H
hvtp
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cuối tháng chín em nó lên Hà Nội nhập học thì đầu tháng mười một nó bay sang Ðài Loan. Mới đi được hai tháng nó đã gọi điện cho em nó bảo mở một tài khoản để nó gửi tiền về. Nó gửi đều đặn, gửi luôn cả những món tiền thưởng mà nó nhận từ chủ nhà với lòng hàm ơn.
Mỗi người nhà nó khoe tin tiền về theo cách riêng của mình. Mẹ nó khoe bằng một đôi bông tai. Bố nó khoe bằng một chiếc tivi màn hình phẳng cùng đầu video và bộ loa vi tính. Em nó khoe bằng một chiếc Suzuki mới đập hộp, bằng điện thoại di động, quần bò, áo phông xịn. Một người vất vả ba người sung sướng. Phép tính hi sinh của nó ra được kết quả như vậy kể cũng thỏa mãn.
Theo hợp đồng nó làm cho người Ðài Loan hai năm, được gia hạn thêm một năm là ba. Trông thấy nó sau ba năm hàng xóm chúng tôi ngỡ ngàng lắm. Chúng tôi ngỡ ngàng không phải vì nó đã thành nửa người Việt nửa người Ðài Loan mà vì nó chẳng thay đổi tí tẹo nào, cứ như thể nó vừa đi ra khỏi cái ngõ sâu nhà nó một lát rồi lại đi vào. Mấy chị thợ may khéo mồm xui nó có hàng trăm triệu đấy nên trích ra một ít mà cải mã.
Bọn con gái mới lớn bảo rằng nó mà đi ép tóc, mặc quần ống vẩy, mặc áo sát eo thì trông sẽ "ngon" hơn. Mẹ nó không xui nó đi cải mã nhưng cứ thúc nó đi sắm bông tai, dây chuyền vàng để đeo. Theo kinh nghiệm của mẹ nó, con gái có của dù xấu cũng dễ lấy chồng. Mẹ nó luôn nói rằng bố nó lấy mẹ nó vì cái dây chuyền vàng năm chỉ của bà ngoại nó cho mẹ nó chứ chẳng vì cái gì hết.
3. Vào một ngày giáp tết nó bắt xe đi Hà Nội. Nó đi hai ngày thì trở về cùng thằng em. Chúng tôi không thấy nó ép tóc, không thấy nó mặc quần áo mới cũng chẳng thấy nó đeo dây chuyền, bông tai gì hết. Mọi con mắt trong ngõ đổ dồn vào chiếc túi du lịch nó khoác trên vai. Ai cũng tò mò về câu chuyện sau bữa cơm tối ở nhà nó. Thế rồi sự tò mò ấy mau chóng được thỏa mãn.
Chị em nó về nhà được chừng nửa tiếng thì từ nhà nó liên tục vọng ra những tiếng đổ vỡ, tiếng quát tháo của bố nó. Chúng tôi biết nhà nó có chuyện liền đổ đến để xem, để can. Chẳng ai đánh ai mà can. Nhà nó như một sân khấu, trong đó mỗi diễn viên đều độc diễn theo lượt. Lượt của bố nó xong rồi. Màn hình tivi, đầu video, loa, cốc chén, phích nước, bàn ghế đều bị hất đổ chỏng chơ hoặc bị đập vỡ tanh bành. Chẳng còn gì để mà đập nữa.
Ðến lượt nó. Nó đến trước mặt thằng em đang ngồi như thằng chết lả ở cuối giường giật tung từng chiếc cúc trên chiếc áo nó đang mặc. Áo nó tuột xuống đến đâu da thịt nó lộ ra đến đó, mỏng mảnh, sứt sẹo, đau cho từng cái nhìn.
Nó nói giọng như lưỡi lửa rờn rợn: "Mày nghĩ tao sang bên kia làm gì cho người ta? Tao nói cho mày biết, tao sang bên ấy hầu hạ một bà già bị bệnh tâm thần phân liệt. Mày học cao thế chắc là biết bệnh đó là bệnh gì rồi. Nhưng mày không thể biết sống cùng với một người bị căn bệnh đó là như thế nào đâu. Mày có biết tao khốn khổ với bà già ấy như thế nào không? Ban ngày tao không được rời bà ấy nửa bước. Ban đêm tao và bà ấy phải ngủ chung với một cái xích. Tao phải xích tay tao vào tay bà ấy để bà ấy khỏi đi lang thang, mày hiểu không? Bà già ấy bạ đâu cũng đái, bạ đâu cũng ỉa, gặp cái gì cũng ăn. Tao phải giải quyết tất cả chuyện vệ sinh cho bà ấy. Ðã thế ngày nào bà ấy cũng kêu gào, cào cấu tao, ném đồ vào người tao. Mà tao lại không thể giận con người đã hành hạ tao, không thể giận một ai vì tao tình nguyện phục vụ người ta để kiếm tiền. Thế mà mày đã dùng đồng tiền ấy hủy hoại thân xác mày, hủy hoại cuộc đời mày, giống như giết sống tao vậy".
