Sử Từ cô gái nghèo thành người nhiếp chính thay vua

Kuro-chan

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng chín 2019
705
1,036
151
17
Lào Cai
Trường THCS Kim Tân
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên phi Ỷ Lan được sử sách và dân gian nhắc đến nhiều với hình ảnh một người phụ nữ tài giỏi, có thể thay vua làm chủ thành Thăng Long, gánh vác việc trị nước, an dân.
Theo chính sử, tên thật và năm sinh của Nguyên phi Ỷ Lan không được chép rõ ràng, chỉ ghi sơ lược bà là người họ Lê, quê ở hương Thổ Lôi (Bắc Giang cũ, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Còn theo những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nổi bật nhất là truyện thơ “Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca”, nghĩa là “Văn diễn ca bằng quốc ngữ thần tích sao chép từ bản cổ Hoàng Thái hậu thứ ba triều Lý” của Trương Thị Trong – Thị nội cung tần trong phủ chúa Trịnh Cương, Nguyên phi Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044). Cũng theo truyện thơ này, tên thật của Nguyên phi Ỷ Lan là Lê Khiết Nương, có bố là một vị quan nhỏ trong kinh thành. Khiết Nương mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi. Người cha lấy vợ lẽ, nhưng ông cũng qua đời không lâu sau đó. Từ đó, Khiết Nương sống cùng mẹ kế, ngày ngày chăm lo việc ruộng vườn.
nguyenphiylan.jpg

Về cuộc kì duyên đưa Khiết Nương từ thân phận dân nữ trở thành đấng mẫu nghi thiên hạ, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân”.
Vào cung, Ỷ Lan được Lý Thánh Tông xây riêng cho một cung để ở, gọi là cung Ỷ Lan. Cung điện ấy, tương truyền nay là đình Yên Thái (Hàng Gai, Hà Nội), nhưng cũng có một số sách lại chép rằng cung Ỷ Lan nay là chùa Kim Cổ (73 Đường Thành, Hà Nội).
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi vào cung, phu nhân Ỷ Lan hạ sinh hoàng tử Lý Càn Đức vào tháng Giêng năm 1066. Ngay sau khi sinh 1 ngày, Lý Càn Đức được vua Lý Thánh Tông phong làm Hoàng thái tử, Ỷ Lan được phong làm Thần phi.
Do đã 40 tuổi mà chưa có con nối dõi, lại được gặp Ỷ Lan trên đường đi cầu tự và được Ỷ Lan sinh cho hoàng tử, nên Lý Thánh Tông rất mực sủng ái “cô gái hái dâu” thuở nào.
Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân chinh phục Chiêm Thành. Người được nhà vua tin tưởng giao quyền nhiếp chính (cai quản mọi việc triều chính, trị nước, an dân), làm chủ thành Thăng Long trong thời gian vua chinh chiến chính là Nguyên phi Ỷ Lan. Đánh mãi không thắng, vua Lý Thánh Tông bèn thu quân quay về. Đoàn quân về đến châu Cư Liên (nay thuộc Tiên Lữ, Hưng Yên), nhà vua hay tin Ỷ Lan giúp việc trị nước rất nhịp nhàng, trong ngoài yên ấm, nhà nhà no đủ, hầu như không có loạn lạc, lại tôn sùng Phật giáo, được nhân dân cảm nghĩa mà gọi là bà Quan Âm. Thánh Tông lấy làm xấu hổ lắm, bèn nói với ba quân: “Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?”. Sau đó, nhà vua dẫn quân quay lại đánh nữa, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ và 5 vạn tù binh. Sau đó, Chế Củ xin đem đất ba châu – Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, nay là vùng Quảng Bình và Quảng Trị – để chuộc tội.
Sau này, khi Lý Thánh Tông băng hà, Lý Càn Đức lên ngôi, lấy niên hiệu là Thái Ninh, thụy hiệu là Lý Nhân Tông. Sau này, Lý Nhân Tông phong mẹ đẻ làm Hoàng thái hậu. Do Lý Nhân Tông còn nhỏ, Hoàng thái hậu Ỷ Lan lần thứ 2 được nắm quyền nhiếp chính.
Trong thời gian nắm quyền nhiếp chính, Ỷ Lan đã hàn gắn được những rạn nứt trong khối đoàn kết giữa các quan đầu triều, làm nhiều việc an dân. Được dân gian ca tụng nhiều nhất là việc bà bỏ tiền ra chuộc những người con gái nhà nghèo phải đi ở đợ và gả chồng cho họ, cấm việc bắt trộm và giết thịt trâu bò bừa bãi để giữ sức cày cho dân… Nhờ vậy, xã hội dưới thời Ỷ Lan làm nhiếp chính rất thái bình, người dân được yên ổn làm ăn.
Hoàng thái hậu Ỷ Lan mất nhằm ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), được dâng tên thụy là Phù thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu. Cảm ơn đức của Hoàng thái hậu, người dân lập đền thờ bà ở nhiều nơi.
Nguồn: hoàng thành Thăng Long
 
  • Like
Reactions: 1 person
Top Bottom