Văn 6 Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" theo lời kể Lạc Long Quân

Duy Thường Trần

Học sinh
Thành viên
9 Tháng mười hai 2018
55
51
21
An Giang
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cậu bé lặng nhìn người đàn ông nọ. Kỳ lạ! Người đấy có vẻ gì đó thật bễ nghễ, thật uy nghi nhưng lại cho cậu cảm giác thân thiết vô cùng. Người đấy đưa mắt về phía đền Ngọc Sơn ở xa kia, rồi lại cất giọng nói – một chất giọng trầm đều, triều mến: “Cậu có muốn nghe một chuyện cũ không?”. Cậu bé ngơ ngác, đảo mắt nhìn quanh. Thấy ở đây ngoài người nọ chỉ có cậu, cậu tuy có chút sợ nhưng vẫn nhỏ giọng hỏi lại: “Chú, chú đang hỏi cháu à?”. Người đàn ông khẽ gật đầu, thấy cậu vẫn đứng yên đấy, không có vẻ muốn bỏ đi, ông cười cười, vẫn chăm chú ngắm mặt hồ an tĩnh, chầm chậm nói: “Lịch sử kinh qua bốn nghìn năm, bao nhiêu triều đại huy hoàng đã vùng lên từ đau thương khuất nhục. Dân ta đi từ Văn Lang, Âu Lạc đến Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, chống Bắc xâm rồi lại đánh lui Pháp, Mỹ. Dân tộc ta, dân tộc Việt Nam ta đã lập nên biết bao kỳ tích. Bởi vì, con cháu ta luôn vững tin rằng mình là hậu duệ Tiên Rồng. Cậu bé, ngươi có được biết không?”. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên ư? À, mà ông ta lại bảo là “con cháu ta”, cứ như ông ta là Lạc Long Quân thật đấy! Cậu bé thầm nghĩ như vậy thì quá hoang đường. Tuy nhiên, cậu không biết tại sao mình vẫn ngồi xuống cạnh người đàn ông đó, lắng nghe cái truyền thuyết mà cậu đã thuộc nằm lòng. Ông ấy kể rằng…
Khi đấy, cũng đã lâu lắm rồi, đến hơn 4000 năm trước, mảnh đất này vẫn là còn hoang sơ vắng lặng, mỗi vùng cỏ cây, sông núi đều do thần linh quản hạt. Xưa có ngài Long Nữ được trời giao cho việc chăm nom sông nước Lạc Việt. Ta là con trai vị ấy, tên là Lạc Long Quân. Được phụ mẫu nghiêm dạy, lại dòng dõi ưu tú, ta có được sức mạnh phi thường, am tường nhiều thuật pháp diệu kỳ. Lúc thiếu thời, ta thường hay nhận lệnh Đức Long Vương, Long Nữ lên trần gian thăm thú, giúp dân trừ yêu diệt quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Nơi đây thổ nhưỡng màu mỡ, dân phong thuần phác làm ta càng thêm yêu quý, nhất thời chẳng muốn rời đi.
Một hôm, nghe danh vùng núi phía Bắc phong cảnh vô cùng tráng lệ, là kỳ quan hiếm thấy trên đời, ta liền tìm đến. Và rồi, ta gặp được người – tiên nhân của núi rừng này, tên gọi Âu Cơ. Ta tự hỏi: “Phải chăng, dung mạo này, khí chất này của người mới đúng thật là kỳ quan mà chư thần vẫn luôn ca tụng?”. Hai ta cùng nhau dạo khắp non sông, ta kể với Âu Cơ về cảnh vật hữu tình, con người mộc mạc, lương thiện xứ Lạc Việt, về những nơi ta đã đi qua, những nơi hai ta cùng muốn đến. Tâm đầu ý hợp, quyền luyến không rời, ta và Âu Cơ được phụ thần cùng mẫu thần tác hợp, kết duyên vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến ngày sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.
Chúng ta vốn là một gia đình đầm ấm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đấy lại chẳng được vẹn toàn. Sống ở trần thế đã lâu, lòng ta lại thấy không an. Chốn thuỷ cung, phụ mẫu đã già, ngoài ta không còn ai phụng dưỡng. Bao ngày trăn trở, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là tránh khỏi.”
Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói: “Âu Cơ! Đôi ta tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Nhưng ta nghĩ, hai ta, một là rồng, một là tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, năm mươi con sẽ theo cha xuống biển, năm mươi con còn lại theo mẹ lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương, hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ”.
Âu Cơ nghe thấy hợp tình nên cũng đành theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết. Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. Sau này, bao nhiêu biến động, tình nghĩa đồng bào vẫn không lay chuyển. Cùng xây Cổ Loa, trao móng Kim Quy chế tạo Nỏ Thần, cho mượn gươm báu trừ giặc dữ, đủ thấy rằng, nhân dân đất Việt dẫu cách trở người miền ngược, kẻ miền xuôi, vẫn đều coi nhau như ruột thịt mà đối đãi. Bởi vì, ngược dòng lịch sử, chúng ta vốn là người một nhà.
