Truyện cười.

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để cho không khí diễn đàn vui hơn, các bạn có thể kể những câu chuyện hài hước, có tính chất gây cười mà các bạn cho là hay để mọi người cùng nghe (các bạn có thể kể hoặc post lên bằng đường link). Mình có một lưu ý nhỏ là câu chuyện cười phải lành mạnh, không gây cười bằng những trò dung tục và rẻ tiền, nếu có tác dung giáo dục thì càng tốt. Xin chân thành cảm ơn quý vị. Sau đây mình xin post lên một câu chuyện cười rất hay về ngôn ngữ Việt Nam:
http://www17.24h.com.vn/news.php/70/149935
 
S

sonmoc

Em xin đóng góp một truyện :
"Nụ cười nơi lớp học"
Trong một giờ giảng về ca dao, tục ngữ khi thầy giáo đọc đến đoạn:
"Chồng cày vợ cấy
Con trâu đi bừa..."
Ðột nhiên dưới lớp có tiếng vọng lên: "Con trâu đi bừa với ai nhỉ ???". Ngay lập tức thầy giáo đọc tiếp:
"May mà hôm ấy trời mưa
Có thằng con rể đi bừa với trâu..."
 
S

sonmoc

SỨC MẠNH DIỄN TẢ CỦA TIẾNG VIỆT:
Trong một cuốn lưu bút, người ta thấy học trò ghi cho nhau như sau:

"... Tao sẽ nhớ giọng hát của mày vào những trưa mùa hè (làm tao ướt nhẹp), giọng cười của mày vào những chiều mùa thu lạnh lẽo (làm tao lên huyết áp nóng lạnh), hình ảnh của mày vào những tối mùa đông (nhát ma cho tao bất tỉnh mà... ngủ dễ hơn). Nhớ mày nhiều !!!...
 
T

tranquang

Anh có ý kiến thế này nhé? Mình sẽ post bằng văn bản, nghĩa là phải fomat, dẫn đường link. OK? Hoan nghênh những chuyện như của chú em Sonmoc
 
S

sonmoc

" Ông đồ " của VŨ ĐÌNH LIÊN :
Đề bài kiểm tra môn văn: Phân tích và bình luận bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Và sau đây là một bài bình luận:

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua "

Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hoá nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung Quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động về tình trạng hàng hoá giá rẻ từ Trung quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản xuất trong nước. Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa hè vị trí đẹp “Bên phố đông người qua” khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ "lại" là rất chính xác, “lại” mang một hàm ý ca thán, biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều hơn
 
S

sonmoc

Tí học làm văn

Hồi còn đi học tiểu học, Tí rất thích làm văn. Một hôm, Tí được cô giáo ra bài tập về nhà: Hãy tả con vật mà em nuôi.

Tí về bắt một con... rận nghiên cứu và tả con rận rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, cô bắt Tí làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Tí bèn làm lại một bài văn như sau: "Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ...." và Tí bắt đầu tả con rận

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt Tí làm lại lần nữa, lần này là tả con cá

Tí làm bài văn khác y như sau: "Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ...."

Rồi một hôm, Tí lại được cô giáo cho ra bài tập về nhà làm: Hãy tả cô bé dễ thương mà em ngồi cạnh.

Tí bèn làm một bài văn như sau: "Em được may mắn ngồi cạnh một cô bé dễ thương và vô cùng láu lỉnh, Tóc cô bé dài mượt nên không có rận, Nhưng sau đây em xin được tiếp tục tả con rận: ...." và Tí lại bắt đầu tả con rận.
 
S

sonmoc

Tiếng Việt --> khiến một người Shock
Một giám khảo đã phải vào bệnh viện sau khi đọc bài phân tích của một thí sinh trong cuộc thi học kỳ :
Đề bài như sau :Em hãy phân tích câu nói "Bàn tay ta làm nên tất cả , sỏi đá cũng thành cơm"
Đáp án : "........................ Theo em câu "Sỏi đá cũng thành cơm" có 2 ý nghĩa rất độc đáo . Thứ nhất nếu hiểu theo nghĩa xuông thì chắc chắn 100% sỏi đá không bao giờ biến thành cơm gạo được , trừ phi các nhà khoa học đã sáng chế ra một loại hóa chất biến sỏi đá thành cơm . Thứ hai nếu hiểu theo nghĩa bóng thì sỏi đá ở đây là dạng quí hiếm (kim cương , hồng ngọc) chẵng hạn . Như vậy thì có thể bán đi để mua cơm gạo , cũng có thể suy ra một thứ đó là có thể dùng một bữa ăn thịnh soạn tại Caraven .
 
S

sonmoc

Học Sinh hiện đại với VĂN HỌC VIỆT NAM
Đề 1: (về Truyện Kiều)
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ, đến nỗi chịu không nỗi nàng đành nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách mạng.

Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết:
“...Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”

Đề 3: em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đây là bài làm của 1 học sinh lớp 9:
".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức... Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16.200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm) “

Đề 4: Trong các tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh.
Bài làm của học sinh NAT lớp 10B:
" Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm Tắt đèn của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bốc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó ...”

Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.
Bạn NCT lớp 10A PTTH Phú Nhuận viết:
"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nỗi...”

Đề 6: Em hãy cho biết sự bất công đối với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Học sinh Hoài Nhân lớp 9 viết:
"Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được cũng cố. Hằng năm, người ta lấy ngày 8/3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”

Đề 7: sau khi đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?
Bài làm của em NHT lớp 10:
" Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu thương chồng con cực đại. Nàng rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưỡng lại bằng mấy cú karate hết sức đẹp mắt...”
Đề 9: Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến ?
Một bạn nam đã viết:
Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh một trận sạch không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta”

Đề 10: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân.)
Bài viết của một học sinh lớp 12 PTTH Phụng Hiệp có đoạn:
"...người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã nhưng anh vẫn cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn “
Bài làm của một học sinh lớp 12 Bến Tre:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm hình nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có ...”

Đề 11: Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Việt Nam đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập đến một mỏ đá quý của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quý thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Mà chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn đủ tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa...”

Đề 12: Em hãy phân tích bài thơ “ Đánh Đu “ của Hồ Xuân Hương .
“ … Đánh đu là một trò chơi rất vui vẻ ngày xưa. Nó hấp dẫn tất cả các chàng trai , cô gái. Thậm chí , có những cô gái đã mải vui mà quần áo rách tứ tung mà vẫn chẳng để ý gì:
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Thật là những bạn gái vô ý vô tứ. Không biết khi về, bạn trai cô có nhắc nhở không?…

Đề 13: “Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài nói về cảnh đẹp quê hương. Em hãy phân tích ngắn gọn một bài mà em thích nhất”.
Bài làm của N.V.M, lớp 9…Trường THPT Chiêm Hoá:
“ Em đã được bà đọc cho nghe rất nhiều bài ca dao nói lên cảnh đẹp của quê hương. Em thích nhất bài:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao miêu tả cảnh đẹp hùng vĩ của núi Thái Sơn. Tuy núi chỉ cao khoảng 1,6 – 1,7mét (!), nhưng ở đây có hai núi đó là núi cha và núi mẹ, tuy thấp nhưng vẫn có nuóc mát` chảy qua, nếu mà xây bể bơi ở đây thì thật tuyệt. Núi Thái sơn cảnh đẹp mê hồn là cha mẹ của các núi khác, vì vậy bài ca dao nhắc nhở các ngọn núi con phải kính trọng ngọn núi Thái Sơn là bố mẹ, luôn kính trọng truóc cảnh đẹp trời ban cho ngọn núi, không được ghen tị.”

Đề 14: Giải thích một số câu tục ngữ mà em đã học:
- “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” : câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc nhà cửa thì không cứ đàn ông mà kể cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập hành hạ…
- “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” : chắc ở thời xưa ra đường mà cười đùa lung tung làm người khác “ngứa mắt” thì sẽ bị tụi nó đục cho phù mỏ, phải uống tới chục thang thuốc bổ may ra mới lại sức được …
- “ Một con ngựa đau, cả tàu bổ cỏ “: câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, khi chúng thấy có một con bị đau là cả “ bọn “bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hóa…


Đề 15: Em hãy phân tích hai câu thơ sau:
“ Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
( Hồ Xuân Hương )
Bài làm của Lưu Thế A:
“ … Qua hai câu thơ này, Hồ Xuân Hương đã lên án, phê phán xã hội cũ đầy bất công. Một người phụ nữ tài giỏi , tốt nghiệp có bằng đoàng hoàng như Hồ Xuân Hương, vậy mà khi cầm bằng đi xin việc, lai bị chủ lừa bắt làm mướn Rồi lại còn giở thủ đoạn để buộc người phụ nữ đáng thương này phải làm mướn không công nữa.
Quả thật nguòi phụ nữ trong xã hội cũ đã chịu quá nhiều bất công, thiệt thòi …”


Đề 16: Hãy miêu tả con mèo nhà em
“ Con mèo nhà em rất già. Nó đẻ rất nhiều con, nhưng các con của nó đều chết hết. Mình nó trắng, lưng nó có vệt đen. Có lúc em yêu nó, nhưng có lúc em lại ghét nó. Lúc yêu thì em rắc cho nó vài hạt cơm, lúc ghét thì em lại lôi cái chổi ra đuổi nó. Dạo này nó hay bắt được chuột lắm. Bắt được chuột nó ăn không hết, chị em cứ phải đi chôn chuột, chị lại càu nhàu con mèo…
Lời bình: tội nghiệp con mèo…


Đề 17: Anh (chị) hãy bình luận câu tục ngữ sau:
“ ăn cỗ đi trước, lội nuóc theo sau”
Bài làm của một học sinh lớp 11, Vĩnh Long có đoạn:
“ … Cỗ là một từ cổ được nói biến âm, có nghĩa là cỏ. Vì vậy ý nghĩa của câu này là: Con trâu ăn cỏ đi trước, người nông dân lội nước theo sau. Hình ảnh đó nhằm nói lên nỗi cực khổ vất vả của nông dân suốt ngày đội nắng phơi sương làm ra hạt gạo nuôi đời nuôi người. Vì thế chúng ta nên biết trân trọng những gì họ làm ra, đồng thời ta phải xem nghề nông là một người cao quý trong xã hội.

Đề 18: Em hãy phân tích bốn câu thơ sau:
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
Một học sinh ở BH-ĐN phân tích như sau:
“ Bài thơ nói lên tình cảm giữa đôi trai gái. Hôm qua, anh với em còn đi trên đường quốc lộ; nhưng hôm nay, em đã mất, anh liền chặt cành cây để đắp mộ cho em. Đồng thời, bài thơ này thể hiện lòng o7ng của chàng trai đối với người yêu khi đã chết”.
Lời phê: Bài thơ diễn tả cảm xúc của tác giả với đồng chí của mình đã hy sinh trong kháng chiến, “ anh em “ gì ở đây ?!


Đề 19: Tả tiết học trong lớp của một học sinh ở Bà Rịa.
“ … Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch … cạch … cạch . Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp … Trời ! Thì ra là bác hội truỏng hội phụ huynh của lớp… “
Đề 20: Em hãy phân tích bài thơ “ Thơ Duyên “ của Xuân Diệu.
Bài làm của bạn Q.T , cựu học sinh 11, PTTH Thủ Đức có đoạn:
“ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, bà đã cống hiến cả cuộc đời bà cho văn chuong…”
……
“ … Mở đầu bài Thơ Duyên, tác giả cho ta thấy hình ảnh của đôi nam nữ đang thổ lộ tâm sự với nhau trên cành cây me:
Chiều mộng cùng nhau trên nhánh me.
Thật là một cơ hội hiếm có và lý tưởng cho đôi uyên ương trút bầu tâm sự…”


Đề 21: Hãy tả con lợn.
Bài làm của một học sinh ở Hà Nội:
“ Nhà ông em có một con lợn rất xinh, đầu nó to bằng quả bóng, bên trên là hai cái tai như hai cái lá đa. Mắt nó to, lông mi dài và cong (?!), mũi như cái bánh dày phập phồng, thân nó to hơn cái phích nước một chút, đuôi thì nhỏ và không nhiều lông như đuôi con chó. Mỗi lần nó đói , nó kêu ầm lên bắt ông em mang cám ra cho nó ăn. Khi ông em mang nồi cám ra, nó đạp cửa chuồng xông ra ( không hiểu là lợn hay ngựa nữa – GV ) . Truóc khi ăn nó còn hít hít ra chiều thích thú lắm rồi mới ăn. Nó chỉ tòm tọp một lúc là hết vèo nồi cám.
Ông em rất yêu quý chú lợn này, ban ngày ông em cho nó ăn, ban đêm ông em trói bốn chân nó lại cho nó không đi đâu được !!! “


Đề 22: Phân tích bài thơ cảnh tình mùa hè của Nguyễn Trãi.
Bài của một học sinh ở BH:
“ Nguyễn Trãi có niên hiệu (?) là Nguyễn Phi Khanh (?!). Là một người có tài cán rộng rãi ( … ) . Nghe tiếng cãi lộn ở chợ cá :
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Ông ước có đàn gảy lên để trấn an họ như vua Thuấn đời Ngui (?!), vua Ngu đời Đường vậy !
 
V

vuonglinhbee

có vài chuyện ở lớp tui trong giờ văn, kể ra để mọi người cùng cười nè( đảm bảo độc nhất vô nhị luôn!!!):
Khi học "Chữ người tử tù", cô gọi 1 boy đọc bài.Tới câu:"CHớ để cho mấy thằng thập đánh bài đó..."--> chàng ta đọc ngay thành :" Nhớ để cho mấy thằng mập đánh bài đó".Trời đất, đến cô cũng ko nhịn được cười

Tiếp nè: Gọi đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan, 1 boy khác :"Gà mái ngư ông về viễn phố..."("Gác mái ngư ông về viễn phố " đáy bà con ạ--> bó tay

Dù sao trong giờ học phải có tiếng cười mới hấp dẫn đúng ko?
olala
 
S

sonmoc

có bằng cái này không nè . Khi đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ , 1 tên trong lớp tôi đọc :
Mùa xuân tôi xin hát
Khúc NAM AI NAM TÀO
 
0

0979909406

Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!
Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!
Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!
vBuồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!Buồn tẻ quá bạn ơi!!!!!!!!!!
 
Top Bottom