truyện kiều

T

tuntun301

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

phân tích truyện kiều (Nguyễn Du)



Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay
Nỗi lòng kín chẳng ai hay
Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.

Trong bốn câu lục bát này, có ba thành ngữ được nhắc đến: "Trông thấy nhãn tiền", "thăm ván bán thuyền" và "gió thổi ngoài tai". Hay như bốn câu thơ:
Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
Những là e ấp dùng dăng
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi

Cũng có ba câu thành ngữ: "kín như hũ nút", "không khảo mà xưng", "rút dây động rừng"…
Cách sử dụng thành ngữ, châm ngôn của cụ Nguyễn cũng rất linh hoạt. Phần lớn thành ngữ được giữ nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ tự nhiên, như "mạt cưa mướp đắng" trong "Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường"; "một cốt, một đồng" trong "Lạ gì một cốt một đồng xưa nay"; "cá chậu, chim lồng" trong "Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi", "một hội, một thuyền" trong "Cùng người một hội một thuyền đâu xa", "ăn xổi, ở thì" trong "Phải điều ăn xổi, ở thì"…
Nhưng không ít câu thành ngữ được giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt. Chúng ta cùng theo dõi bảng thống kê sau (phần trong ngoặc đơn là phần diễn đạt trong "Truyện Kiều"): Chật như nêm (Trong nhà người chật một lần như nêm); Giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); Trong ấm, ngoài êm (Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm); Gió thổi ngoài tai (Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài); Kín như bưng (Trong ngoài kín mít như bưng); Không khảo mà xưng (Nào ai có khảo mà mình lại xưng); Rút dây động rừng (Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi); Kín như hũ nút (Nghĩ đà bưng kín miệng bình); Rừng có mạch, vách có tai (Ở đây tai vách mạch rừng); Ngậm bồ hòn làm ngọt (Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay); Kiếp tằm vương tơ (Con tằm đến thác hãy còn vương tơ); Kẻ cắp gặp bà già (Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau); Khuất mặt, cách lòng (Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng); Kiến bò miệng chén (Kiến trong miệng chén có bò đi đâu); Nước đến chân mới nhảy (Phòng khi nước đã đến chân); Cá chậu, chim lồng (Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi)...
Một số lớn thành ngữ trong "Truyện Kiều" là mỗi câu gồm bốn từ, thường chia thành hai nửa đối xứng nhau, diễn tả được một ý nào đó. Ví dụ: "Thân gái, dặm trường"; "Gìn vàng, giữ ngọc"; "Nước đục, bụi trong"; "Thay bậc, đổi ngôi"; "Lỡ một, lầm hai"; "Tháo cũi, sổ lồng"; "Nhắm mắt, đưa chân"; "Liễu chán, hoa chê"; "Bướm lả ong lơi"; "Một tỉnh, mười mê"; "Kết tóc, xe tơ"…Với những thành ngữ loại này, chúng ta thật khó xác định được rằng những thành ngữ nào có sẵn từ trước, những thành ngữ nào sinh ra từ "Truyện Kiều"?
Đối với các thành ngữ chữ Hán, có một số câu tác giả "Truyện Kiều" để nguyên văn, nhưng tìm cách đưa đẩy, dắt dẫn để cho ngay cả những người không biết tiếng Hán, khi chưa đọc chú thích, cũng sơ bộ hiểu được nội dung thành ngữ ấy:
Lạ gì "bỉ sắc tư phong"
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Hay:
Nàng rằng: "thiên tải nhất thì"
Cố nhân dễ đã mấy khi bàn hoàn…

thì câu "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" giúp người ta hiểu sơ bộ nghĩa "bỉ sắc tư phong" là được điều này, mất điều kia; hay: "Cố nhân dễ đã mấy khi bàn hoàn" giúp hiểu nghĩa "thiên tải nhất thì" là rất hiếm khi, ngàn năm có một…
Nhưng trong nhiều trường hợp, Nguyễn Du đã diễn Nôm thành ngữ chữ Hán thành một vài câu thơ thuần Việt, rất nhuần nhuyễn và dễ hiểu. Ví như muốn nói Thúy Kiều vì đã từng ở lầu xanh rồi nên rất sợ những gì tương tự, Nguyễn Du liền cung cấp cho bạn đọc thành ngữ "Kinh cung chi điểu" nhưng được Việt hóa:
Thiếp như con én lạc đàn
Phải cung rày đã sợ làn cây cong