Câu chuyện đã kết thúc lâu rồi. Người đàn ông kia cũng chẳng biết đã đi đâu. Cạnh bờ hồ chỉ còn một mình cậu bé. Cậu không biết câu chuyện này là thật hay là truyền thuyết xa xôi. Cậu không biết người đàn ông kia thật là Lạc Long Quân hay chỉ là một người kỳ lạ nói mơ. Nhưng cậu biết là ông đã đúng. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” – Bác đã nói thế. Nếu không xem nhau là anh em một nhà thì sao có thể đoàn kết. Nếu không đoàn kết thì lấy đâu ra kỳ tích Bạch Đằng Giang chấm dứt một nghìn năm đô hộ phương Bắc, ba lần đánh tan xâm lược Mông – Nguyên, kết thúc Pháp thuộc, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Con Rồng cháu Tiên, là truyền thuyết, và cũng là đại biểu cho tự hào của dân tộc Việt Nam.
 

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,609
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Cậu bé lặng nhìn người đàn ông nọ. Kỳ lạ! Người đấy có vẻ gì đó thật bễ nghễ, thật uy nghi nhưng lại cho cậu cảm giác thân thiết vô cùng. Người đấy đưa mắt về phía đền Ngọc Sơn ở xa kia, rồi lại cất giọng nói – một chất giọng trầm đều, triều mến: “Cậu có muốn nghe một chuyện cũ không?”. Cậu bé ngơ ngác, đảo mắt nhìn quanh. Thấy ở đây ngoài người nọ chỉ có cậu, cậu tuy có chút sợ nhưng vẫn nhỏ giọng hỏi lại: “Chú, chú đang hỏi cháu à?”. Người đàn ông khẽ gật đầu, thấy cậu vẫn đứng yên đấy, không có vẻ muốn bỏ đi, ông cười cười, vẫn chăm chú ngắm mặt hồ an tĩnh, chầm chậm nói: “Lịch sử kinh qua bốn nghìn năm, bao nhiêu triều đại huy hoàng đã vùng lên từ đau thương khuất nhục. Dân ta đi từ Văn Lang, Âu Lạc đến Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, chống Bắc xâm rồi lại đánh lui Pháp, Mỹ. Dân tộc ta, dân tộc Việt Nam ta đã lập nên biết bao kỳ tích. Bởi vì, con cháu ta luôn vững tin rằng mình là hậu duệ Tiên Rồng. Cậu bé, ngươi có được biết không?”. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên ư? À, mà ông ta lại bảo là “con cháu ta”, cứ như ông ta là Lạc Long Quân thật đấy! Cậu bé thầm nghĩ như vậy thì quá hoang đường. Tuy nhiên, cậu không biết tại sao mình vẫn ngồi xuống cạnh người đàn ông đó, lắng nghe cái truyền thuyết mà cậu đã thuộc nằm lòng. Ông ấy kể rằng…
Khi đấy, cũng đã lâu lắm rồi, đến hơn 4000 năm trước, mảnh đất này vẫn là còn hoang sơ vắng lặng, mỗi vùng cỏ cây, sông núi đều do thần linh quản hạt. Xưa có ngài Long Nữ được trời giao cho việc chăm nom sông nước Lạc Việt. Ta là con trai vị ấy, tên là Lạc Long Quân. Được phụ mẫu nghiêm dạy, lại dòng dõi ưu tú, ta có được sức mạnh phi thường, am tường nhiều thuật pháp diệu kỳ. Lúc thiếu thời, ta thường hay nhận lệnh Đức Long Vương, Long Nữ lên trần gian thăm thú, giúp dân trừ yêu diệt quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Nơi đây thổ nhưỡng màu mỡ, dân phong thuần phác làm ta càng thêm yêu quý, nhất thời chẳng muốn rời đi.
Một hôm, nghe danh vùng núi phía Bắc phong cảnh vô cùng tráng lệ, là kỳ quan hiếm thấy trên đời, ta liền tìm đến. Và rồi, ta gặp được người – tiên nhân của núi rừng này, tên gọi Âu Cơ. Ta tự hỏi: “Phải chăng, dung mạo này, khí chất này của người mới đúng thật là kỳ quan mà chư thần vẫn luôn ca tụng?”. Hai ta cùng nhau dạo khắp non sông, ta kể với Âu Cơ về cảnh vật hữu tình, con người mộc mạc, lương thiện xứ Lạc Việt, về những nơi ta đã đi qua, những nơi hai ta cùng muốn đến. Tâm đầu ý hợp, quyền luyến không rời, ta và Âu Cơ được phụ thần cùng mẫu thần tác hợp, kết duyên vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến ngày sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.
Chúng ta vốn là một gia đình đầm ấm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đấy lại chẳng được vẹn toàn. Sống ở trần thế đã lâu, lòng ta lại thấy không an. Chốn thuỷ cung, phụ mẫu đã già, ngoài ta không còn ai phụng dưỡng. Bao ngày trăn trở, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là tránh khỏi.”
Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói: “Âu Cơ! Đôi ta tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Nhưng ta nghĩ, hai ta, một là rồng, một là tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, năm mươi con sẽ theo cha xuống biển, năm mươi con còn lại theo mẹ lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương, hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ”.
Âu Cơ nghe thấy hợp tình nên cũng đành theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết. Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. Sau này, bao nhiêu biến động, tình nghĩa đồng bào vẫn không lay chuyển. Cùng xây Cổ Loa, trao móng Kim Quy chế tạo Nỏ Thần, cho mượn gươm báu trừ giặc dữ, đủ thấy rằng, nhân dân đất Việt dẫu cách trở người miền ngược, kẻ miền xuôi, vẫn đều coi nhau như ruột thịt mà đối đãi. Bởi vì, ngược dòng lịch sử, chúng ta vốn là người một nhà.
Câu chuyện đã kết thúc lâu rồi. Người đàn ông kia cũng chẳng biết đã đi đâu. Cạnh bờ hồ chỉ còn một mình cậu bé. Cậu không biết câu chuyện này là thật hay là truyền thuyết xa xôi. Cậu không biết người đàn ông kia thật là Lạc Long Quân hay chỉ là một người kỳ lạ nói mơ. Nhưng cậu biết là ông đã đúng. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” – Bác đã nói thế. Nếu không xem nhau là anh em một nhà thì sao có thể đoàn kết. Nếu không đoàn kết thì lấy đâu ra kỳ tích Bạch Đằng Giang chấm dứt một nghìn năm đô hộ phương Bắc, ba lần đánh tan xâm lược Mông – Nguyên, kết thúc Pháp thuộc, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Con Rồng cháu Tiên, là truyền thuyết, và cũng là đại biểu cho tự hào của dân tộc Việt Nam.
Hì bạn ơi mình thấy đoạn truyện này bạn kể rất hay này, rất cuốn hút nhưng dựa trên rất nhiều các dị bản mình đọc được về "Truyền thuyết con rồng cháu tiên" thì phần này bạn viết không đúng nhé, mình xi phép được sửa lại.
Một hôm, nghe danh vùng núi phía Bắc phong cảnh vô cùng tráng lệ, là kỳ quan hiếm thấy trên đời, ta liền tìm đến. Và rồi, ta gặp được người – tiên nhân của núi rừng này, tên gọi Âu Cơ. Ta tự hỏi: “Phải chăng, dung mạo này, khí chất này của người mới đúng thật là kỳ quan mà chư thần vẫn luôn ca tụng?”. Hai ta cùng nhau dạo khắp non sông, ta kể với Âu Cơ về cảnh vật hữu tình, con người mộc mạc, lương thiện xứ Lạc Việt, về những nơi ta đã đi qua, những nơi hai ta cùng muốn đến. Tâm đầu ý hợp, quyền luyến không rời, ta và Âu Cơ được phụ thần cùng mẫu thần tác hợp, kết duyên vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến ngày sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.
Nhưng phần vì ta thuộc loài rồng, chẳng thể lưu lại lâu vùng trên cạn. Phần vì dưới Đông Hải Long cung của ta có cơ sự ta phải trở về. Trước khi về ta đã dặn dò người dân, hễ có biến hãy gọi tên ta, ta sẽ tới cứu nguy.
Một thời gian sau đó, vùng đất Lạc Việt, nơi con dân ta sinh sống đón nhận một vị khách quý đó là Đế Lai. Vị khách đó đến có mang theo nữ nhi yêu quý của mình là Âu Cơ, một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Tuy nhiên Đế Lai đến khiến con dân ta phải sống khổ cực để phu dịch. Con dân ta vì chịu không nổi đã hướng về phía biển Đông gọi ta. Nghe tiếng gọi, ta liền hóa phép biến về giúp con dân. Khi tới nơi ở của nàng, cha nàng không ở tại. Lần đầu gặp nàng, nhìn thấy nàng lòng ta tự hỏi:“Phải chăng, dung mạo này, khí chất này của người mới đúng thật là kỳ quan mà chư thần vẫn luôn ca tụng?”.Hai chúng ta vừa gặp đã biết nên duyên, sau đó ta dẫn nàng dạo khắp non sông. Ta kể nàng nghe phong cảnh hữu tình, con người mộc mạc, lương thiện xứ Lạc Việt, về những nơi ta đã đi qua, những nơi hai ta cùng muốn đến. Rồi sau đó ta và nàng tâm đầu ý hợp đã kết duyên phu thê với nhau. Ta và nàng được phụ mẫu tác hợp và ngày Đại hỉ của 2 ta vô cùng náo nhiệt. Sau đó ít lâu, nàng có mang. Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Rồi từ cái bọc đó trăm trứng nở ra trăm người con đẹp đẽ, hồng hào....
hơn nữa mình nghĩ là bạn nên thay Âu Cơ thành "nàng" cho tình cảm :D
Mình nghĩ phần xưng hô bạn nên để "ngài" thay vì "chú" cho cổ cổ xíu
Tổng thể thì lời văn bạn khá hay nhưng mình mong là bạn phát triển thêm nữa nhé ^^
 
Top Bottom