[TRUYỆN KIỀU]_Cảnh ngày xuân

P

pedung94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CẢNH NGÀY XUÂN

Ở LẦN TRC MÌNH ĐÃ GỞI ND VÀ TK RỒI BÂY GIỜ MÌNH GIÚP CÁC BẠN PHÂN TÍCH TỪNG TP MỘT NHÉ:D:D:khi (151):
I. . giới thiệu khái quát đoạn trích

1. Đoạn trích chị em Tk nằm ngay sau phần giới thiệu chị em TK. Trong đoạn trích này ND miêu tả cảnh du xuân của mấy chị em nhà họ Vương. Đây là đoạn thể hiện tài năng của ND trong việc miêu tả thiên nhiên.
2. Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân ở thời điểm của tiết Thanh minh. Mùa xuân và cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên tươi đẹp, trong sáng ở giai đoạn rực rỡ và viên mãn nhất của mùa xuân. Ko chỉ mt vẻ đẹp của mùa xuân ND còn làm sống lại những nét văn hoá qua ko khí lễ hội mùa xuân. Và như thể ở đây vừa có vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có vẻ đẹp con người
3. Trong đoạn thơ này ND đã kết hợp tả và gợi, tả cảnh ngụ tình theo phong cách ước lệ cổ điển với 1 ngôn ngữ giàu chất tạo hình qua bức tranh mùa xuân người đọc còn cảm nhận rất rõ tâm trạng của nhân vật
II. phân tích
1. Cảnh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ đc ND mt theo bước đi của thời gian .
+ 4 câu đàu: mt cảnh sắc mùa xuân.
+ 8 câu thơ tiếp: mt cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
+ 6 câu còn lại : cảnh chị em kiều đi chơi xuân về khi lễ hội đã tan
Suy ra: Cách tổ chức kết cấu này cho phép người đọc nhận ra:
+ sự vận động của thiên nhiên và sự biến đổi trong tâm trạng của con người
+ Cảnh xuân trong những câu mở đầu với cảnh xuân sau khi chị em kiều đi chơi về có những thay đổi rõ rệt
Suy ra: từ đó cho ta thấy :+ Cảnh vật và tâm trạng của nhân vật trong thơ ND bao giờ cũng vận động chứ ko đứng yên
+ Cách miêu tả như ND cũng là theo nguyên tắc của thơ xưa, tả cảnh ngụ tình có nghĩa là ở đoạn thơ này ND đã mt cảnh mùa xuân qua cái nhìn tâm trạng và đc nhìn từ tâm trạng của chị em kiều theo nguyên tắc: “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu_ người bùn cản có vui đâu bao h”
2. cảnh mùa xuân hiện ra trong 4 câu thơ đàu là cảnh sắc đc nhìn và mt từ cái nhìn thời gian và ko gian.
a. * hai câu thơ đầu: là cái nhìn thời gian về khung cảnh mùa xuân đó là cái nhìn thấm đẫm tâm trạng của người trong cuộc.
“Ngày xuân con én đưa thoi
thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”
- câu thơ”con én đưa thoi ” có thể hiểu theo 2 cách
- + những cánh chim én có thực rộn ràng bay lượn giưã bầu trời mùa xuân trong sáng.
- + cánh én đưa thoi là biểu tượng của bc đi thời gian: thời gian mùa xuân đang trôi qua rất nhanh. Khung cảnh mùa xuân ở đây đã đc nhìn từ cái nhìn tâm trạng của chị em TK đó là cái nhìn tươi trẻ.
- Ở câu thơ thứ hai từ “đã ngoài ” ẩn chứa thái độ để làm rõ hơn cái nhiì của chị em kiêù về bc đi thời gian của mùa xuân và đó là một cái nhìn nuối tiếc.
Ở đây do sự tiết chế về ngôn từ, do tư cách của người chuyện, do quy tắc của việc biểu hiện cái tôi trong văn học trung đại ND đã ko thể để cho nhân vật của mình kêu lên đầy nuối tiếc, đầy táo bạo và mãnh liệt như xuân Diệu_ nhà thơ mới nhẩt trong các nhà thơ mới, sống sau ND một TK_ dù là tâm trạng mới bc đi của mùa xuân là giống nhau ở 2 thi sĩ
“tôi ko chờ nắng hạ mới hoài xuân ”(vội vàng)
Nên “nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ
Em em ơi tình non đã già rồi”(giục giã)
b. Hai câu thơ TT là bức tranh xuân đc tả cận cảnh với cái nhìn ko gian
dẫn đến đây là 2 ccâu thơ “tuyệt bút ” của ND khi mt
+ chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như 1 bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
+ chỉ bằng 1 nét vẽ cảnh mùa xuân dường như đc nhuộn trong 1 màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến Cách dùng từ của ND đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy:” cỏ non xanh rợn chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Ko chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng ko gian đó là 1 ko gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
+ trên kái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “cành lê trắng điểm 1 vài bông hoa ”
