ts nghĩa nhan đề

D

doigiaythuytinh

1.Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

a.Ý nghĩa nhan đề: <mình nghĩ ko có gì đáng chú ý>

b.Nghệ thuật:
-Khắc họa thành công tâm lí và hình tượng nhân vật
-Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc đầy chất thơ dung dị và tự nhiên
-Thể hiện được những phong tục của người dân miền núi: cúng trình ma, bắt vợ; sử dụng những câu ca dao của người Mèo tạo nên phong vị miền núi đậm đà
-Lối dẫn chuyện tự nhiên, khơi gợi sự tò mò nơi người đọc (ở đoạn đầu)


2.Vợ nhặt – Kim Lân

a Ý nghĩa nhan đề:
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng

b. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, đặc sắc
- Ngôn ngữ giản dị, chân thực


3.Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

a.Ý nghĩa nhan đề:
- Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài.
- Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về cuộc sồng bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.
- Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẽp rất đỗi bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật (Liên hệ « Giăng sáng » - Nam Cao)

b.Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống truyện nhận thức (Đặt con người vào một tình huống nghịch lí để họ nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống)


4. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

a.Ý nghĩa nhan đề:
-Xà nu là loài cây tượng trưng cho Tây Nguyên, mang những phẩm chất ngoan cường của con người rừng núi; cây xà nu xuất hiện trong đời sống, trong những sự kiện quan trọng của dân làng Xô Man. Bởi vậy, “Rừng xà nu” ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.
-“Rừng xà nu” xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm ---> kết cấu vòng tròn mở

b.Nghệ thuật:

- Mang đậm khuynh hướng sử thi:
+Đề tài số phận và con đường giải phóng của dân làng Xômankhông chỉ là vấn đề sinh tử của 1 ngôi làng ở TN mà còn là của dt VN
+Hệ thống nhân vật mà điển hình là cụ Mết, Tnú,Dít: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao dộ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng các dân tộc TN, thậm chí của cả con người VN trong chiến đấu( yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường,trung thành với cách mạng...)
+Không gian nghệ thuật rộng lớn
+Cách kể chuyện: câu chuyện được kể bên bếp lửaqua lời kể của một già làng, dông đảo dân làng từ già đến trẻ đều quây quần bên bếp lửa để lắng nghe, không khí rất trang nghiêm

-Màu sắc, hương vị TN

- Xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật độc đáo_hình tượng cây xà nu, rừng xà nu khong chi biểu hiện tư tưởng chủ đề, đem lại chất sử thi ma còn đem lại giá trị lãng mạn bay bổng cho câu chuyện

5. Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi

- Ý nghĩa nhan đề:
Truyện viết về những đứa con của một gia đình có truyền thống yêu nước, là hình ảnhthu nhỏ của cả miền Nam đau thương, anh dũng trong thời chống Mĩ , gánh chịu tang tóc do đế quốc Mĩ gây ra, đồng thời cũng lập được chiến tích lẫy lừng .
Là hình ảnh thu nhỏ của cả dân tộc VN ,muôn người là một, như một đại gia đình , đoàn kết chiến đấu giải phóng quê hương ,xây dựng đất nước

-Nghệ thuật:
+ Đậm màu sắc Nam bộ (tính cách nhân vật bộc trực thẳng thắn, lời thoại,...)
+ Câu chuyện được kể qua dòng hồi ức của nhân vật Việt
+ Không có sự ràng buộc không gian và thời gian
 
Top Bottom