Hay như câu thành ngữ "Tam thập lục chước, tẩu vi thượng sách" (trong ba mươi sáu chước, chước chạy là hay nhất) thì được cụ diễn Nôm bằng một câu nghi vấn mà ai cũng biết lời đáp: "Ba mươi sáu chước, chước nào là hơn?".
Chỉ những thành ngữ chữ Hán tương đối thông dụng thì Nguyễn Du mới để nguyên, như "Động địa, kinh thiên"; "Nhân định thắng thiên", "Bình địa ba đào"; "Quốc sắc, thiên tài"; "Ngộ biến tùng quyền"... với cách dắt dẫn tự nhiên và dễ hiểu.
Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ dân gian, khi sáng tác "Truyện Kiều", Nguyễn Du không ít lần chuyển tải những câu, những ý cổ thi vào tác phẩm của mình. Đại thi hào Nguyễn Du cũng như các nhà thơ cùng thời quan niệm rằng, bên cạnh những gì mình sáng tạo ra, việc chuyển tải những tinh hoa của dân tộc, của nhân loại đến với bạn đọc là một việc nên làm.
Bạn đọc coi việc đó thể hiện sự uyên bác, thông "thiên kinh vạn quyển" của tác giả. Cụ Nguyễn Du không bao giờ muốn "phi tang xuất xứ", ngược lại, làm cho bạn đọc thấy rằng, cái ý ấy đã có trong cổ thi của một tác giả cụ thể hoặc là thơ dân gian truyền miệng. Ví như hai câu thơ nói tâm trạng của chàng Kim sau sáu tháng về hộ tang chú ở Liêu Dương, trở lại vườn Thúy không gặp được Thúy Kiều:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Bạn đọc bao thế hệ không ai không biết cái ý này rút từ hai câu cuối trong bài tứ tuyệt của Thôi Hộ đời Đường, sáng tác khi ông một năm sau trở lại tìm người đẹp mà không gặp:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

(Ngày này năm trước, trong cửa này/ Mặt người và hoa đào phản chiếu ánh hồng lên nhau/ Mặt người không biết nay ở đâu/ Hoa đào năm cũ cười gió đông). Nguyễn Du thấy rằng có sự trùng hợp tâm trạng giữa Kim Trọng và Thôi Hộ nên mượn ý hai câu cuối của bài thơ này. Nói cụ Nguyễn Du dịch hai câu ấy cũng không sai, nhưng e chưa hoàn toàn đúng, mà phải chú ý rằng, cụ đã dịch một cách đặc biệt, để vừa đúng nghĩa của câu thơ xuất xứ, nhưng quan trọng hơn là hợp với cảnh tình của nhân vật Kim Trọng. Bởi thế cụ không dùng hai chữ "nhân diện" (mặt người) mà chuyển thành "bóng người", vì "nhân diện" hợp với kỷ niệm của Thôi Hiệu hơn là Kim Trọng.
Hay như câu: "Tự cổ hồng nhan giai bạc mệnh", có nghĩa là: "Từ xưa đến nay, những kẻ hồng nhan đều bạc mệnh", được Nguyễn Du Việt hóa thành:
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu…

Vừa giữ nguyên được ý của xuất xứ, về tự nhiên, dễ hiểu một cách dân gian.
Có khi đưa cổ thi vào "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã nâng câu thơ lên một tầm mới, hay hơn ý thơ đã có. Ví như hai câu tả cảnh trăng trong cuộc chia ly của Thúc Sinh và Thúy Kiều:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Nhiều người biết rằng, ý trong hai câu thơ này đi từ câu cổ thi:
Thùy bả kim bôi phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để, bán phù không