Suy ra chọn cỏ và hoa lê để mt sắc xuân đã có từ rất lâu trong thơ ca cổ của TQ
“ cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành llê có mấy bông hoa ”
Và có thể viết 2 câu thơ tuyệt bút ND đã mượn ý thơ từ 2 câu thơ cổ nói trên. Bằng tài hoa của mình ND đã thổi vào đó ngọn gió vô hình của tâm tình để tạo ra sự sống riêng biệt cho 2 câu thơ tuyệt bút của mình. Đó là ở câu thơ thứ 2 ông thêm 1 từ “trắng , ông lại còn đảo ngược cách dùng từ thông dụng:” điểm trắng” suy ra “trắng điểm ” . Chỉ một chút thay đổi đó thôi tưởng là đơn giản vậy mà ngoài ND khó có ai có thể làm đc bởi vì nếu viết “điểm trắng ” thì ý thơ và âm điệu của thơ ko thay đổi nhưng đó chỉ là cách vẽ tranh của một nghệ nhân bắt chước mà ko có hồn . Kòn ND viết trắng điểm thì lại ltạo ra yếu tố bất ngờ nghĩa là “trắng điểm”tức là điểm xuyết vaof đó 1 chút sắc trắng của mình để chăm chút tô điểm cho sắc xuân bằng bàn tay vô hình của tạo hoá 1 cáhc ý nhị và tinh tế chính vì thế thêm 1 chút, thay đổi 1 chút vậy mà hương của cành lê tưởng chừgn như ko còn là chính nó. Cách dùng từ # biệt đã giúp ND tạo ra 2 thế giới # biệt và như thế ND đã tô đậm hợp cảnh mùa xuân sinh động, gợi cảm, non tơ, mềm mại và hài hoà màu sắc
c. * 8 câu thơ tiếp nối. là khung cảnh lễ hôi
- lễ tảo môj đi sửa sang, quét dọn mộ người thân
- Hội đạp thanh hội chơi mùa xuân ở làng quê
Suy ra ở 8 câu thơ này ND thiên về Mt cảnh hội hơn là lễ. Đặc biệt ông nhấn mạnh ko khí náo nức, rộn ràng của lễ hội
Vì + sự nô nức và đẹp đẽ, rộn ràng của lễ hôi tương hộp với vẻ đẹp trong sáng và tràn đầy sức sống của mùa xuân ở 4 câu thơ đầu
+ cảnh ngày xuân đc cảm nhận và mt từ cái nhìn của 2 chị em Kiều tạo nên sự trẻ trugn trong tâm hồn của 2 chị em cũgn tương hợp với ko khí nô nức, rộn ràng của ngày xuân hơn là lễ hội
- Ở đây ND còn làm sống lại những nét văn háo xưa qua NT mt đám đông. Lễ chỉ là cái cớ kòn cái đích thực cuối cùng ở đây là hội. Bởi vậy “tro tiền giấy bay”, “thoi vàng vó rắc” chỉ qua chỉ là nghi thức tất cả ND dành cho sự náo nhiệt của giai nhân, taàitử của xe ngựa của áo quần là lượt trong ko khíi đoá ko rõ gương mặt ai nhưng ai cũng thấy mình ở trong đó .
- Những từ láy lồng trong phép đối hài hoà nhập 1 cách hài hào tạo ra ấn tượgn ko thể quên về lễ hội nô nức rộn ràng. Đồng thời ND cũng qua đó để mt tâm trạng nô nức, háo hức của chị em kiều
D. sáu câu thơ cuối: tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trở về: Đây là lúc hội đã tàn, ngày chuyển về chiều nghĩa là cảnh xuân đang dc mt đúgn theo bc đi của thời gian
- Ở sáu câu thơ này ND đã dùng 1 loạt từ láy mang nghĩa giảm nhẹ
giảm nhẹ về động tác và về chuyển động : tà tà, thơ thẩn, nao nao
giảm nhẹ về sự sắc nét của bức tranh phong cảnh làm cho phong cảnh trở nên mơ hồ và thấp thoáng hơn: Thanh thanh, nho nhỏ
dẫn dếm các từ láy này tạo ra sự tương phản với cảnh lễ hội tấp nập, nhộn nhịp ở trc đó. Đồng thời sự tương phản này cũng khắc hoạ tinh tế bc di của thời gian
- Nhưng bên cạnh đó là các từ láy với nghĩa giảm nhẹ lại còn mang nghĩa bc. Nghĩa là chúng ko chỉ mt cảnh sắc TN theo bc đi của thơi gian mà còn nhuộm màu tâm trạng đó là tâm trạng “thơ thẩn “ của chị em kiều lúc này , tất cả đều lắng xuống, chơi vơi trong 1 trạng thái mơ hồ nhưng có thực. NÓ là nỗi bâng khuâng, man mát nuối tiếc trong 1 nỗi buồn ko goi tên đc. Cách dùng từ như thế này biểu hiện tài hoa và khéo léo của ND khi lấy đà để chuyển ý của câu chuyện sang một cảnh mớivới 1 tâm trạng mới của nhân vật. Cảnh chị em kiều sẽ gặp nấm mồ đạm tiên
- So sánh cảnh mùa xuân trong 6 câu đầu với 6 câu cuối trong đoạn trích : kái này tự làm đi mình mỏi tay và đau lưng quá đi
4. tóm lại cảnh xuân và tâm trạng của con người trong đoạn trích có mối tương quan lẫn nhau
- cảnh xuân trong trẻo đầy sức sống tương hợp với nô nức, trẻ trung của những giai nhân, tài tử đi lễ hội mùa xuân
- sự thay đổi của cảnh vật cũng khiến cho hành động, tâm trạng của con người thay đổi
đó chính là nét đặc sắc của thiên tài ND, sự tương hợp đó đã tạo nên vẻ đẹp hài hoà giữa cảnh và người. Tất cả tạo nên 1 bức tranh trong trẻo, đầy sức sống: Bức tranh mùa xuân
 
Last edited by a moderator:
P

pedung94

đã kiu là "please comment" rùi mà hong kóa người nào thèm wan tâm hết huhu. Cả tiếng ngồi đánh máy mệt mún chít mà ko koá lời bình luận khen hay chê nào. Rõ chán.......
 
A

anhnhat100

hihi. Anh đã học wa rồi mà thấy em làm cũng hay nên anh thanks cho em zui....
 
1

1246

ĐỀ hẫy phân tích những gương mặt trong cuộc đời TK
bài làm
trong cuộc đời TK có 3 gương mặt tình đi qua. Đó là KT, gương mặt tình thứ nhhát, là người gặp gỡ trong buổi thanh min, có tiếng ngựa reo vui, để lại cho K một lỗi thao thức:
" người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?"
và đã thành mối tình đầu gắn bó, thân thương suốt đời TK
gương mặt thứ hai là TS, gặp nhau trong lúc K đang phải sống cuộc đời cay dắng ở lầu xanh . Giữa đám khách làng chơi, TS làcon người có tư cách hơn cả, tuy buổi đầu gặp gỡ rồi cươid K làm vợ có vẻ chàng bị cảm hoá bằng sắc dục:
" trương tô gặp mặt hoa đào
vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa?
....
nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng
đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng!"
sau đó khi ngỏ ý muốn lấy K làm vợ lẽ, để tỏ quyết tâm "vangd đá"TS nói:
" đường xa chớ ngại Ngô Lào
Trăm điều hãy cứ trông vào một ta"
nhưng khi K bị Hoạn Thư đánh ghen, làm cho tan nát, điêu đứng, TS chỉ còn cách nẻn đến gặp k ở " Quan Âm Các", phẩy tay nói:
" liệu mà cao chạy xa bay
ái ân ta có gần này mà thôi."
vì vậy có thể nói k đã rơi vào lầu xanh lần thứ hai , một phần do cái đức sợ vợ của chàng ts. Bây giờ TH xuất hiện, là gương mặt tình thứ ba. Những câu thơ đầu giới thiệ TH, tác giả phác hoạ bằng bút pháp ước lệ, nhưng rất khoan thai đĩnh đặc :
"họ từ/ tên hải/ vốn người việt đông"
"văm khí" rất mạnh tạo nên cảm giác đầy ấn tượng nhờ âm đâug\f của chữ Đ liên tiếp được dùng nhiều lần trong một câu:
" đường đương fmột đấng anh hào
...đội trời đạp đát ở đời
 
P

pedung94

Với kái đề rộng như vậy mà bạn chỉ phân tích qua loa vậy là hong đc òy. Cần bán sát đề văn, lượng kiến thức phải nhìu hơn nữa. Kòn nhìu người mà bạn cần phân tích ko chỉ koá 3 người thôi đâu
 
T

terra

-Cảnh vật và tâm trạng của nhân vật trong thơ ND bao giờ cũng vận động chứ ko đứng yên

- Ở câu thơ thứ hai từ “đã ngoài ” ẩn chứa thái độ để làm rõ hơn cái nhiì của chị em kiêù về bc đi thời gian của mùa xuân và đó là một cái nhìn nuối tiếc.


Đây là 2 ý mình thấy rất mới so với các bài phân tích bình thường, thnks. Hình như còn thiếu 1 fần khá quan trọng là so sánh việc tả cùng 1 cảnh trong 2 thời điểm: trước khi gặp mộ Đạm Tiên và trước khi gặp Kim Trọng...

Bạn có học ở HN ko, kiểu này thì giật giải TP rồi :|
 
P

pedung94

Mình cũng định phân tích nốt nhưng mà đánh máy mỏi tay quá nên thôi ý mà. Mình cũng ko học ở hà nội. Mình học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
 
S

selena142

Em đang học lớp 9!
Thực sự thì em phải nói 1 câu là "Truyện Kiều chẳng hay tẹo nào", đấy là suy nghĩ của riêng em, bởi vì truyện kiều có kết thúc tốt cho Kiều,tất nhiên,chịu nhiều đau khổ rồi sẽ được hạnh phúc nhưng thử hỏi xem Vân làm gì nên tội mà phải chịu cảnh hẩm hiu đến thế, đau xót cho số phận của Vân,điều này mấy ai nghĩ đến...; còn nữa là ngôn ngữ trúc trắc, cô giáo em nói Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn từ,nhưng ngôn từ của ông quá cao sang, em thì thích những ngôn ngữ bình thường hơn, như thơ của Tế Hanh hay thơ của Chính Hữu,Hàn Mạc Tử chẳng hạn..., nói chung là em thích lối thơ hiện đại hơn, tại sao lại phải bắt học sinh học những bài thơ khó đến như vậy, bộ giáo dục nên đưa vào chương trình những bài phù hợp hơn, thơ cổ thì nói thẳng ra em chả thấy có lợi ích gì cả! :/( ý kiến của e đấy ạ!)
Còn về những đoạn trích trong truyện thì... quá tẻ nhạt,đọc chẳng có gì hay ho cả,em luôn tự hỏi vì sao văn thơ VN lại phụ thuộc vào TQ,tác phẩm của Nguyễn Du hay và nổi tiếng chẳng phải cũng nhờ Thanh Tâm Tài Nhân hay sao, thế thì có j là hồn sắc dân tộc nữa k? vẫn nhuốm màu của TQ còn j!
Còn về những bài mà chị pedung94 post lên,em thấy rất hay đấy chứ ạ, nhưng mà em vẫn không thích truyện Kiều đâu, chán ngắt!...
 
A

angels86

truyện kiều của Nguyễn Du sao lại nổi tiếng thế nhỉ=))