Thì ra nó đang xét lại phép tính hi sinh. Tại sao nó phải làm vậy chúng tôi không hiểu, song trong thâm tâm chúng tôi thấy mừng vì chúng tôi ngỡ nó đã quyết định đứng lên tháo bỏ cái gông vô hình đã gông vào nó từ nhiều năm chỉ vì nó sinh ra làm phận gái trong nhà. Cái gông vô hình đó đã bắt nó nhường nhịn, nín nhịn, chịu thiệt thòi, chịu hi sinh quá nhiều. Chúng tôi cứ ngỡ là như vậy cho tới khi nó xốc áo lên, vừa cài từng chiếc cúc vừa đi ra chỗ bố mẹ nó, lặng lẽ quỳ xuống.
Nó nói giọng không rờn rợn chỉ đượm chua xót: "Con xin bố mẹ tha lỗi cho con. Nếu không vì con gửi tiền về chỗ em Nhất thì nó chẳng lấy đâu ra tiền mà ăn chơi đua đòi rồi sa vào hút chích. Con xin bố mẹ cho con chuộc tội. Con sẽ đi làm kiếm tiền cứu em. Nhất định con sẽ cứu em ấy". Mọi chuyện đã rõ. Em nó nghiện ma túy, còn cái gông vô hình kia không những không được tháo bỏ mà đã gông nó ở một mức mới, chặt hơn, nặng nề hơn.
Nó đi Ðài Loan làm ôsin lần nữa để lấy tiền giúp em nó cai nghiện. Nó gửi tiền về dè dè mỗi lần vài triệu. Lần thứ nhất bố nó dùng tiền ấy cai cho em nó tại nhà. Sau hai tháng em nó cai được. Bố nó giữ em nó ở nhà trông coi sát sao hơn nửa năm trời mới thả cho lên Hà Nội học tiếp. Em nó nghiện lại sau hai tuần tái ngộ với bạn nghiện ở thủ đô. Bố nó đưa em nó lên Bắc Giang cai tại nhà một ông lang. Em nó lại cai được.
Bố nó không cho em nó lên Hà Nội nữa nhưng bọn nghiện quanh thị trấn tìm đến với em nó rất mau. Em nó nghiện lại lần nữa, lần nữa, rồi lần nữa. Khi cái sự cai được và tái nghiện lặp đi lặp lại đến sáu lần thì bố mẹ nó tuyệt vọng hẳn, bỏ buông như thể đã mất người. Một đêm nghe thấy em nó bàn với một con nghiện khác trèo tường vào ăn trộm máy vi tính của một trường trung học, bố nó liền báo công an. Công an bắt em nó vào một trại cải tạo ở miền trung. Tiền của nó gửi về được dùng vào việc thăm nuôi phạm nhân.
Rồi một hôm trại cải tạo gửi điện mời bố mẹ nó vào trại gấp nhìn mặt em nó lần cuối. Sau chuyến đi bố nó gọi điện cho nó nói em nó cai được rồi, được hẳn, không bao giờ tái nghiện nữa. Chúng tôi ngờ rằng biết được tin đó nó sẽ không bao giờ còn có thể tháo bỏ nổi cái gông vô hình kia nữa.
* * *
Có lẽ linh cảm của chúng tôi đúng bởi nó cứ đi mãi không về. Cũng có thể hết hạn lao động nó về lang thang ở đâu đó một thời gian rồi lại làm thủ tục đi tiếp. Mãi cho tới tháng trước bố mẹ nó mới biết được chút tình hình của nó. Nó gửi về một lá thư thông báo rằng nó đã lấy chồng người Ðài Loan và có ý định ở hẳn bên đó không về nữa. Nó gửi qua bưu điện cho bố mẹ nó một trăm triệu nói là bố mẹ nó muốn tiêu gì thì tùy. Không biết vì không muốn làm cặp vợ chồng giàu có cô đơn hay vì muốn tháo bỏ cái gông vô hình cho nó mà bố mẹ nó quyết định dùng số tiền đó để sinh em cho nó.
Nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mà mẹ nó ở tuổi bốn mươi ba lại vượt cạn. Lần này mẹ nó đẻ sinh đôi một trai một gái. Bây giờ nhà nó lại có tiếng trẻ con. Bố mẹ nó làm cha mẹ lại từ đầu.
