Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong 2 đoạn thơ:
Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Và
Trước lầu ngưng bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Yêu cầu làm một bài văn hoàn chỉnh
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
TB:
1. Bức tranh thiên nhiên trong cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
- Cảnh thiên nhiên ở đây là cảnh hoàng hôn, khi mà mặt trời từ từ lặn xuống, ánh nắng cuối ngày đang tắt, không gian mờ tối dần
- Tuy vậy, cảnh vẫn đẹp, vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân với nắng nhạt, khe nước nhỏ, dịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi thứ đều "nhỏ" khiến cho khung cảnh như thu hẹp lại, lắng vào chiều sâu
- Mọi chuyển động nhẹ nhàng như chậm lại, cảnh vật thay đổi là do thời gian, không gian thay đổi
- Cả một không gian êm đềm, vắng lặng, cái không khí rộn ràng tưng bừng của lễ hội không còn nữa. Hội tan sao chẳng buồn? Ngày tàn sao chẳng chán? Nhịp thơ không còn nhanh gấp như đoạn trước mà trở nên chậm rãi hẳn đi
- Bằng hệ thống từ láy biểu cảm "tà tà", "thơ thẩn", "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ", tác giả đã diễn tả cảnh vật một cách sống động, khiến nó trở nên có hồn, giống như con người
- Từ láy "thơ thẩn", "nao nao" vốn là từ diễn tả tâm trạng con người, giờ đây được sử dụng cho "dòng nước" khiến cảnh vật như mang tâm trạng con người. Cái "dan tay" tưởng là vui nhưng lại chứa đựng cái buồn không nói hết
- Có thể thấy ở đây, cảnh được cảm nhận bằng tâm hồn, bằng tâm trạng nhân vật. Tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh được cảm nhận qua tâm trạng nên mang cái lưu luyến, cái xao xuyến của con người. Đó là nỗi nuối tiếc vì một ngày vui đã trôi qua quá nhanh. Đồng thời dự cảm về những điều sắp xảy ra.
2. Bức tranh thiên nhiên khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích xa, mỉa mai làm sao! Nó nói lên tình cảnh đáng thương của nàng: bị bán vào lầu xanh, bị giam lỏng tại đây, tuổi xuân cứ vậy trôi qua
- Nàng trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
+ Những hình ảnh "non xa", "trăng gần", "cát vàng", "bụi hồng" gợi lên một quang cảnh rộng lớn. Lầu Ngưng Bích chơi vơi, trơ trọi giữa mênh mông trời nước, từ trên lầu cao nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát mù mịt
+ Từ láy "bát ngát" càng làm tô đậm thêm cái vô cùng, vô tận ấy của không gian
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
+ Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực của Kiều khi mà nàng chỉ ở một mình tại lầu Ngưng Bích, bầu bạn với nàng chỉ là những vật vô tri vô giác
+ Tâm trạng thì ngổn ngang trăm mối, nàng trông mong, hướng về sự sống, gấu hiệu ấm áp của thiên nhiên, song nàng không tìm được. Trong cái "bẽ bàng" là có cả sự đau xót, có cả nhục nhã ê chề, trong cảnh ngộ hiện tại của nàng đó là điều dễ hiểu
+ Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi ra một vòng thời gian tuần hoàn khép kín giam hãm Kiều. Tình thì ngổn ngang trăm mối, cảnh thì bao la rộng lớn. Kiều thật đáng thương làm sao!
3. Nhận xét, đánh giá
- Cả hai đoạn trích đều mang một nỗi buồn khó tả. Cảnh vật thiên nhiên đều mang sắc thái tình cảm của con người
- Cái tài của Nguyễn Du là sử dụng khéo léo biện pháp tả cảnh ngụ tình, khiến cảnh vật cũng như có hồn, mang tình cảm của nhân vật trữ tình
KB:
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Cảm nghĩ của bản thân