C
chuotnhatthuydungburatino


Hương ở làng Bồi, bên này sông, nơi mà hàng năm, sau mùa mưa lũ ngút trời , bãi bờ cứ lấn rộng mãi ra, đất mỡ màu, bạt ngàn những bãi ngô xanh mát mắt. Để rồi bên kia sông, làng Lở phải gánh chịu bao nhiêu thiệt thòi bởi sự tàn phá fũ fàng của con nước hỗn trên dòng sông xứ núi. Người làng Bồi ăn nên làm ra, cuộc sống ngày thêm trù phú. Họ hớn hở đón nhận sự ưu ái thiên nhiên ban tặng cho cho rằng phước lộc của ông bà từ bao đời để lại. Trong khi người dân làng Lở luôn luôn thắc thỏm mỗi độ lũ về. Khi dòng sông nổi giận, chiếc cầu sạp làm bằng tre- sợi dây nối duy nhất của 2 làng - có thể bị lũ cuốn phăng đi bất cứ lúc nào. Làng Lở bỗng chốc thành 1 cù lao chơi vơi mênh mông sóng nước. Dân làng Lở thường sống quây quân thành từng cụm. Những mái nhà khiêm tốn nằm nếp mình dưới rặng dừa xanh như một sự bấu víu yếu ớt, lẻ loi. trẻ con làng Lở thường chỉ học hết lớp 5. Vì muốn học cấp 2, 3 phải lên tận trường huyện, đường dốc xa xôi, đò giang cách trở. Họ sống khép mình, mặc cảm trong cảnh đói nghèo, chấp nhận sự thua thiệt như đã được an bài. Song lòng khát khao được vượt qua khỏi luỹ tre làng vẫn ánh lên trong những cái nhìn đau đáu về một phương trời xa của lớp lớp học sinh làng Lở.
Hương nhớ hồi còn học tiểu học, vào những buổi chiều hè, khi đằng đông bỗng rực lên tia nắng cuối ngày, Hương và bọn trẻ làng Bồi thường rủ nhau bì bõm sang bãi giữa thả diều. Đó là một bãi cát trắng phau , vạch phân chia dòng sông ra hai phần rõ rệt. Bãi giữa nổi lên khum khum như mai con rùa khổng lồ dang đằm mình trong nước. Mặc cho bọn trẻ thoả thuê chạy nhảy, giẫm đạp, rồi nằm xoài người trong nắng gió "Con rùa" cứ miệt mài chở niềm vui bất tận của bọn học trò nhỏ suốt mùa hè.
Chẳng hẹn bao giờ, nhưng cứ vào lúc ấy, trẻ con bên làng Lở cũng đua trâu về bến. Tiếng nghé ơ xen lẫn tiếng hò reo vang động cả một khúc sông. Khi những chú trâu no cỏ đã khép mắt mơ màng trong nước mát , cũng là lúc mấy cô cậu chủ nhỏ đứng ngẩn trông theo hàng chục cánh diều như bay như mùa lượn giữa trời xanh.
Một hôm, thằng bé bên làng Lở có đôi giò cao, mắt sáng da đen chắc, đứng trên cầu sạp chợt phát hiện ra một điều thú vị. Nó hét toáng lên:
- Ngắm diều dưới lòng sông đã hơn tụi bay ơi !
Bọn trẻ hai làng đổ xô lên cầu, chụm đầu lại dõi theo hướng tay chỉ của thằng bé. Đứa nào cũng trố mắt ngạc nhiên. Những con diều thoắt ẩn thoắt hiện bởi sóng nước dập dềnh, lúc uốn lượn duyên dáng, lúc vỡ tan từng mảnh vụn như là trò ảo thuật. Bỗng "phựt" .
- Ối! Đứa nào tuôn dây ra thế?
- Không phải đâu, con Hương muốn diều của nó bay thật cao, nhưng...
Con diều chao đảo, chới với, cố vùng vẫy một lần nữa rồi mới chịu rũ cánh xuống, buông xuôi theo chiều gió.
chết rồi! Diều của tao rời xuống sông mất! - Con hương mếu máo.
Bọn trẻ đưa mắt nhìn nhau lo lắng. Nhanh như chớp, thằng bé có nước da đen rẽ đám đông ra. Vút một cái nó đã nhảy ùm xuống nước, áo ra giữa dòng nhằm hướng con diều rơi bơi lần tới. Trên cầu đứa nào cũng thót tim như đang chứng kiến giây phút oai hùng của một cảm tử quân, khi nghe những tiếng la thất thanh:
- Nơi ấy lòng chảo sâu lắm!- con Hương gào thật to:
- Vào thôi gì ơi! Đừng lấy diều nữa! Tớ không cần đâu...
Nhưng thằng bé đã kịp tung người đưa tay nâng con diều lên và toét miệng cười trong tiếng thở phào nhẹ nhõm của đám bạn.