Thái Bình, tháng 5-2005
Truyện ngắn của NGUYỄN BÍCH LAN
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=307316&ChannelID=10
Mỗi người nhà nó khoe tin tiền về theo cách riêng của mình. Mẹ nó khoe bằng một đôi bông tai. Bố nó khoe bằng một chiếc tivi màn hình phẳng cùng đầu video và bộ loa vi tính. Em nó khoe bằng một chiếc Suzuki mới đập hộp, bằng điện thoại di động, quần bò, áo phông xịn. Một người vất vả ba người sung sướng. Phép tính hi sinh của nó ra được kết quả như vậy kể cũng thỏa mãn.
Theo hợp đồng nó làm cho người Ðài Loan hai năm, được gia hạn thêm một năm là ba. Trông thấy nó sau ba năm hàng xóm chúng tôi ngỡ ngàng lắm. Chúng tôi ngỡ ngàng không phải vì nó đã thành nửa người Việt nửa người Ðài Loan mà vì nó chẳng thay đổi tí tẹo nào, cứ như thể nó vừa đi ra khỏi cái ngõ sâu nhà nó một lát rồi lại đi vào. Mấy chị thợ may khéo mồm xui nó có hàng trăm triệu đấy nên trích ra một ít mà cải mã.
Bọn con gái mới lớn bảo rằng nó mà đi ép tóc, mặc quần ống vẩy, mặc áo sát eo thì trông sẽ "ngon" hơn. Mẹ nó không xui nó đi cải mã nhưng cứ thúc nó đi sắm bông tai, dây chuyền vàng để đeo. Theo kinh nghiệm của mẹ nó, con gái có của dù xấu cũng dễ lấy chồng. Mẹ nó luôn nói rằng bố nó lấy mẹ nó vì cái dây chuyền vàng năm chỉ của bà ngoại nó cho mẹ nó chứ chẳng vì cái gì hết.
3. Vào một ngày giáp tết nó bắt xe đi Hà Nội. Nó đi hai ngày thì trở về cùng thằng em. Chúng tôi không thấy nó ép tóc, không thấy nó mặc quần áo mới cũng chẳng thấy nó đeo dây chuyền, bông tai gì hết. Mọi con mắt trong ngõ đổ dồn vào chiếc túi du lịch nó khoác trên vai. Ai cũng tò mò về câu chuyện sau bữa cơm tối ở nhà nó. Thế rồi sự tò mò ấy mau chóng được thỏa mãn.
Chị em nó về nhà được chừng nửa tiếng thì từ nhà nó liên tục vọng ra những tiếng đổ vỡ, tiếng quát tháo của bố nó. Chúng tôi biết nhà nó có chuyện liền đổ đến để xem, để can. Chẳng ai đánh ai mà can. Nhà nó như một sân khấu, trong đó mỗi diễn viên đều độc diễn theo lượt. Lượt của bố nó xong rồi. Màn hình tivi, đầu video, loa, cốc chén, phích nước, bàn ghế đều bị hất đổ chỏng chơ hoặc bị đập vỡ tanh bành. Chẳng còn gì để mà đập nữa.
Ðến lượt nó. Nó đến trước mặt thằng em đang ngồi như thằng chết lả ở cuối giường giật tung từng chiếc cúc trên chiếc áo nó đang mặc. Áo nó tuột xuống đến đâu da thịt nó lộ ra đến đó, mỏng mảnh, sứt sẹo, đau cho từng cái nhìn.
Nó nói giọng như lưỡi lửa rờn rợn: "Mày nghĩ tao sang bên kia làm gì cho người ta? Tao nói cho mày biết, tao sang bên ấy hầu hạ một bà già bị bệnh tâm thần phân liệt. Mày học cao thế chắc là biết bệnh đó là bệnh gì rồi. Nhưng mày không thể biết sống cùng với một người bị căn bệnh đó là như thế nào đâu. Mày có biết tao khốn khổ với bà già ấy như thế nào không? Ban ngày tao không được rời bà ấy nửa bước. Ban đêm tao và bà ấy phải ngủ chung với một cái xích. Tao phải xích tay tao vào tay bà ấy để bà ấy khỏi đi lang thang, mày hiểu không? Bà già ấy bạ đâu cũng đái, bạ đâu cũng ỉa, gặp cái gì cũng ăn. Tao phải giải quyết tất cả chuyện vệ sinh cho bà ấy. Ðã thế ngày nào bà ấy cũng kêu gào, cào cấu tao, ném đồ vào người tao. Mà tao lại không thể giận con người đã hành hạ tao, không thể giận một ai vì tao tình nguyện phục vụ người ta để kiếm tiền. Thế mà mày đã dùng đồng tiền ấy hủy hoại thân xác mày, hủy hoại cuộc đời mày, giống như giết sống tao vậy".
