N
nhoc_bi96
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Không gia đình
Tác giả : Hector Malot
Người dịch : Huỳnh Lý
Nhà xuất bản: Nxb văn học
*Tiều sử:
Hector Malot (Phiên âm Việt ngữ Héctô Malô), ông sinh năm 1830 ở miền Bắc nước Pháp, là một nhà Văn chuyên viết tiểu thuyết, được bạn đọc người Pháp yêu mến. Những tiểu thuyết của ông như Không gia đình, trong gia đình, Pôngpông, Rômanh Canbơri..v..v. đều là những tuyết tác lành mạnh và hấp dẫn.
Ông qua đời khi tuổi vừa tròn 70, là một mất mác lớn cho làng văn học thế giới nhưng những di vật_những tiếu thuyết ông để lại vẫn là những tác phẩm tiêu biểu cho nền Văn học thế giới...
*Nói về cuốn tiểu thuyết:
Trong tiểu thuyết của Malot, không gia đình vẫn nổi tiếng hơn cả. Nó đã được giải thưởng của viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại và xuất bản nhiều lần (Trích ngoài lề chút: Ở nước ta, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã phỏng theo "Không gia đình" để viết cuốn tiểu thuyết nhỏ "Cay đắng mùi đời", được đọc giả ta nửa thế kỉ hoan nghênh...) Từ một trăm năm nay, "không gia đình" đã trở thành người bạn thân của thiếu nhi Pháp và Châu Âu...
Không gia đình kể về một chú bé mồ côi ko cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo đoàn xiếc chó, khỉ rồi "cầm đầu" đoán ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với nhiều loại người, va chạm với đời từ khi còn bé, sống ở khắp nơi, "Nôi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động và sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của 1 ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và ko những lo cho mình mà còn cho cả gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn gánh rong lang thang mấy hôm liền mà ko một thứ đồ lót bụng . Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chon trong hầm mỏ mười ngày đêm. Đã có khi em bị mắc oan vàvọ tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali, giữ phẩm chất làm ngừơi ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương ngừơi, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian xảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn làm người có ích...
Bên cạnh đó, Rêmi còn có chú bé vệ sĩ Matchia không ngoan, linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật nở sớm cùng với một tấm lòng vàng; con chó Capi khôn ngoan như người và rất có nghĩa; con khỉ Giolicơ liến láu và đáng thương ... Những con người và vật được dựng lên linh hoạt như sống, sẽ gây ra nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ chúng ta..
Qua câu chuyện phiêu lưu hết sức hấp dẫn của chú bé rêmi, người ta còn tìm thấy cuốn sách ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần lập, tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ và tập tính xoay xở tháo vát, để cao nghệ thuật, tình bạn chân chính. Nó phản ánh tình cảnh sống bấp bênh, nguy hiểm, đầy nguy hiểm của những ngừơi thợ mỏ và của nhân dân trong xã hội tư sản. Đồng thời nó thể hiện cái thực tế là lòng thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giai cấp về phía những người lao động. Quyển sách lại miêu tả rất nhiều cảnh thiên nhiên, nhiêu cảnh sinh hoạt hấp dẫn ở nông thôn và thành thị.
Nhưng Không gia đình dưới mắt chúng ta không phải là một viên ngọc không vết. Dười ngòi bút tinh họa ông vẫn dành cho rêmi một bà mẹ đại tư sản, một gia tài kếch sù, để khi nhận ra mẹ, rêmi có sẵn của cải đó mà đến ơn trả nghĩa. Làm như không có tiền muôn bạc triệu thì không còn cách gì để tỏ lòng biết ơn!...
Bắt đầu câu truyện
Chương 1: Ở làng
Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.
Nhưng cho tới lúc tám tuổi tôi vẫn tưởng rằng tôi có một người mẹ bởi vì mỗi lúc tôi khóc lại có một người đàn bà nhẹ nhàng ôm siết tôi trong hai cánh tay và ru tôi khiến nước mắt tôi ngừng chảy.
Khi tôi đi ngủ không bao giờ bà không đến ôm hôn tôi và khi gió tháng mười hai làm tuyết dán chặt vào các tấm kính cửa sổ trắng xóa bà nắm lấy hai bàn chân tôi và cứ ngồi sưởi ấm chân tôi trong hai bàn tay bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà đến nay tôi còn nhớ lõm bõm vài câu. Khi tôi cãi nhau với một đứa bạn bà lại bảo tôi kể cho bà nghe những nỗi buồn của tôi để tìm lời an ủi hoặc thừa nhận tôi có lý.
Bằng vào những cái đó và nhiều cái khác nữa như cách bà nói với tôi, nhìn tôi, vuốt ve tôi, mắng tôi một cách trìu mến, tôi tin rằng bà là mẹ tôi.