Kể từ hôm ấy, bọn trẻ hai làng trỏ nên gắn bó với nhau hơn. Trong ánh mắt thơ ngây của bọn trẻ làng Bồi, bạn bè bên làng Lở thật tốt bụng và dễ thương làm sao. bọn trẻ làng Lở tặng cho bọn trẻ làng Bồi những cây sáo trúc lấy tận trong cánh rừng đầu nguồn. Con diều nào của bọn trẻ làng Bồi cũng mang trên lưng một cây sáo trúc vàng xuộm, mảnh mai. Tiếng vi vu-vi vút ngân nga trong không trung mênh mông quyện vào nhau như bản hoà tấu giàu nhạc điệu. Đó là khúc nhạc tuổi thơ đã theo bọn chúng đi cùng năm tháng.
Cuối năm học lớp 5, trong kỳ thi hs giỏi văn ở huyện. Hương gặp lại người bạn tên Hùng bến làng Lở. vẫn nụ cười tít mắt, phô cái răng mới mọc cời ra bên ngoài như trêu người khác, thật là ngộ nghĩnh và bướng bỉnh. Trong phòng thi hai đứa ngồi đối nhau qua hai dãy bàn. Hương để ý thấy vừa chép đề xong Hùng đã say sưa viết. Thỉnh thoảng hùng mới ngẩn lên dường như chỉ để nhìn Hương. Một thoáng ngại ngùng với cái nháy mắt gật đầu đầy tinh nghịch, Hương cũng cố dốc hết câu chữa ra để viết, vì biết đâu trong lần thi này Hùng lại là đối thủ của Hương?
Ra khỏi phòng thi, Hùng đến gần Hương hỏi:
- Hương làm bài tốt chứ?
- Uh! tốt... còn cậu?
- Cũng tạm thôi..Tớ tặng cậu cái này.
Hùng đặt vào tay Hương tờ giấy nhàu nhò còn vương mùi mực. Đó là tờ giấy nháp bài văn thi:"Em hãy nêu cảm nghĩ khi phải xa một người bạn thân". Người bạn gái trong bài văn của Hùng ở bên kia sông, có đôi mắt màu nâu to tròn. Cái bớt bên má phai như một chấm son làm rực rỡ thêm khuôn mặt bầu bĩnh. Rồi kỷ niệm về con diều gãy cánh . tiếng sáo du dương khi chiều buông. Hương biết Hùng nói đến ai rồi. Mắt Hương nhoà đi khi đọc dòng kết luận: "Nhà mình ở bên làng Lở, nghèo lắm. Hết năm học này tôi phải theo bố đi làm ăn ở một miền quê xa. Thật buồn vì ko được học chung trường chung lớp với bạn ấy, nhưng những kỷ niệm thưở ấu thơ êm đềm bên dòng sông sẽ theo mình suốt cuộc đời". Hương vuốt tờ giấy cho thằng nếp rồi ép vào trang vở. Có một nỗi niềm chợt dậy lên trong lòng cô trò nhỏ khi dòng sông vẫn vô tư ì oạp vờn sóng vào ghềnh đá chẳng hề hay biết những gì chính nó đã gây ra.
Kết quả kỳ thi hs giỏi năm ấy, Hùng giành giải nhì, Hương giải ba. Cả hai đứa đều được chọn vào trường chuyên của tỉnh.
Ngày đầu tiên tới lớp, thầy giáo khen bài văn của Hùng viết hay, nhiều ý tưởng và giàu cảm xúc, biết góp nhặt những chi tiết thật."Hùng có khả năng văn học nhưng bạn đã ko có điều kiện theo học lớp chúng ta, thật tiếc." Hôm ấy, Hương đã khóc...
Hương nhớ hồi còn học tiểu học, vào những buổi chiều hè, khi đằng đông bỗng rực lên tia nắng cuối ngày, Hương và bọn trẻ làng Bồi thường rủ nhau bì bõm sang bãi giữa thả diều. Đó là một bãi cát trắng phau , vạch phân chia dòng sông ra hai phần rõ rệt. Bãi giữa nổi lên khum khum như mai con rùa khổng lồ dang đằm mình trong nước. Mặc cho bọn trẻ thoả thuê chạy nhảy, giẫm đạp, rồi nằm xoài người trong nắng gió "Con rùa" cứ miệt mài chở niềm vui bất tận của bọn học trò nhỏ suốt mùa hè.
Chẳng hẹn bao giờ, nhưng cứ vào lúc ấy, trẻ con bên làng Lở cũng đua trâu về bến. Tiếng nghé ơ xen lẫn tiếng hò reo vang động cả một khúc sông. Khi những chú trâu no cỏ đã khép mắt mơ màng trong nước mát , cũng là lúc mấy cô cậu chủ nhỏ đứng ngẩn trông theo hàng chục cánh diều như bay như mùa lượn giữa trời xanh.
Một hôm, thằng bé bên làng Lở có đôi giò cao, mắt sáng da đen chắc, đứng trên cầu sạp chợt phát hiện ra một điều thú vị. Nó hét toáng lên:
- Ngắm diều dưới lòng sông đã hơn tụi bay ơi !