Thì ra nó đang xét lại phép tính hi sinh. Tại sao nó phải làm vậy chúng tôi không hiểu, song trong thâm tâm chúng tôi thấy mừng vì chúng tôi ngỡ nó đã quyết định đứng lên tháo bỏ cái gông vô hình đã gông vào nó từ nhiều năm chỉ vì nó sinh ra làm phận gái trong nhà. Cái gông vô hình đó đã bắt nó nhường nhịn, nín nhịn, chịu thiệt thòi, chịu hi sinh quá nhiều. Chúng tôi cứ ngỡ là như vậy cho tới khi nó xốc áo lên, vừa cài từng chiếc cúc vừa đi ra chỗ bố mẹ nó, lặng lẽ quỳ xuống.
Nó nói giọng không rờn rợn chỉ đượm chua xót: "Con xin bố mẹ tha lỗi cho con. Nếu không vì con gửi tiền về chỗ em Nhất thì nó chẳng lấy đâu ra tiền mà ăn chơi đua đòi rồi sa vào hút chích. Con xin bố mẹ cho con chuộc tội. Con sẽ đi làm kiếm tiền cứu em. Nhất định con sẽ cứu em ấy". Mọi chuyện đã rõ. Em nó nghiện ma túy, còn cái gông vô hình kia không những không được tháo bỏ mà đã gông nó ở một mức mới, chặt hơn, nặng nề hơn.
Nó đi Ðài Loan làm ôsin lần nữa để lấy tiền giúp em nó cai nghiện. Nó gửi tiền về dè dè mỗi lần vài triệu. Lần thứ nhất bố nó dùng tiền ấy cai cho em nó tại nhà. Sau hai tháng em nó cai được. Bố nó giữ em nó ở nhà trông coi sát sao hơn nửa năm trời mới thả cho lên Hà Nội học tiếp. Em nó nghiện lại sau hai tuần tái ngộ với bạn nghiện ở thủ đô. Bố nó đưa em nó lên Bắc Giang cai tại nhà một ông lang. Em nó lại cai được.
Bố nó không cho em nó lên Hà Nội nữa nhưng bọn nghiện quanh thị trấn tìm đến với em nó rất mau. Em nó nghiện lại lần nữa, lần nữa, rồi lần nữa. Khi cái sự cai được và tái nghiện lặp đi lặp lại đến sáu lần thì bố mẹ nó tuyệt vọng hẳn, bỏ buông như thể đã mất người. Một đêm nghe thấy em nó bàn với một con nghiện khác trèo tường vào ăn trộm máy vi tính của một trường trung học, bố nó liền báo công an. Công an bắt em nó vào một trại cải tạo ở miền trung. Tiền của nó gửi về được dùng vào việc thăm nuôi phạm nhân.
Rồi một hôm trại cải tạo gửi điện mời bố mẹ nó vào trại gấp nhìn mặt em nó lần cuối. Sau chuyến đi bố nó gọi điện cho nó nói em nó cai được rồi, được hẳn, không bao giờ tái nghiện nữa. Chúng tôi ngờ rằng biết được tin đó nó sẽ không bao giờ còn có thể tháo bỏ nổi cái gông vô hình kia nữa.
* * *
Có lẽ linh cảm của chúng tôi đúng bởi nó cứ đi mãi không về. Cũng có thể hết hạn lao động nó về lang thang ở đâu đó một thời gian rồi lại làm thủ tục đi tiếp. Mãi cho tới tháng trước bố mẹ nó mới biết được chút tình hình của nó. Nó gửi về một lá thư thông báo rằng nó đã lấy chồng người Ðài Loan và có ý định ở hẳn bên đó không về nữa. Nó gửi qua bưu điện cho bố mẹ nó một trăm triệu nói là bố mẹ nó muốn tiêu gì thì tùy. Không biết vì không muốn làm cặp vợ chồng giàu có cô đơn hay vì muốn tháo bỏ cái gông vô hình cho nó mà bố mẹ nó quyết định dùng số tiền đó để sinh em cho nó.
Nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mà mẹ nó ở tuổi bốn mươi ba lại vượt cạn. Lần này mẹ nó đẻ sinh đôi một trai một gái. Bây giờ nhà nó lại có tiếng trẻ con. Bố mẹ nó làm cha mẹ lại từ đầu.
Thái Bình, tháng 5-2005
Truyện ngắn của NGUYỄN BÍCH LAN
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=307316&ChannelID=10