Và đây là vì sao tôi biết bà không phải mẹ tôi.
Làng tôi, nói cho đúng hơn, làng nơi tôi được nuôi dạy, gọi là Chavanon, một trong những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp.
Đất rất bạc màu, muốn gặt hái tốt phải bón phân hoặc cho thêm chất cải tạo đất mà ở trong nước không có. Vì thế người ta chỉ gặp (hoặc ít ra là ở thời kỳ tôi nói đến) rất ít cánh đồng cày cấy trong khi trông thấy nhiều vùng mênh mông mọc toàn cỏ thạch thảo và cây đậu kim. Hết vùng đất toàn bụi cây lại đến vùng đất truông.
ở đúng vào một nếp gấp của vùng đất đó, trên bờ một dòng suối là nhà tôi, nơi tôi sống những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho đến lúc tám tuổi tôi không bao giờ trông thấy đàn ông ở trong nhà này, tuy thế mẹ tôi không góa chồng, chồng bà là thợ đẽo đá chưa trở lại quê hương lần nào kể từ khi tôi đến tuổi hiểu biết được những gì xảy ra quanh mình. Chỉ thỉnh thoảng ông mới gửi bạn bè về làng vài mẩu tin.
- Má Barberin này, ông nhà bà khỏe, ông ấy nhờ tôi bảo bà là công việc vẫn chạy tốt và chuyển tiền cho bà đây này..Chỉ có thế.
Ông Barberin ở Paris lâu thế ta đừng tưởng vì ông không thân tình với vợ ông mà ông ở Paris do công việc đòi hỏi. Khi nào già ông sẽ về ở với bà vợ già của ông, và với số tiền ky cóp được họ sẽ tránh được nghèo khổ.
Một buổi chiều tháng mười một, một người đàn ông dừng lại trước hàng rào nhà chúng tôi và hỏi tôi có phải đây là nhà má Barberin không.
Tôi mời ông ta vào.
Ông đẩy rào và chậm bước về phía nhà tôi.
Tôi chưa nhìn thấy ai lấm bùn bê bết đến thế. Hàng mảng bùn phủ từ chân lên đến đầu ông khiến người ta hiểu ngay ông đã đi trên những con đường rất xấu trong thời gian khá dài.
Nghe tiếng chúng tôi má Barberin chạy ra.
- Tôi mang tin từ Paris về đây.
- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên. - Tai vạ đến với Jérôme rồi!
- Phải đấy, sự thực là ông nhà ta bị thương, chắc sẽ què mất thôi. Hiện giờ ông ấy đang nằm bệnh viện. Tôi nằm cạnh giường ông ấy nên khi ra viện ông ấy nhờ tôi qua nhà nhắn giùm. Tôi không ở lại được đâu vì còn ba dặm nữa phải đi.
Má Barberin muốn biết kỹ hơn bèn mời ông ta ở lại ăn tối. Má bảo đường xấu và nghe nói trong rừng có chó sói, sáng mai hãy đi.
Ông ngồi xuống trong góc lò sưởi vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra thế nào: ông Barberin bị giàn giáo đổ đè bẹp nửa người và vì không chứng minh được tại sao ông cần phải đứng ở nơi xảy ra tai nạn nên nhà thầu không chịu bồi thường một đồng nào.
- Con người tội nghiệp ấy không gặp may rồi, ông ta nói, bọn láu cá thì tìm ngay được cách kiếm lời nhưng ông nhà bà thì không được cái gì hết. Tuy nhiên tôi khuyên ông ấy kiện tay thầu khoán.
Má Barberin định đi Paris.
Sáng hôm sau chúng tôi xuống làng hỏi ý kiến mục sư. ông mục sư viết thư cho cha tuyên úy ở bệnh viện ông Barberin nằm và vài hôm sau nhận được trả lời nói rằng má Barberin không cần lên Paris chỉ cần gửi một món tiền lên cho chồng thôi để ông đi kiện nhà thầu.
Ngày lại ngày, tuần lại tuần cứ thế trôi qua, nhiều thư gửi về, thư nào cũng yêu cầu gửi tiền thêm, lá thư cuối cùng nói rằng nếu không có tiền thì bán con bò Roussette đi..Chỉ những người đã sống ở thôn quê mới hiểu được cảnh khốn quẫn đau thương trong ba chữ "Bán con bò". Thực tế dù nghèo túng đến mấy, gia đình đông đến mấy người nông dân vẫn vững tâm không lo đói nếu nhà có một con bò cái.
Má Barberin và tôi đã nhờ con bò cái của chúng tôi mà sống no đủ, cho tới tận lúc ấy tôi hầu như có bao giờ ăn thịt đâu.
Với lại chúng tôi yêu con bò lắm.
ấy thế mà nay phải xa nó rồi.