Chưa được đọc hết truyện Kiều

mà kết cục hơi buồn

nên hk thu hút

với lại truyện kiều kì lạ sao ý.............chẳng hỉu tẹo nào
 
S

s0cbay_kut3

Em đang học lớp 9!
Thực sự thì em phải nói 1 câu là "Truyện Kiều chẳng hay tẹo nào", đấy là suy nghĩ của riêng em, bởi vì truyện kiều có kết thúc tốt cho Kiều,tất nhiên,chịu nhiều đau khổ rồi sẽ được hạnh phúc nhưng thử hỏi xem Vân làm gì nên tội mà phải chịu cảnh hẩm hiu đến thế, đau xót cho số phận của Vân,điều này mấy ai nghĩ đến...; còn nữa là ngôn ngữ trúc trắc, cô giáo em nói Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn từ,nhưng ngôn từ của ông quá cao sang, em thì thích những ngôn ngữ bình thường hơn, như thơ của Tế Hanh hay thơ của Chính Hữu,Hàn Mạc Tử chẳng hạn..., nói chung là em thích lối thơ hiện đại hơn, tại sao lại phải bắt học sinh học những bài thơ khó đến như vậy, bộ giáo dục nên đưa vào chương trình những bài phù hợp hơn, thơ cổ thì nói thẳng ra em chả thấy có lợi ích gì cả! :/( ý kiến của e đấy ạ!)
Còn về những đoạn trích trong truyện thì... quá tẻ nhạt,đọc chẳng có gì hay ho cả,em luôn tự hỏi vì sao văn thơ VN lại phụ thuộc vào TQ,tác phẩm của Nguyễn Du hay và nổi tiếng chẳng phải cũng nhờ Thanh Tâm Tài Nhân hay sao, thế thì có j là hồn sắc dân tộc nữa k? vẫn nhuốm màu của TQ còn j!
Còn về những bài mà chị pedung94 post lên,em thấy rất hay đấy chứ ạ, nhưng mà em vẫn không thích truyện Kiều đâu, chán ngắt!...

Chị ấn tượng với ý kiến này của em. :) Và chị muốn có ý kiến để ủng hộ những người yêu thích Truyện Kiều nói riêng và văn học Trung đại nói chung. (em có thể coi đây là ý kiến phản bác ý kiến của em cũng được :D)


nói chung là em thích lối thơ hiện đại hơn, tại sao lại phải bắt học sinh học những bài thơ khó đến như vậy, bộ giáo dục nên đưa vào chương trình những bài phù hợp hơn, thơ cổ thì nói thẳng ra em chả thấy có lợi ích gì cả

Chị xin phép nói khái quát "thơ cổ" là văn học Trung đại nhé. :)
Chắc chắn là em biết rằng nền văn học Việt Nam không bắt đầu từ "thơ hiện đại". Văn học Việt Nam đã trải qua nhiều thời kì, phát triển qua nhiều giai đoạn, mà văn học Trung Đại là một kho báu vô cùng quy giá trong toàn bộ kho tàng văn học dân tộc. Văn học Trung đại không chỉ phản ánh được hiện thực xã hội thời kì Phong kiến, mà còn bóc trần bộ mặt của một xã hội bất công, các thế lực thống trị ác bá... Bên cạnh đó cho ta thấy được cuộc sống của nhân dân ta thời trước, tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của những người lao động, những người phụ nữ, những người có tâm hồn cao quý.... và còn cho ta biết tấm lòng nhân đạo, tài năng của những tác giả.... Những tác phẩm văn học trung đại còn rất nhiều "lợi ích" vô cùng lớn lao và cụ thể mà nếu ngồi kể chắc hết ngày cũng chưa xong :D. Bộ giáo dục chon đưa văn học trung đại vào chương trình học là để giúp học sinh có thể biết được đầy đủ hơn các quá trình tạo dựng nên một nền văn học rực rỡ như văn học Việt nam, biết được đặc điểm văn học của các thời kì, hoàn thiện hơn vốn kiến thức văn học cho học sinh...... Chứ không phải chỉ biên soạn theo ý thích của học sinh đâu nhé. :D


em luôn tự hỏi vì sao văn thơ VN lại phụ thuộc vào TQ,tác phẩm của Nguyễn Du hay và nổi tiếng chẳng phải cũng nhờ Thanh Tâm Tài Nhân hay sao, thế thì có j là hồn sắc dân tộc nữa k? vẫn nhuốm màu của TQ còn j!


Em đã từng đọc Kim Vân Kiều truyện chưa? dù chỉ là một đoạn trích thôi? Chị nghĩ nếu em đã đọc rồi thì chắc chắn sẽ không đưa ra nhận xét như vậy. Em có thể xem ở đây để hiểu hơn: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=110649.
Truyện Kiều tuy mượn cốt truyện của một tác phẩm Trung Quốc, nhưng qua sự nhào nặn và sáng tạo lại thì nó đã mang hơi thở của dân tộc Việt.


còn nữa là ngôn ngữ trúc trắc, cô giáo em nói Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn từ,nhưng ngôn từ của ông quá cao sang

Em có thể giải thích "ngôn ngữ trúc trắc" là gì không? :-??
Cô giáo em nói đúng, Nguyễn Du quả thật là bậc thầy về ngôn ngữ, chị nghĩ là các giáo sư, kể cả những người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu Truyện Kiều cũng chưa chắc đã hiểu hết mọi tầng lớp nghĩa của các từ ngữ mà Nguyễn Du đã sử dụng trong tác phẩm. Còn ngôn ngữ của ông quả thật cũng rất cao sang, đó là ngôn ngữ bác học. Nguyễn Du được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu phong kiến, nên phong cách của ông có điểm chung với các bài thơ trong cùng giai đoạn văn học Trung đại. Không những thế còn có hơi hướng sang trọng và quý phái hơn, ngôn ngữ ông sử dụng điệu nghệ và có chất nghệ thuật, quý tộc là điều dễ hiểu. (đây là đánh giá của chị). Còn trong thơ hiện đại, ngôn ngữ của các nhà văn hiện đại thì đúng là dễ hiểu hơn, vì thời đại của các nhà văn đó gần với chúng ta hơn, ngôn ngữ trong các tác phẩm đó tất nhiên cũng dễ hiểu hơn rồi. :)


Đó là ý kiến của cá nhân chị để "bảo vệ" suy nghĩ, niềm yêu thích của chị đối với Truyện Kiều và nền văn học Trung đại. Mong là có nhiều người có cùng ý kiến với mình.
 
C

congchuatuyet_lc

Em đang học lớp 9!
Thực sự thì em phải nói 1 câu là "Truyện Kiều chẳng hay tẹo nào", đấy là suy nghĩ của riêng em, bởi vì truyện kiều có kết thúc tốt cho Kiều,tất nhiên,chịu nhiều đau khổ rồi sẽ được hạnh phúc nhưng thử hỏi xem Vân làm gì nên tội mà phải chịu cảnh hẩm hiu đến thế, đau xót cho số phận của Vân,điều này mấy ai nghĩ đến...; còn nữa là ngôn ngữ trúc trắc, cô giáo em nói Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn từ,nhưng ngôn từ của ông quá cao sang, em thì thích những ngôn ngữ bình thường hơn, như thơ của Tế Hanh hay thơ của Chính Hữu,Hàn Mạc Tử chẳng hạn..., nói chung là em thích lối thơ hiện đại hơn, tại sao lại phải bắt học sinh học những bài thơ khó đến như vậy, bộ giáo dục nên đưa vào chương trình những bài phù hợp hơn, thơ cổ thì nói thẳng ra em chả thấy có lợi ích gì cả! :/( ý kiến của e đấy ạ!)
Còn về những đoạn trích trong truyện thì... quá tẻ nhạt,đọc chẳng có gì hay ho cả,em luôn tự hỏi vì sao văn thơ VN lại phụ thuộc vào TQ,tác phẩm của Nguyễn Du hay và nổi tiếng chẳng phải cũng nhờ Thanh Tâm Tài Nhân hay sao, thế thì có j là hồn sắc dân tộc nữa k? vẫn nhuốm màu của TQ còn j!
Còn về những bài mà chị pedung94 post lên,em thấy rất hay đấy chứ ạ, nhưng mà em vẫn không thích truyện Kiều đâu, chán ngắt!...

Bạn đang là học sinh lớp 9 mình cũng vậy! Nhưng mình lại có cách nhìn khác về Truyện Kiều so vs bạn :D...Bởi lẽ:
- Truyện Kiều mang giá trị nhân văn sâu sắc: có thể bạn đã được nghe thầy (cô) giảng qua đó là giá trị nội dung và nghệ thuật.Một tác phẩm bth có nội dung nhàm chán,k0 có nghệ thuật tiêu biểu thử hỏi sa0 nó có thể gây tiếng vang lớn trên thế giới như vậy?
Bạn thik phong cách thơ của Hàn Mặc Tử,Tế Hanh,Chính Hữu vâng mình cũng thích.Nhưng đâu phải dòng thơ nào phải có phong cách giống hệt nhau đâu đôi khi chính phong cách ấy cũng giúp thể hiện ý đồ của tác giả ấy chứ! Ngôn từ của của Tế Hanh,Hàn Mặc Tử,Chính Hữu rất bình dị đọc như thể hiểu lun :D còn ngôn từ của NGuyễn Du cũng rất hay,bạn nói nó cao sang,có lẽ là như vậy nhưng tại sa0 một bậc thầy của ngôn ngữ lại phải chọn ngôn ngữ cao sang ấy hơn những ngôn ngữ bình dị của khác.Mình k0 phải là Nguyễn Du,k0 phải là các nhà phê bình nhưng theo mình,cái ngôn ngữ ấy cũng góp phần k0 nhỏ thể hiện thái độ tác giả đối vs tác phẩm của mình và biết đâu đấy ngôn ngữ cao sang mà bạn nói lại thể hiện sâu sắc nội dung tác phẩm thì sa0?
Mình biết sở thích của mỗi người là khác nhau,có người thích học Văn,có người lại mê học Toán nhưng chúng giúp người ta hoàn thiện và hỗ trợ tốt cho cả hai. Và với hai nền thơ,phong cách thơ này cũng vậy,nó đều giúp bạn có cách nhìn sâu sắc về cuộc sống chứ k0 phải có cách nhìn thiền cận về một thời đại gọi là "hiện đại".Bộ giáo dục đưa chuơng trình Truyện Kiều vào học theo mình để bồi đắp thêm tình yêu,sự đồng cảm vs một kiếp người,một kiếp đời dưới chế độ PK - tiêu biểu người phụ nữ.
Còn bạn nói và cũng giống như một số người bạn mình đã nói vs mình :"Nguyễn Du nhái lại Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân".Mình xin phủ định ý kiến này! Như các bạn đã học lịch sử,cuộc sống người phụ nữ dưới hai đất nước này có những điểm tương đồng,TQ đã có một thời gian dài đô hộ nước ta nên văn hoá của nước ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ đó,một trong số đó là tư tưởng "TRỌNG NAM KHINH NỮ" . Xin được nói thêm,dưới chế độ PK,cuộc sống người phụ nữ cực khổ,vs gia đình,xã hội và vs bản thân họ chỉ là cái bóng,đơn giản là một cái bóng vô hình sống lệ thuộc và nhẫn nhịn.Như vậy có là quá cực khổ hay không và như vậy có là vấn đề đáng để đưa ra trong văn học hay k0? Mình k0 phủ định nội dung của Truyện Kiều vs nội dung của Kim Vân Kiều Truyện có điểm giống nhau,điển hình đoạn kết nhưng xin hỏi bạn tại sa0 người ta lại nói Nguyễn Du đã "THAY MÁU ĐỔI HỒN" và biến Truyện Kiều trở thành một kiệt tác văn học? Vâng! NGuyễn Du đã thay máu đổi hồn cả áng văn ấy bằng ngôn từ và chính nhà phê bình vh Hoài Thanh đã nói : Truyện Kiều như hòn ngọc quý cơ hồ k0 thể thay đổi đc" và cả nội dung trong đó nữa,mình k0 tiện kể đến một số trích đoạn.Nhưng bạn đã đc đọc qua một số đoạn trích trong Kiều thì mình nghĩ bạn nên có sự so sánh giữa Kim Van Kiều Truyện vs Truyện Kiều xem nó khác nhau ở chỗ nào? (lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn nhưng càng tìm hiểu càng ham càng thích :d)......Đến khi bạn nhận ra điều đó thì bạn có còn khẳng định rằng Nguyễn Du nhái Truyện Kiều từ Kim Vân Kiểu Truyện hay k0?
Xin được nói thêm,khi đọc truyện Kiều người ta tìm đc sự đồng cảm trong đó.Có thể bạn k0 biết nhưng ở xóm tôi có cụ già nhưng đọc Truyện Kiều rất hay dù mắt cụ đã mờ và tuổi tác thì cao...
Trên đây là ý kiến của mình,mong các bạn thông cảm nhưng một lần nữa vẫn muốn khẳng định: "HÃY YÊU KIỀU BẰNG TÌNH YÊU TỪ CHÍNH TRÁI TIM BẠN"
 
Q

quynhnguyenkhanh

Lớp9 và truyện Kiều

Em cũng là học sinh lớp 9 này. Em cũng nghĩ zống bạn về Thúy Vân (vì em thích nhân vật Thúy Vân hơn). Nhưng vì đây là Truyện Kiều thì chúng ta fải đọc theo tình cảm và tâm hồn của Truyện Kiều. Em thấy Truyện Kiều quả nhiên là hơi zống truyện TQ nhưng chẳng fải tất cà chúng ta đều đc học rất rõ ràng rằng phần sáng tạo của Nguyễn Du đã mang lại sức sống mới, một hình ảnh mới cho bài thơ. Nó không còn là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nữa mà là TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU rất đậm nét dân tộc việt nam. Vì nó được viết bằng chữ nôm. Dù sao thì Nguyễn Du sinh ra trong thời đựơc học nho giáo, mà nho giáo là bắt nguồn từ Trung Quốc nên tác phẩm của ông có hơi bị ảnh hưởng nhưng vẫn đậm đà nét văn hóa dân tộc đó thôi. Lí do tại sao chúng ta cảm thấy Truyện kiều khô? nhàm ? chán ? Nếu nói kết thúc ko có hậu mà ko thích thì em cũng đồng ý, nhưng em nghĩ mọi người đã quên 1 điều là fải nắm được linh hồn của thơ ca, fải thấy được cái hồn của truyện kiều thì mới thấy cái hay của nó. Hay nói đơn giản thôi, đọc Truyện Kiều thì fải thả hồn vào giọng điệu của bài thơ mới thấy cái hay của nó, giống nghe nhạc vậy. Em chỉ ý kiến vậy thôi vì đó là suy nghĩ của em . Có lẽ em k đam mê truyện Kiều nhưng em vẫn thấy đc cái hay ở Truyện Kiều và tự hào vì đó là 1 tác phẩm xuất sắc của dân tộc.
 
B

bachhangan

truyen kiẹu

Em đang học lớp 9!
Thực sự thì em phải nói 1 câu là "Truyện Kiều chẳng hay tẹo nào", đấy là suy nghĩ của riêng em, bởi vì truyện kiều có kết thúc tốt cho Kiều,tất nhiên,chịu nhiều đau khổ rồi sẽ được hạnh phúc nhưng thử hỏi xem Vân làm gì nên tội mà phải chịu cảnh hẩm hiu đến thế, đau xót cho số phận của Vân,điều này mấy ai nghĩ đến...; còn nữa là ngôn ngữ trúc trắc, cô giáo em nói Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn từ,nhưng ngôn từ của ông quá cao sang, em thì thích những ngôn ngữ bình thường hơn, như thơ của Tế Hanh hay thơ của Chính Hữu,Hàn Mạc Tử chẳng hạn..., nói chung là em thích lối thơ hiện đại hơn, tại sao lại phải bắt học sinh học những bài thơ khó đến như vậy, bộ giáo dục nên đưa vào chương trình những bài phù hợp hơn, thơ cổ thì nói thẳng ra em chả thấy có lợi ích gì cả! :/( ý kiến của e đấy ạ!)
Còn về những đoạn trích trong truyện thì... quá tẻ nhạt,đọc chẳng có gì hay ho cả,em luôn tự hỏi vì sao văn thơ VN lại phụ thuộc vào TQ,tác phẩm của Nguyễn Du hay và nổi tiếng chẳng phải cũng nhờ Thanh Tâm Tài Nhân hay sao, thế thì có j là hồn sắc dân tộc nữa k? vẫn nhuốm màu của TQ còn j!
Còn về những bài mà chị pedung94 post lên,em thấy rất hay đấy chứ ạ, nhưng mà em vẫn không thích truyện Kiều đâu, chán ngắt!...
nay ban ko biet truyen kieu hay ntn dau na sao noi bay ba vay
con van de ve chu nghia thi co chu thich con gi nua
 
B

bachhangan

truyện kiều

Em cũng là học sinh lớp 9 này. Em cũng nghĩ zống bạn về Thúy Vân (vì em thích nhân vật Thúy Vân hơn). Nhưng vì đây là Truyện Kiều thì chúng ta fải đọc theo tình cảm và tâm hồn của Truyện Kiều. Em thấy Truyện Kiều quả nhiên là hơi zống truyện TQ nhưng chẳng fải tất cà chúng ta đều đc học rất rõ ràng rằng phần sáng tạo của Nguyễn Du đã mang lại sức sống mới, một hình ảnh mới cho bài thơ. Nó không còn là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nữa mà là TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU rất đậm nét dân tộc việt nam. Vì nó được viết bằng chữ nôm. Dù sao thì Nguyễn Du sinh ra trong thời đựơc học nho giáo, mà nho giáo là bắt nguồn từ Trung Quốc nên tác phẩm của ông có hơi bị ảnh hưởng nhưng vẫn đậm đà nét văn hóa dân tộc đó thôi. Lí do tại sao chúng ta cảm thấy Truyện kiều khô? nhàm ? chán ? Nếu nói kết thúc ko có hậu mà ko thích thì em cũng đồng ý, nhưng em nghĩ mọi người đã quên 1 điều là fải nắm được linh hồn của thơ ca, fải thấy được cái hồn của truyện kiều thì mới thấy cái hay của nó. Hay nói đơn giản thôi, đọc Truyện Kiều thì fải thả hồn vào giọng điệu của bài thơ mới thấy cái hay của nó, giống nghe nhạc vậy. Em chỉ ý kiến vậy thôi vì đó là suy nghĩ của em . Có lẽ em k đam mê truyện Kiều nhưng em vẫn thấy đc cái hay ở Truyện Kiều và tự hào vì đó là 1 tác phẩm xuất sắc của dân tộc.



minh la ngan minh cung hoc lop 9 . minh dong y kien vs ban la truyen kieu la mot tac pham xuat sac cua dan toc ,cao quy

minh yeu ban lam=((@};-
 
B

bachhangan

sao tạm biệt sơm thế



Bạn đang là học sinh lớp 9 mình cũng vậy! Nhưng mình lại có cách nhìn khác về Truyện Kiều so vs bạn :D...Bởi lẽ:
- Truyện Kiều mang giá trị nhân văn sâu sắc: có thể bạn đã được nghe thầy (cô) giảng qua đó là giá trị nội dung và nghệ thuật.Một tác phẩm bth có nội dung nhàm chán,k0 có nghệ thuật tiêu biểu thử hỏi sa0 nó có thể gây tiếng vang lớn trên thế giới như vậy?
Bạn thik phong cách thơ của Hàn Mặc Tử,Tế Hanh,Chính Hữu vâng mình cũng thích.Nhưng đâu phải dòng thơ nào phải có phong cách giống hệt nhau đâu đôi khi chính phong cách ấy cũng giúp thể hiện ý đồ của tác giả ấy chứ! Ngôn từ của của Tế Hanh,Hàn Mặc Tử,Chính Hữu rất bình dị đọc như thể hiểu lun :D còn ngôn từ của NGuyễn Du cũng rất hay,bạn nói nó cao sang,có lẽ là như vậy nhưng tại sa0 một bậc thầy của ngôn ngữ lại phải chọn ngôn ngữ cao sang ấy hơn những ngôn ngữ bình dị của khác.Mình k0 phải là Nguyễn Du,k0 phải là các nhà phê bình nhưng theo mình,cái ngôn ngữ ấy cũng góp phần k0 nhỏ thể hiện thái độ tác giả đối vs tác phẩm của mình và biết đâu đấy ngôn ngữ cao sang mà bạn nói lại thể hiện sâu sắc nội dung tác phẩm thì sa0?
Mình biết sở thích của mỗi người là khác nhau,có người thích học Văn,có người lại mê học Toán nhưng chúng giúp người ta hoàn thiện và hỗ trợ tốt cho cả hai. Và với hai nền thơ,phong cách thơ này cũng vậy,nó đều giúp bạn có cách nhìn sâu sắc về cuộc sống chứ k0 phải có cách nhìn thiền cận về một thời đại gọi là "hiện đại".Bộ giáo dục đưa chuơng trình Truyện Kiều vào học theo mình để bồi đắp thêm tình yêu,sự đồng cảm vs một kiếp người,một kiếp đời dưới chế độ PK - tiêu biểu người phụ nữ.
Còn bạn nói và cũng giống như một số người bạn mình đã nói vs mình :"Nguyễn Du nhái lại Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân".Mình xin phủ định ý kiến này! Như các bạn đã học lịch sử,cuộc sống người phụ nữ dưới hai đất nước này có những điểm tương đồng,TQ đã có một thời gian dài đô hộ nước ta nên văn hoá của nước ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ đó,một trong số đó là tư tưởng "TRỌNG NAM KHINH NỮ" . Xin được nói thêm,dưới chế độ PK,cuộc sống người phụ nữ cực khổ,vs gia đình,xã hội và vs bản thân họ chỉ là cái bóng,đơn giản là một cái bóng vô hình sống lệ thuộc và nhẫn nhịn.Như vậy có là quá cực khổ hay không và như vậy có là vấn đề đáng để đưa ra trong văn học hay k0? Mình k0 phủ định nội dung của Truyện Kiều vs nội dung của Kim Vân Kiều Truyện có điểm giiệt bống nhau,điển hình đoạn kết nhưng xin hỏi bạn tại sa0 người ta lại nói Nguyễn Du đã "THAY MÁU ĐỔI HỒN" và biến Truyện Kiều trở thành một kiệt tác văn học? Vâng! NGuyễn Du đã thay máu đổi hồn cả áng văn ấy bằng ngôn từ và chính nhà phê bình vh Hoài Thanh đã nói : Truyện Kiều như hòn ngọc quý cơ hồ k0 thể thay đổi đc" và cả nội dung trong đó nữa,mình k0 tiện kể đến một số trích đoạn.Nhưng bạn đã đc đọc qua một số đoạn trích trong Kiều thì mình nghĩ bạn nên có sự so sánh giữa Kim Van Kiều Truyện vs Truyện Kiều xem nó khác nhau ở chỗ nào? (lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn nhưng càng tìm hiểu càng ham càng thích :d)......Đến khi bạn nhận ra điều đó thì bạn có còn khẳng định rằng Nguyễn Du nhái Truyện Kiều từ Kim Vân Kiểu Truyện hay k0?
Xin được nói thêm,khi đọc truyện Kiều người ta tìm đc sự đồng cảm trong đó.Có thể bạn k0 biết nhưng ở xóm tôi có cụ già nhưng đọc Truyện Kiều rất hay dù mắt cụ đã mờ và tuổi tác thì cao...
Trên đây là ý kiến của mình,mong các bạn thông cảm nhưng một lần nữa vẫn muốn khẳng định: "HÃY YÊU KIỀU BẰNG TÌNH YÊU TỪ CHÍNH TRÁI TIM BAN.



