truyện kiều

C

chamdutngay

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chọn một từ em tâm đắc nhất trong truyện kiều hãy viết từ đó để thuyết phục người đọc.

Mọi người gợi ý cho e với e chọn từ " mệnh bạc" , "xăm xăm " cho e dẫn chứng với hay mg có từ nào khác thì giúp e lun ak e cảm ơn
 
P

phnglan

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du hơn một lần nói về bất hạnh của người tài
sắc: “Rằng hồng nhan tự thửơ xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”. Rồi: “Phận
sao bạc chẳng vừa thôi/ Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan”. Khách hồng
nhan trong Truyện Kiều được cụ Tiên Điền hướng tới là nàng Thuý Kiều tài sắc, là
Đạm Tiên phận bạc nức tiếng yến oanh một thời… Nàng Kiều với vẻ đẹp “Hoa
ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” dường như ẩn chứa trong đó sự hờn ghen đố kỵ
của con tạo. Và cũng vô tình trong lễ thanh minh, đi tảo mộ, nàng bắt gặp nấm mộ
xè xè bên đường của Đạm Tiên, nghiệm đến thân mình mà than: “Đau đớn thay
phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Và cuộc đời 15 năm lưu lạc
của Kiều cũng chính là một câu trả lời cho sự tiên nghiệm đó. Kiều cũng chịu
chung số phận với những người đẹp trong lịch sử, họ trở thành nạn nhân của chế độ
phong kiến vô nhân đạo. Đó là nàng Muội Hỷ bị vua Kiệt nhà Hạ cướp được trong
chiến tranh, được Kiệt sủng ái nhưng người ta đã quy tội làm mất nhà Hạ cho nàng.
Nàng Tây Thi, người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã được Việt Vương Câu
Tiễn sử dụng làm công cụ trả thù nước Ngô, sau cũng chịu một cái chết thê thảm.
Trọng đức hơn trọng sắc là một thực tế kéo dài trong xã hội phong kiến ở cả Trung
Quốc và Việt Nam. Giáo sư Trần Đình Hượu từng nhận xét: “Các nhà nho cho sắc
đẹp là một thứ của làm nước mất nhà tan, một điềm bất tường. Gia đình xã hội đề
cao người con gái nết na đoan trang chứ không đề cao sắc đẹp. Cuộc đời lưu lạc
của Thuý Kiều thể hiện những triết lý của Nguyễn Du về thuyết “hồng nhan bạc
phận” nhưng ta có thể nhận thấy sự đồng cảm và bênh vực của thi nhân đối với
những người phụ nữ nhan sắc. Nguyễn Du viết về người phụ nữ tài sắc bằng con
mắt thoát ly với định kiến thong thường của xã hội phong kiến và mang tầm tư
tưởng nhân đạo cao cả. Viết về Kiều, dù cuộc đời lưu lạc của nàng đầy cay đắng
nhưng ông không gợi cho người đọc nàng là một kỹ nữ đáng khinh miệt mà
Nguyễn Du luôn đứng trên lập trường bảo vệ nhân phẩm và cảm thông tri âm với
nàng.

nguồn net
 
Top Bottom