Văn 9 Truyện Kiều-Nguyễn Du

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
  • Like
Reactions: wyn.mai

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
*Hãy phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" (Truyện Kiều-Nguyễn Du)*
Giúp em đề trên với ạ.
Em cảm ơn.
@baochau1112 @Trần Tuyết Khả @Bùi Nhi @Phạm Đình Tài @Roses_are_rosie
Chị hướng dẫn em làm bài này nhé

I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và thi phẩm Truyện Kiều
- Dẫn dắt vào đoạn trích Chị em Thúy Kiều

II. Thân bài:
1. Phân tích nhân vật Thúy Vân:
- Bằng 4 câu thơ thì Nguyễn Du đã phác họa nên vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng để sáng tạo nên Thúy Vân
- Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm được sánh với những từ ngữ mĩ miều nhất như hoa, mây trắng, tuyết, ngọc.
- Ấn tượng đầu tiên của độc giả về Thúy Vân là vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao và tinh thần, tâm hồn trong trắng, tinh khôi như tuyết
=> Chân dung của Vân hiện lên được ví von rằng tự nhiên "thua", "nhường" thì một điều gì hé lộ cuộc sống của nàng sẽ an ổn, không sóng gió.

2. Phân tích nhân vật Thúy Kiều:
- Bằng 12 câu thơ, Nguyễn Du đã phác họa nên vẻ đẹp sắc sảo của Kiều.
- Với thủ pháp ước lệ tượng trưng: thì chúng ta thấy được các nét thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.
- Cái tài hoa của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa mà bao người phải ngước nhìn
- Ấn tượng đầu tiên của độc giả về Thúy Kiều là người con gái tuyệt sắc giai nhân mà khiến cho tự nhiên phải sinh ra sự tự ti và theo đó là lòng đố kị, ghen ghét không thôi
=> Chân dung của Kiều, vận mệnh của Kiều được ví von rằng tự nhiên "ghen", "hờn" thì một điều gì hé lộ cuộc sống của nàng dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió
==> Trong câu thơ "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" cũng đã ngầm nói lên cuộc đời lênh đênh, lận đận của nàng.

3. Nghệ thuật trong đoạn trích:
- Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại được Nguyễn Du sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đầy tài hoa
- Nghệ thuật đòn bẩy mượn Vân tả Kiều khiến độc giả phải trầm trồ về nhan sắc khuynh thành của nàng Vương Thúy Kiều

III. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về đoạn trích trên.

P/s: Nếu em có thắc mắc nào thì cứ phản hồi nhé.

Các topic đặc sắc nhất của box Văn
 
Last edited:
Top Bottom