(Ai cầm chén vàng chia ra hai nửa/ Nửa chìm đáy nước, nửa trôi trên không). Thấy nửa vầng trăng mà hỏi "Ai xẻ trăng ra hai phần" là xuất phát từ cổ thi, Nguyễn Du nói rõ cho bạn đọc thấy điều đó, chứ không hề che giấu. Bây giờ ta xét xem nghệ thuật trong câu cổ thi này và so sánh với câu trong "Truyện Kiều". Nhìn nửa vầng trăng trên trời, nửa vầng trăng dưới nước mà hỏi ai xẻ vầng trăng ra làm đôi, là một ý thơ hay, bất ngờ do sự quan sát và phát hiện.
Nhưng dù sao, đây là câu thơ viết bằng cái nhìn, đơn thuần tả cảnh thiên nhiên. Đem "Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường" mà so với "Nửa chìm đáy nước, nửa trôi trên không", ta thấy rằng câu thơ cổ thi này chỉ là điểm xuất phát để Nguyễn Du đi một bước thật xa, biến câu thơ tả cảnh có thể nhìn bằng mắt thành câu thơ tả tình đặc sắc nói về sự chia phôi.
Người chia ly rồi, vầng trăng tưởng như cũng chia thành hai nửa, một nửa theo Kiều về nơi gối chiếc, một nửa theo Thúc Sinh chốn dặm trường, thì sự chia đôi vầng trăng đó mới thật kỳ diệu và khó phát hiện hơn nhiều so với sự chia đôi đơn thuần tính chất vật lý trong câu xuất phát. Nguyễn Du đã dựa vào một câu cổ thi để sáng tác ra một câu thơ mới hay hơn hẳn. Nếu bảo cụ đã dịch câu cổ thi trên kia, thì sự sai lầm chẳng khác gì nói rằng cụ đã dịch "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân ra "Truyện Kiều".
Trong "Truyện Kiều", những câu thơ xuất phát từ cổ thi, vận dụng cổ thi còn nhiều, như tả tiếng đàn, tả cảnh mùa xuân… Và trong từng câu cụ thể, ta đều thấy được biệt tài của đại thi hào khi sử dụng cổ thi cũng như thành ngữ dân gian khi sáng tác "Truyện Kiều".

:khi (45)::khi (45)::khi (12)::khi (34)::khi (141):

Nguồn: CAND.COM
 
K

kimoanh10a4

bạn cho mình biết được những đặc sắc nghệ thuật của bài này được không?
 
S

s0cbay_kut3

I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+, Nhân vật chia làm hai tuyến: Tuyến chính diện tả theo bút pháp ước lệ, Tuyến phản diện tả theo bút pháp hiện thực.
Tuy vẫn tuân theo bút pháp truyền thống nhưng Truyện Kiều xây dựng nhân vật thật hơn cả người thật. Mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận riêng, đời sống tâm lý riêng.
Chủ nghĩa hiện thực là sự tái hiện hiện thực trong những hình thức của bản thân đời sống. Nhân vật hiện thực là những nhân vật có tính điển cách điển hình mà ta có thể tìm thấy ở đâu đó trong cuộc sống và ngôn ngữ của các nhân vật đó cũng là ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Đó là hệ thống các nhân vật phản diện. Nguyễn Du chỉ vẽ bằng một vài nét mà người nào ra người ấy. Vẻ ngoài và bên trong phù hợp khít khao , làm cho tính cách nhân vật nổi bật. Mã Giám Sinh là một con buôn vô lại, được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp hiện thực đến trần trụi:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao​
Tú Bà là một mụ chủ chứa nanh ác:
Thoắt trông nhờn nhợt làm sao
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao​
Sở Khanh là một tên lưu manh trâng tráo, Hoạn Thư là một phụ nữ quý tộc nham hiểm, lợi hại, Hồ Tôn Hiến là một tên quan xảo trá, độc ác… Đó là bút pháp hiện thực gần như là đặc tả khiến cho người đọc có thể hình dung, thậm chỉ là như hiện ra trước amứt.
Tuyến nhân vật phản diện được NGuyễn Du miêu tả hiện thực trần trụi. Tuyến nhân vật chính diện lại được xây dựng theo hướng lí tưởng hóa, xây dựng bằng bút pháp ước lệ cổ điển. Đó là nhân vật như Từ Hải
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao​
hay Kim Trọng :
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.​

Tả Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da​
Và đặc biệt là Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh​

+, Không có nhân vật nào Nguyễn Du đi vào đời sống nội tâm bằng Thúy Kiều. Kiều bâng khuâng khi tình mới đến, Kiều rạo rực lòng xuân đêm trăng thanh minh, Kiều e lệ ngập ngừng khi nhận lời gắn bó với chàng Kim, Kiều sôi nổi, hồn nhiên khi đến tự tình cùng người yêu, Kiều đứt ruột đảm nhận trách nhiệm bán mình chuộc cha, Kiều đau như ai dần ai xé khi phải dứt tình trao duyên lại cho em, Kiều lo sợ khi nghĩ cho cuộc đời, tương lai mình khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích…. Và bao nỗi đau dứt ruột khác mà Kiều phải chịu đựng và trải qua trong suốt 15 năm đoạn trường ê chề khổ hận, Nguyễn Du đều miêu tả cặn kẽ, thấu đáo, khiến người đọc như trông thấy Thúy Kiều trước mắt, như thấy trái tim mình cùng đập một nhịp với con người xấu số ấy, cùng nàng đau khổ, giận hờn, xót xa, mong ước…
Trong Truyện Kiều, rất nhiều lần Kiều đánh đàn nhưng không lần nào giống lần nào. Nguyễn Du đã dùng tiếng đàn để bộc lộ nội tâm nhân vật. Tiếng đàn trong buổi thề nguyện, đính ước với Kim Trọng:
So dần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương...
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.​
Tiếng đàn khi tẩy trần ở nhà Hoạn Thư:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc phải tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm​
Khi đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe, nàng đang ở trong trạng thái vừa mất chồng lại phải đánh đàn hầ rượu cho kẻ đã giết chết chồng mình:
Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tau
Vẻ ngâm vườn thú nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu​
Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe trong buổi đoàn viên:
Phím đàn dìu dặt tay nghiêng
Khói trầm cao thấp tiếng thuyền ngân xa
Khúc đâu đầm ấm dương hòa

Trong sao châu ngọc duyềnh quyên
Ấm sao giọt ngọc Lam -Điền mới đông!​
Như vây, nội tâm nhân vật được tái hiện qua hình ảnh, cử chỉ, hành động hết sức nhuần nhuyễn.

II. Truyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát:
Nguyễn Du có biệt tài trần thuật và giới thiệu nhân vật một cách chính xác, cụ thể, gãy gọn, làm cho người đọc hiểu được ngay tinh huống và tính cách, tâm trạng nhân vật. Chỉ bằng vài câu thơ, ông đã dựng nên được một phong cảnh mang hồn người. Nguyễn Du chủ yếu trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật, làm cho sự việc cảnh vật hiện lên trong cảm xúc và lời thơ như bộc lộ trực tiếp bằng tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Truyện Kiều đã vượt lên sự kể chuyện giản đơn để trở thành tiểu thuyết bằng thơ. Với Nguyễn Du, thể thơ lục bát đã thoát khỏi hình thức mộc mạc, dân dã để trở thành một hình thức trang nhã, cổ điển.

III. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều

+,Thiên nhiên trong Truyện Kiều trước hết là những bức tranh cảnh sắc rất nên thơ. Cảnh vui-buồn, xuân-hạ, ngày- đêm, gặp gỡ-chia ly đều rất đẹp, rất nên thơ.
Xuân
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Mùa hè
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Mùa thu
''Vi lô san sát hơi may
một trời thu để riêng ai một mình''
'' Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng Phong thu đã nhuốm màu quan san''.

Mùa đông
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.​

+, Thiên nhiên trong Truyện Kiều phù hợp với tâm trạng con người (tả cảnh ngụ tình)
Truyện Kiều là một kiệt tác thơ Nôm sáng tạo tuyệt vời của đại thi hào Nguyễn Du. Xét về Nội dung và Nghệ thuật tất cả đều xứng đáng đặt lên mức chuẩn mực. Một trong những nét thành công của NT là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành nội tâm con người. Lúc ấy ngoại cảnh và tâm cảnh hoàn toàn hòa tan làm một.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ​

Thiên nhiên làm nền cho tâm trạng con người, biến đổi phù hợp vs từng hình ảnh cụ thể và luôn luôn chan chứa tình người. Trong lễ hội đạp thanh, với cảnh rộn rịp biểu thị niềm vui phơi phới của 2 nàng Kiều, nhưng cảnh khi chiều buông xuống, hội đã tan, đã đượm buồn, mặc dù cảnh vẫn xuân mà lòng người bâng khuâng xao xuyến. Đoạn cảnh ấy như chuẩn bị cho Kiều thấy được mộ Đạm Tiên-1 nấm mồ vô chủ:
Sè sè nắm đất bên đàng
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh​
Bây giờ cỏ không còn “xanh tận chân trời” mà là ngọn cỏ úa. Nó gợi lên một không gian ảm đạm, làm nền cho tâm trạng buồn thương cua Kiều khi nghe đến cảnh ngộ của Đạm Tiên-Hình bóng của kiếp đoạn trường mà Kiều phải hứng chịu sau này. Đến khi gặp Kim Trọng, cảnh lại thay đổi:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao​
Cảnh tươi sáng, thoáng đãng, lãng mạn, phù hợp với sự xuất hiện của văn nhân.
Bóng chiều thướt tha dáng liễu là nỗi vấn vương trong lòng Kiêu và Kim buổi đầu gặp gỡ. Cảnh trời đất tối sầm là tâm trạng đau khổ, hãi hùng của Kiều lúc rời bỏ người thân yêu, rời bỏ cuộc đời thơ ngây, dấn thân vào cuộc đời gió bụi. Cùng một cảnh trăng: Trăng đêm thanh minh sôi nổi rạo rực, trăng đêm tình tự lung linh huyền ảo, trăng đêm lìa nhà hiu quanh, xót xa, trăng ở lầu xanh chán chường nhạt nhẽo, trăng đêm chua tay với Thúc Sinh đầy dự cảm chia lìa, trăng đêm thoát khỏi nhà Hoạn Thư lạnh lẽo và hãi hùng…
IV. Nghệ thuật ngôn từ:
+, Truyện Kiều sử dụng ngôn ngữ rất thành công, đặc sắc biến hóa, mỹ lệ giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu âm thanh nhịp điệu.Ví như câu:
“sầu đong càng lúc càng đầy”​
Đây là câu thơ nói về nỗi nhớ của Kim Trọng, mới nghe qua chừng như là tại: Sầu mà lại đong, lại lắc, lại đầy… nhưng nếu đã dùng hình tượng đong, đầy thì chữ lắc ở đây hay tuyệt. Chữ “lắc” rất động, nó diễn tả nỗi sầu của Kim Trong khi chàng chưa tìm ra tông tích của Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên. Cái sốt ruột mong ngóng và hiện tượng vắng bặt của Kim trọng đã tạo nên nỗi sầu ấy, thời gian trôi qua làm đầy thêm nỗi nhớ. Những chữ khác tương tự không thể thay thế được.

+, Ngôn ngữ được lấy từ 3nguồn: Ngôn ngữ quần chúng nhân dân, ngôn ngữ ca dao tục ngữ, ngôn ngữ vay mượn (từ Hán, điển tích, điển cố, thi liệu tiếng Hán).
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom