Câu 1:
Thanh Tịnh (1911-1988):
-Tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Gia Lạc, Huế.
-Năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
-Nhìn chung các sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
-Tác phẩm chính: Hận chiến trường, Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm,...
Câu 2:
Sơ lược về truyện ngắn "Quê mẹ"
"Quê mẹ" của Thanh Tịnh kể về làng Mỹ Lý êm đềm với những con người bình dị, chất phác, với nếp sống quen thuộc từ lâu đời; những ước mơ và hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ gắn với những lo âu muôn thủa của đời người; con gái lấy chồng xa về thăm Quê mẹ; đẻ con so về nhà mẹ; những vui – buồn thoát đến thoát đi trên sông nước – “thuyền về Đại Lược, duyên ngược Kim Long…”; mối tình vừa nhen nhóm bỗng lụi tắt giữa cô gái quê và thầy ký ga phải đổi vùng… Quê mẹ - ấy là những nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía về những phôi pha, bất trắc của cuộc đời. Cũng không hiếm những nỗi buồn quặn thắt, như nỗi buồn của ông lão mù cùng đứa cháu kéo những chuyến xe không khác trong Am cu ly xe; hoặc pha chút huyền bí trong cảnh người chồng, người cha hóa hổ vì ngậm ngải quá hạn trong Ngậm ngải tìm trầm. Rất lâu đời và tưởng như cứ vĩnh viễn mãi thế, cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn của những lớp người lao động nghèo khổ.
Quê mẹ - đó còn là những trang thật trong trẻo và đầy dư vị tuổi thơ, chắc không riêng lứa tuổi tôi mới có thể dễ dàng thuộc lòng, như những trang Tôi đi học: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm miên man của buổi tựu trường”. Những trang vui và ngộ nghĩnh trong tiếng trẻ học bài: “Rắn là một loài bò … sát không chân”, ở một tuổi thơ đã biết cách chia sẻ và “can thiệp” vào tình yêu của người lớn trong cái truyện có tên Tình thư. "Quê mẹ" của Thanh Tịnh được coi là một biểu tượng cụ thể của tình quê hương.
Mình chỉ làm được có vậy, nếu có gì sai sót mong bạn chỉ bảo