Tác giả : Hector Malot
Người dịch : Huỳnh Lý
Nhà xuất bản: Nxb văn học
*Tiều sử:
Hector Malot (Phiên âm Việt ngữ Héctô Malô), ông sinh năm 1830 ở miền Bắc nước Pháp, là một nhà Văn chuyên viết tiểu thuyết, được bạn đọc người Pháp yêu mến. Những tiểu thuyết của ông như Không gia đình, trong gia đình, Pôngpông, Rômanh Canbơri..v..v. đều là những tuyết tác lành mạnh và hấp dẫn.
Ông qua đời khi tuổi vừa tròn 70, là một mất mác lớn cho làng văn học thế giới nhưng những di vật_những tiếu thuyết ông để lại vẫn là những tác phẩm tiêu biểu cho nền Văn học thế giới...
*Nói về cuốn tiểu thuyết:
Trong tiểu thuyết của Malot, không gia đình vẫn nổi tiếng hơn cả. Nó đã được giải thưởng của viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới đã dịch lại và xuất bản nhiều lần (Trích ngoài lề chút: Ở nước ta, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã phỏng theo "Không gia đình" để viết cuốn tiểu thuyết nhỏ "Cay đắng mùi đời", được đọc giả ta nửa thế kỉ hoan nghênh...) Từ một trăm năm nay, "không gia đình" đã trở thành người bạn thân của thiếu nhi Pháp và Châu Âu...
Không gia đình kể về một chú bé mồ côi ko cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo đoàn xiếc chó, khỉ rồi "cầm đầu" đoán ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với nhiều loại người, va chạm với đời từ khi còn bé, sống ở khắp nơi, "Nôi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động và sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của 1 ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và ko những lo cho mình mà còn cho cả gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn gánh rong lang thang mấy hôm liền mà ko một thứ đồ lót bụng . Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chon trong hầm mỏ mười ngày đêm. Đã có khi em bị mắc oan vàvọ tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali, giữ phẩm chất làm ngừơi ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương ngừơi, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian xảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn làm người có ích...
Bên cạnh đó, Rêmi còn có chú bé vệ sĩ Matchia không ngoan, linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật nở sớm cùng với một tấm lòng vàng; con chó Capi khôn ngoan như người và rất có nghĩa; con khỉ Giolicơ liến láu và đáng thương ... Những con người và vật được dựng lên linh hoạt như sống, sẽ gây ra nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ chúng ta..
Qua câu chuyện phiêu lưu hết sức hấp dẫn của chú bé rêmi, người ta còn tìm thấy cuốn sách ca ngợi lao động, ca ngợi tinh thần lập, tự tin của tuổi trẻ, phát huy ý thức chịu đựng gian khổ và tập tính xoay xở tháo vát, để cao nghệ thuật, tình bạn chân chính. Nó phản ánh tình cảnh sống bấp bênh, nguy hiểm, đầy nguy hiểm của những ngừơi thợ mỏ và của nhân dân trong xã hội tư sản. Đồng thời nó thể hiện cái thực tế là lòng thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giai cấp về phía những người lao động. Quyển sách lại miêu tả rất nhiều cảnh thiên nhiên, nhiêu cảnh sinh hoạt hấp dẫn ở nông thôn và thành thị.
Nhưng Không gia đình dưới mắt chúng ta không phải là một viên ngọc không vết. Dười ngòi bút tinh họa ông vẫn dành cho rêmi một bà mẹ đại tư sản, một gia tài kếch sù, để khi nhận ra mẹ, rêmi có sẵn của cải đó mà đến ơn trả nghĩa. Làm như không có tiền muôn bạc triệu thì không còn cách gì để tỏ lòng biết ơn!...
Bắt đầu câu truyện
Chương 1: Ở làng
Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.
Nhưng cho tới lúc tám tuổi tôi vẫn tưởng rằng tôi có một người mẹ bởi vì mỗi lúc tôi khóc lại có một người đàn bà nhẹ nhàng ôm siết tôi trong hai cánh tay và ru tôi khiến nước mắt tôi ngừng chảy.
Khi tôi đi ngủ không bao giờ bà không đến ôm hôn tôi và khi gió tháng mười hai làm tuyết dán chặt vào các tấm kính cửa sổ trắng xóa bà nắm lấy hai bàn chân tôi và cứ ngồi sưởi ấm chân tôi trong hai bàn tay bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà đến nay tôi còn nhớ lõm bõm vài câu. Khi tôi cãi nhau với một đứa bạn bà lại bảo tôi kể cho bà nghe những nỗi buồn của tôi để tìm lời an ủi hoặc thừa nhận tôi có lý.
Bằng vào những cái đó và nhiều cái khác nữa như cách bà nói với tôi, nhìn tôi, vuốt ve tôi, mắng tôi một cách trìu mến, tôi tin rằng bà là mẹ tôi.
Và đây là vì sao tôi biết bà không phải mẹ tôi.
Làng tôi, nói cho đúng hơn, làng nơi tôi được nuôi dạy, gọi là Chavanon, một trong những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp.
Đất rất bạc màu, muốn gặt hái tốt phải bón phân hoặc cho thêm chất cải tạo đất mà ở trong nước không có. Vì thế người ta chỉ gặp (hoặc ít ra là ở thời kỳ tôi nói đến) rất ít cánh đồng cày cấy trong khi trông thấy nhiều vùng mênh mông mọc toàn cỏ thạch thảo và cây đậu kim. Hết vùng đất toàn bụi cây lại đến vùng đất truông.
ở đúng vào một nếp gấp của vùng đất đó, trên bờ một dòng suối là nhà tôi, nơi tôi sống những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho đến lúc tám tuổi tôi không bao giờ trông thấy đàn ông ở trong nhà này, tuy thế mẹ tôi không góa chồng, chồng bà là thợ đẽo đá chưa trở lại quê hương lần nào kể từ khi tôi đến tuổi hiểu biết được những gì xảy ra quanh mình. Chỉ thỉnh thoảng ông mới gửi bạn bè về làng vài mẩu tin.
- Má Barberin này, ông nhà bà khỏe, ông ấy nhờ tôi bảo bà là công việc vẫn chạy tốt và chuyển tiền cho bà đây này..Chỉ có thế.
Ông Barberin ở Paris lâu thế ta đừng tưởng vì ông không thân tình với vợ ông mà ông ở Paris do công việc đòi hỏi. Khi nào già ông sẽ về ở với bà vợ già của ông, và với số tiền ky cóp được họ sẽ tránh được nghèo khổ.
Một buổi chiều tháng mười một, một người đàn ông dừng lại trước hàng rào nhà chúng tôi và hỏi tôi có phải đây là nhà má Barberin không.
Tôi mời ông ta vào.
Ông đẩy rào và chậm bước về phía nhà tôi.
Tôi chưa nhìn thấy ai lấm bùn bê bết đến thế. Hàng mảng bùn phủ từ chân lên đến đầu ông khiến người ta hiểu ngay ông đã đi trên những con đường rất xấu trong thời gian khá dài.
Nghe tiếng chúng tôi má Barberin chạy ra.
- Tôi mang tin từ Paris về đây.
- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên. - Tai vạ đến với Jérôme rồi!
- Phải đấy, sự thực là ông nhà ta bị thương, chắc sẽ què mất thôi. Hiện giờ ông ấy đang nằm bệnh viện. Tôi nằm cạnh giường ông ấy nên khi ra viện ông ấy nhờ tôi qua nhà nhắn giùm. Tôi không ở lại được đâu vì còn ba dặm nữa phải đi.
Má Barberin muốn biết kỹ hơn bèn mời ông ta ở lại ăn tối. Má bảo đường xấu và nghe nói trong rừng có chó sói, sáng mai hãy đi.
Ông ngồi xuống trong góc lò sưởi vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra thế nào: ông Barberin bị giàn giáo đổ đè bẹp nửa người và vì không chứng minh được tại sao ông cần phải đứng ở nơi xảy ra tai nạn nên nhà thầu không chịu bồi thường một đồng nào.
- Con người tội nghiệp ấy không gặp may rồi, ông ta nói, bọn láu cá thì tìm ngay được cách kiếm lời nhưng ông nhà bà thì không được cái gì hết. Tuy nhiên tôi khuyên ông ấy kiện tay thầu khoán.
Má Barberin định đi Paris.
Sáng hôm sau chúng tôi xuống làng hỏi ý kiến mục sư. ông mục sư viết thư cho cha tuyên úy ở bệnh viện ông Barberin nằm và vài hôm sau nhận được trả lời nói rằng má Barberin không cần lên Paris chỉ cần gửi một món tiền lên cho chồng thôi để ông đi kiện nhà thầu.
Ngày lại ngày, tuần lại tuần cứ thế trôi qua, nhiều thư gửi về, thư nào cũng yêu cầu gửi tiền thêm, lá thư cuối cùng nói rằng nếu không có tiền thì bán con bò Roussette đi..Chỉ những người đã sống ở thôn quê mới hiểu được cảnh khốn quẫn đau thương trong ba chữ "Bán con bò". Thực tế dù nghèo túng đến mấy, gia đình đông đến mấy người nông dân vẫn vững tâm không lo đói nếu nhà có một con bò cái.
Má Barberin và tôi đã nhờ con bò cái của chúng tôi mà sống no đủ, cho tới tận lúc ấy tôi hầu như có bao giờ ăn thịt đâu.
Với lại chúng tôi yêu con bò lắm.
ấy thế mà nay phải xa nó rồi.