Truyện cổ Anđecxen

trucuyen123@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng bảy 2017
450
138
74
18
Quảng Nam
THCS Nguyễn Văn Trỗi
  • Like
Reactions: mỳ gói

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Truyện cổ Anđecxen gồm bao nhiêu câu chuyện? Bút pháp mà tác giả sử dụng trong truyện cổ Anđecxen.
Các bn giúp mk với.
andersen có nhiều truyện lắm bạn ạ !
bút pháp :
Andersen rất nhạy cảm đối với mọi sự phê bình, cả tích cực và tiêu cực. Đối với ông, tất cả những bài báo, các luận văn phê bình và những lời bình luận của bạn bè là có quá nhiều ý nghĩa. Ông cảm thấy, trên đất quê hương xứ sở ở Đan Mạch, ông bị hiểu nhầm. Ông không thích thú gì việc ở Đan Mạch người ta gán cho ông cái mác là một nhà văn ngây thơ, đặc biệt sau khi những tập truyện cổ tích đầu tiên của ông được ấn hành. Những truyện này mang rất đậm ảnh hưởng bao trùm của lối kể chuyện dân gian và lại còn được ghi chú là “dành cho trẻ em”.
Đặc điểm này, dưới con mắt một nhà nghiên cứu hiện đại về Andersen, chính là chiến lược truyền thông của nhà văn mà ông sử dụng trong những truyện kể, đặc biệt là ở những truyện đầu tiên trong sự nghiệp của ông.
Đó chính là lời ghi chú ở đầu sách: “Truyện cổ tích dành cho trẻ em”, đã hàm ngụ một phần tiếp theo, tuy không diễn đạt rõ ràng, “…nhưng cũng dành cho người lớn”. Ý tưởng này dựa trên việc các truyện kể ở đây đều bàn một cách đầy chủ ý đến những vấn đề của đời sống người lớn: tình yêu giới tính, những khác biệt và xung đột xã hội… Tuy nhiên trong hình thức kể từ chúng lại nguyên tuyền là văn chương trẻ em, phong cách và cách thức thuật chuyện của những truyện kể này vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn vô cùng to lớn đối với trẻ em, bởi tính thẳng thắn của chúng, bởi tính hài hước và tình thương yêu của chúng – những câu truyện luôn nghiêm túc coi trẻ em là công chúng bạn đọc đích thực. Theo một ý nghĩa tích cực, cái cảm nhận ngây thơ và lối trần thuật “như trẻ con” làm cho câu chuyện đẹp và hấp dẫn, nhưng Andersen cũng còn dùng cái hình thức ấy như một lớp vỏ đậy che. Con đường của Andersen ở những truyện kể này đi qua cả sự thông minh hóm hỉnh và cả những nỗi đắng cay.
Các truyện kể này, ngoài phần văn bản hiển ngôn còn hàm chứa một văn bản ngầm. Cái văn bản ngầm ấy chứa đựng những nhọc nhằn khắc khổ, thường mai mỉa và đắng đót, thậm chí đôi khi còn mang những bình luận đầy chất hư vô về lối sống và sự nhỏ nhen của thế giới người lớn. Chính những văn bản ngầm ấy là cái: “… nhưng cũng dành cho người lớn”.
Cả phần hiển ngôn và phần ngầm của văn bản, cái ý nghĩa bao trùm ở đấy, không hơn không kém, chính là cái ý nghĩa mà truyện kể ấy đem lại, chứ không chỉ là câu chuyện đơn thuần đó mà thôi. Đấy chính là điều mà nhà nghiên cứu hiện đại gọi là chiến lược truyền thông của Andersen. Ông đem thiên tài của mình để vào vai một người kể chuyện cho trẻ em và một nhà thơ đối với người lớn, trong một hình thức vô cùng hấp dẫn của thể loại truyện kể. Bởi hình thức này, sinh thời ông, cho phép ông né tránh một “sự kiểm duyệt nội tâm” – cái nỗi lo âu sợ hãi mà ông đã trải nghiệm trên con đường quanh co đến vinh quang và danh vọng. Ông đã thấy những sự phê bình đương thời đối với ông đôi khi đến mức vô tâm và vô cảm như thế nào. Trong khi ông mang tới những truyện kể với sự hài hước độc đá
o vô song đồng thời cũng đầy tính nghiêm túc và tình cảm. Nhiều nhà phê bình, đối với ông, đã đóng chặt cửa nơi con tim và tâm trí họ trước những truyện kể của ông bởi những câu chuyện đó không vừa ý họ.
 

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Nhiều lắm. Việt Nam mình chỉ xuất bản một số truyện hay và nổi nên mình không rõ
Mình rất ám ảnh với truyện về Bà chúa tuyết với hai anh em nhà nào đó, truyện về con chim của ông hoàng đế trung quốc, truyện về chú lính chì và Nàng tiên cá thần thánh!!..
Nhưng nhận xét chung thì chắc là truyện rất gây ám ảnh và có chiều sâu, giàu chất triết lý. Ông này nhiều khi rất tàn nhẫn, cho câu truyện một cái kết không có hậu để tăng sức ám ảnh
Nên hồi bé mình thích truyện cổ Grimm nhất :):)
Mà ông này có cái truyện Hoàng đế cởi truồng ấy!
 
Last edited:
Top Bottom