này tạm biệt sớm thế :)>-.bài viết của bạn hay thế cơ mà khiến mình ngưỡng mộ đấy @-). quay lại nhé;)
 
B

bachhangan

sao tạm biệt sơm thế



Bạn đang là học sinh lớp 9 mình cũng vậy! Nhưng mình lại có cách nhìn khác về Truyện Kiều so vs bạn :D...Bởi lẽ:
- Truyện Kiều mang giá trị nhân văn sâu sắc: có thể bạn đã được nghe thầy (cô) giảng qua đó là giá trị nội dung và nghệ thuật.Một tác phẩm bth có nội dung nhàm chán,k0 có nghệ thuật tiêu biểu thử hỏi sa0 nó có thể gây tiếng vang lớn trên thế giới như vậy?
Bạn thik phong cách thơ của Hàn Mặc Tử,Tế Hanh,Chính Hữu vâng mình cũng thích.Nhưng đâu phải dòng thơ nào phải có phong cách giống hệt nhau đâu đôi khi chính phong cách ấy cũng giúp thể hiện ý đồ của tác giả ấy chứ! Ngôn từ của của Tế Hanh,Hàn Mặc Tử,Chính Hữu rất bình dị đọc như thể hiểu lun :D còn ngôn từ của NGuyễn Du cũng rất hay,bạn nói nó cao sang,có lẽ là như vậy nhưng tại sa0 một bậc thầy của ngôn ngữ lại phải chọn ngôn ngữ cao sang ấy hơn những ngôn ngữ bình dị của khác.Mình k0 phải là Nguyễn Du,k0 phải là các nhà phê bình nhưng theo mình,cái ngôn ngữ ấy cũng góp phần k0 nhỏ thể hiện thái độ tác giả đối vs tác phẩm của mình và biết đâu đấy ngôn ngữ cao sang mà bạn nói lại thể hiện sâu sắc nội dung tác phẩm thì sa0?
Mình biết sở thích của mỗi người là khác nhau,có người thích học Văn,có người lại mê học Toán nhưng chúng giúp người ta hoàn thiện và hỗ trợ tốt cho cả hai. Và với hai nền thơ,phong cách thơ này cũng vậy,nó đều giúp bạn có cách nhìn sâu sắc về cuộc sống chứ k0 phải có cách nhìn thiền cận về một thời đại gọi là "hiện đại".Bộ giáo dục đưa chuơng trình Truyện Kiều vào học theo mình để bồi đắp thêm tình yêu,sự đồng cảm vs một kiếp người,một kiếp đời dưới chế độ PK - tiêu biểu người phụ nữ.
Còn bạn nói và cũng giống như một số người bạn mình đã nói vs mình :"Nguyễn Du nhái lại Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân".Mình xin phủ định ý kiến này! Như các bạn đã học lịch sử,cuộc sống người phụ nữ dưới hai đất nước này có những điểm tương đồng,TQ đã có một thời gian dài đô hộ nước ta nên văn hoá của nước ta cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ đó,một trong số đó là tư tưởng "TRỌNG NAM KHINH NỮ" . Xin được nói thêm,dưới chế độ PK,cuộc sống người phụ nữ cực khổ,vs gia đình,xã hội và vs bản thân họ chỉ là cái bóng,đơn giản là một cái bóng vô hình sống lệ thuộc và nhẫn nhịn.Như vậy có là quá cực khổ hay không và như vậy có là vấn đề đáng để đưa ra trong văn học hay k0? Mình k0 phủ định nội dung của Truyện Kiều vs nội dung của Kim Vân Kiều Truyện có điểm giiệt bống nhau,điển hình đoạn kết nhưng xin hỏi bạn tại sa0 người ta lại nói Nguyễn Du đã "THAY MÁU ĐỔI HỒN" và biến Truyện Kiều trở thành một kiệt tác văn học? Vâng! NGuyễn Du đã thay máu đổi hồn cả áng văn ấy bằng ngôn từ và chính nhà phê bình vh Hoài Thanh đã nói : Truyện Kiều như hòn ngọc quý cơ hồ k0 thể thay đổi đc" và cả nội dung trong đó nữa,mình k0 tiện kể đến một số trích đoạn.Nhưng bạn đã đc đọc qua một số đoạn trích trong Kiều thì mình nghĩ bạn nên có sự so sánh giữa Kim Van Kiều Truyện vs Truyện Kiều xem nó khác nhau ở chỗ nào? (lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn nhưng càng tìm hiểu càng ham càng thích :d)......Đến khi bạn nhận ra điều đó thì bạn có còn khẳng định rằng Nguyễn Du nhái Truyện Kiều từ Kim Vân Kiểu Truyện hay k0?
Xin được nói thêm,khi đọc truyện Kiều người ta tìm đc sự đồng cảm trong đó.Có thể bạn k0 biết nhưng ở xóm tôi có cụ già nhưng đọc Truyện Kiều rất hay dù mắt cụ đã mờ và tuổi tác thì cao...
Trên đây là ý kiến của mình,mong các bạn thông cảm nhưng một lần nữa vẫn muốn khẳng định: "HÃY YÊU KIỀU BẰNG TÌNH YÊU TỪ CHÍNH TRÁI TIM BAN.



này tạm biệt sớm thế :)>-.bài viết của bạn hay thế cơ mà, khiến mình ngưỡng mộ đấy @-). quay lại nhé;)
 
Top Bottom