.10^9.4.\pi.d} = \epsilon.C_2 = 2.C_2 = 8.10^{-7} (F)$.
Ta thấy: điện tích của tụ $C_2$ là không đổi, mà điện dung của tụ lại tăng gấp đôi sau khi lấp đầy bằng điện môi \Rightarrow theo công thức $Q = C.U$ thì hiệu điện thế của tụ phải giảm một nửa, tức là $U_2' = 225 (V)$
2 tụ mắc song song:
\Rightarrow $\left\{ \begin{array}{l} C = C_1 + C_2' \\ Q = Q_1 +Q_2 \end{array} \right.$
Ta có: Hiệu điện thế của bộ tụ là $U = \frac{Q}{C} = \frac{Q_1 +Q_2}{C_1 + C_2'} = \frac{C_1.U_1 +C_2.U_2}{C_1 + C_2'} = \frac{2.10^{-7}.450 + 4.10^{-7}.450}{2.10^{-7} + 8.10^{-7}} = 270 (V)$
\Rightarrow $\left\{ \begin{array}{l} Q_1' = C_1.U = 2.10^{-7}.270 = 5,4.10^{-5} (C) \\ Q_2' = C_2'.U = 8.10^{-7}.270 = 2,16.10^{-4} (C) \end{array} \right.$
 
Top Bottom