Bọn trẻ hai làng đổ xô lên cầu, chụm đầu lại dõi theo hướng tay chỉ của thằng bé. Đứa nào cũng trố mắt ngạc nhiên. Những con diều thoắt ẩn thoắt hiện bởi sóng nước dập dềnh, lúc uốn lượn duyên dáng, lúc vỡ tan từng mảnh vụn như là trò ảo thuật. Bỗng "phựt" .
- Ối! Đứa nào tuôn dây ra thế?
- Không phải đâu, con Hương muốn diều của nó bay thật cao, nhưng...
Con diều chao đảo, chới với, cố vùng vẫy một lần nữa rồi mới chịu rũ cánh xuống, buông xuôi theo chiều gió.
chết rồi! Diều của tao rời xuống sông mất! - Con hương mếu máo.
Bọn trẻ đưa mắt nhìn nhau lo lắng. Nhanh như chớp, thằng bé có nước da đen rẽ đám đông ra. Vút một cái nó đã nhảy ùm xuống nước, áo ra giữa dòng nhằm hướng con diều rơi bơi lần tới. Trên cầu đứa nào cũng thót tim như đang chứng kiến giây phút oai hùng của một cảm tử quân, khi nghe những tiếng la thất thanh:
- Nơi ấy lòng chảo sâu lắm!- con Hương gào thật to:
- Vào thôi gì ơi! Đừng lấy diều nữa! Tớ không cần đâu...
Nhưng thằng bé đã kịp tung người đưa tay nâng con diều lên và toét miệng cười trong tiếng thở phào nhẹ nhõm của đám bạn.
Kể từ hôm ấy, bọn trẻ hai làng trỏ nên gắn bó với nhau hơn. Trong ánh mắt thơ ngây của bọn trẻ làng Bồi, bạn bè bên làng Lở thật tốt bụng và dễ thương làm sao. bọn trẻ làng Lở tặng cho bọn trẻ làng Bồi những cây sáo trúc lấy tận trong cánh rừng đầu nguồn. Con diều nào của bọn trẻ làng Bồi cũng mang trên lưng một cây sáo trúc vàng xuộm, mảnh mai. Tiếng vi vu-vi vút ngân nga trong không trung mênh mông quyện vào nhau như bản hoà tấu giàu nhạc điệu. Đó là khúc nhạc tuổi thơ đã theo bọn chúng đi cùng năm tháng.
Cuối năm học lớp 5, trong kỳ thi hs giỏi văn ở huyện. Hương gặp lại người bạn tên Hùng bến làng Lở. vẫn nụ cười tít mắt, phô cái răng mới mọc cời ra bên ngoài như trêu người khác, thật là ngộ nghĩnh và bướng bỉnh. Trong phòng thi hai đứa ngồi đối nhau qua hai dãy bàn. Hương để ý thấy vừa chép đề xong Hùng đã say sưa viết. Thỉnh thoảng hùng mới ngẩn lên dường như chỉ để nhìn Hương. Một thoáng ngại ngùng với cái nháy mắt gật đầu đầy tinh nghịch, Hương cũng cố dốc hết câu chữa ra để viết, vì biết đâu trong lần thi này Hùng lại là đối thủ của Hương?
Ra khỏi phòng thi, Hùng đến gần Hương hỏi:
- Hương làm bài tốt chứ?
- Uh! tốt... còn cậu?
- Cũng tạm thôi..Tớ tặng cậu cái này.
Hùng đặt vào tay Hương tờ giấy nhàu nhò còn vương mùi mực. Đó là tờ giấy nháp bài văn thi:"Em hãy nêu cảm nghĩ khi phải xa một người bạn thân". Người bạn gái trong bài văn của Hùng ở bên kia sông, có đôi mắt màu nâu to tròn. Cái bớt bên má phai như một chấm son làm rực rỡ thêm khuôn mặt bầu bĩnh. Rồi kỷ niệm về con diều gãy cánh . tiếng sáo du dương khi chiều buông. Hương biết Hùng nói đến ai rồi. Mắt Hương nhoà đi khi đọc dòng kết luận: "Nhà mình ở bên làng Lở, nghèo lắm. Hết năm học này tôi phải theo bố đi làm ăn ở một miền quê xa. Thật buồn vì ko được học chung trường chung lớp với bạn ấy, nhưng những kỷ niệm thưở ấu thơ êm đềm bên dòng sông sẽ theo mình suốt cuộc đời". Hương vuốt tờ giấy cho thằng nếp rồi ép vào trang vở. Có một nỗi niềm chợt dậy lên trong lòng cô trò nhỏ khi dòng sông vẫn vô tư ì oạp vờn sóng vào ghềnh đá chẳng hề hay biết những gì chính nó đã gây ra.
Kết quả kỳ thi hs giỏi năm ấy, Hùng giành giải nhì, Hương giải ba. Cả hai đứa đều được chọn vào trường chuyên của tỉnh.
Ngày đầu tiên tới lớp, thầy giáo khen bài văn của Hùng viết hay, nhiều ý tưởng và giàu cảm xúc, biết góp nhặt những chi tiết thật."Hùng có khả năng văn học nhưng bạn đã ko có điều kiện theo học lớp chúng ta, thật tiếc." Hôm ấy, Hương đã khóc...
Last edited by a moderator: