Sử 10 Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến QUốc

  • Thread starter phantam_thandong
  • Ngày gửi
  • Replies 7
  • Views 40,551

P

phantam_thandong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là Thời chiến quốc.

Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần (秦), và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến. Dưới thời nhà Chu, trung tâm của quyền lực nằm trong tay (hay được cho là như vậy) vị vua nhà Chu.

Cần lưu ý rằng vua và hoàng đế không phải hoàn toàn như nhau. Vị vua nhà Chu nhận được đồ cống nạp từ các quý tộc cai trị tại những vùng đất mà họ được thừa kế từ tổ tiên. Các vị tổ tiên được phong làm quý tộc hay công tước tại các nước chư hầu thường là các quan chức có công lao lớn đối với nhà vua và triều đình cai trị, trong trường hợp này là nhà Chu. Vị vua nhà Chu không trực tiếp kiểm soát các tiểu quốc chư hầu của mình. Thay vào đó, sự trung thành chung của các quận công và quý tộc tạo nên quyền lực cho ông ta. Khi lòng trung thành giảm đi, quyền lực của nhà vua cũng giảm sút. Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thấy rằng hệ thống phong kiến cuối cùng sẽ dẫn tới một vị vua ít quyền lực và một tình thế hỗn loạn. Vì vậy, ông đã dựng lên một Trung Quốc với một thể chế tập trung mạnh mẽ không dựa vào lòng trung thành của các quận công địa phương.

Giai đoạn Xuân Thu
Sau khi kinh đô bị các bộ tộc rợ phía tây cướp bóc, Chu Bình Vương (Cơ Nghi Cữu - 姬宜臼) chạy sang phía Đông. Trong khi rút chạy từ thủ đô phía tây về phía đông, vị vua Chu nhờ các vị vương hầu ở gần đó là Tần (秦), Trịnh (鄭) và Tấn (晉) bảo vệ khỏi các rợ và các vị vương hầu phản loạn. Ông dời đô thành của Chu từ Cảo Kinh (nay thuộc Thiểm Tây)đến Lạc Ấp (nay thuộc Lạc Dương) ở châu thổ sông Hoàng Hà.

Vị vua trốn chạy nhà Chu không có được vị trí chắc chắn trên vùng lãnh thổ phía đông; thậm chí cả lễ lên ngôi của thế tử cũng phải nhờ sự trợ giúp của các vị vương hầu trên mới diễn ra được. Với sự sút giảm lớn về đất đai, chỉ còn giới hạn ở Lạc Dương và các vùng xung quanh, triều đình Chu không còn có thể duy trì sáu đội quân thường trực (lục quân) (六軍). Các vị vua nhà Chu tiếp sau cần sự trợ giúp của các chư hầu hùng mạnh xung quanh để bảo vệ họ khỏi các cuộc cướp bóc và để giải quyết các cuộc tranh giành quyền lực bên trong. Triều đình nhà Chu không bao giờ còn lấy lại được quyền lực trước đó của họ; họ chỉ còn đơn thuần là một triều đình bù nhìn của các chư hầu phong kiến. Mặc dù nhà Chu trên danh nghĩa vẫn đang nắm Thiên Mệnh, danh hiệu không hề có quyền lực.


Sự nổi lên của các bá chủ
Vị quý tộc đầu tiên giúp đỡ các vua nhà Chu là Trịnh Trang Công (鄭莊公) (ở ngôi 743 TCN - 701 TCN). Ông là người đầu tiên lập lên một hệ thống bá chủ (bà 霸), với ý định giữ lại hệ thống phong kiến cũ. Các nhà sử học xưa biện hộ rằng hệ thống mới là một phương tiện để bảo vệ các chư hầu văn minh yếu hơn và triều đình nhà Chu khỏi phải chịu sự cướp phá của các bộ tộc “rợ” nằm bao quanh (mà người Trung Hoa thường gọi miệt thị là Bắc Địch (北狄); Nam Man (南蠻), Tây Nhung (西戎), Đông Di (東夷)). (Xem thêm Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại).

Tuy nhiên, tất cả các chư hầu được cho là “văn minh” thực tế gồm một phần pha trộn đáng kể các tộc người; vì thế không có đường biên giới rõ ràng giữa các chư hầu “văn minh” và các “rợ”. Tuy nhiên các bộ tộc với sự khác biệt về dân tộc và văn hoá đó lại có một nền văn minh duy nhất của họ ở một số vùng. Một số nhóm dân tộc về thực chất lại có sức mạnh và được văn minh hoá theo các tiêu chuẩn Trung Quốc tới mức những thực thể chính trị của họ, gồm cả Ngô và Việt, thậm chí được gộp trong một số liên minh của Ngũ Bá.

Các chư hầu hùng mạnh mới nổi lên thực lòng muốn giữ sự ưu tiên dòng dõi quý tộc hơn hệ tư tưởng truyền thống là giúp đỡ các nước yếu hơn ở thời hỗn loạn (匡扶社稷 khuông phù xã tắc), điều này vốn đã từng được truyền bá rộng rãi ở thời đế quốc Trung Quốc để củng cố quyền lực vào tay gia đình cai trị.

Các vị chư hầu Tề Hoàn Công (ở ngôi 685 TCN -643 TCN) và Tấn Văn Công (ở ngôi 636 TCN - 628 TCN) còn đi xa hơn trong việc thiết lập hệ thống cai trị lãnh chúa, nó mang lại sự ổn định nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn so với trước kia. Các vụ sáp nhập tăng lên, mang lại lợi ích cho những chư hầu hùng mạnh nhất gồm Tần, Tấn, Tề và Sở. Vai trò của lãnh chúa ngày càng có chiều hướng rời xa khỏi mục đích ban đầu là bảo vệ các chư hầu nhỏ hơn; cuối cùng lãnh chúa đã trở thành một hệ thống quyền bá chủ của các chư hầu lớn đối với các nước vệ tinh yếu hơn ở Trung Quốc và đối với cả những vùng có nguồn gốc “rợ”. Các chư hầu lớn thường lợi dụng lý do giúp đỡ và bảo vệ để can thiệp và kiếm lợi từ các nước chư hầu nhỏ khi xảy ra xung đột nội bộ ở các nước đó. Đa phần các vị bá thời sau này đều bắt nguồn từ các chư hầu lớn thời đó. Họ tự tuyên bố mình là vị chúa tể trên lãnh thổ của họ, thậm chí còn không cần công nhận tính tượng trưng nhỏ mọn của nhà Chu. Việc thiết lập hệ thống hành chính địa phương (châu và quận), với các quan chức được chỉ định bởi chính phủ, tạo cho các chư hầu khả năng kiểm soát lớn hơn với lãnh địa của mình. Việc thu thuế nông nghiệp và thương mại cũng dễ dàng hơn so với kiểu phong kiến trước đó.

Ba nước Tần, Tấn và Tề không chỉ tự tăng cường sức mạnh của mình mà còn đẩy lùi chư hầu ở phía nam là Sở, các vị lãnh chúa ở đó tự phong mình làm vua. Quân đội Sở dần dần xâm nhập vào lưu vực sông Hoàng Hà. Việc coi Sở như là “rợ phương nam” (Sở Man), đơn giản là một lý do để cảnh báo Sở không được can thiệp vào tầm ảnh hưởng riêng của họ. Những sự xâm nhập của Sở nhiều lần bị chống trả với ba trận đánh lớn ngày càng tăng về mức độ bạo lực - trận Thành Bộc (632 TCN), trận Bi (595 TCN) và trận Yên Lăng (575 TCN); điều này dẫn tới sự hồi phục của các chư hầu Trần và Thái (còn gọi là Sái).


Quan hệ giữa các chư hầu
Ở thời này một hệ thống quan hệ phức tạp giữa các chư hầu được phát triển. Một phần nó được cấu trúc theo hệ thống phong kiến của Tây Chu nhưng các yếu tố thực dụng được tăng cường. Một sự tập hợp các tiêu chuẩn và giá trị thông thường của các chư hầu, có thể gọi một cách không chính xác lắm là Luật quốc tế đã xuất hiện. Khi các vùng ảnh hưởng và vùng văn hoá của các chư hầu mở rộng và giao nhau, các cuộc chạm trán ngoại giao cũng tăng lên.


Thay đổi nhịp độ chiến tranh
Sau một giai đoạn tăng trưởng chiến tranh ở mọi góc độ, Tề, Tần, Tấn và Sở cuối cùng đã gặp gỡ ở một hội nghị giải giáp vũ khí năm 579 TCN, các nước khác hầu như trở thành các nước vệ tinh (nước phụ dung). Năm 546 TCN, Tấn và Sở đồng ý ngừng chiến với nhau.

Sau một thời gian tương đối yên ổn trong thế kỷ thứ 6 BC, hai nước chư hầu ven biển ở vùng Triết Giang ngày nay là Ngô và Việt, dần dần mạnh lên. Sau khi đánh bại và trục xuất vua Phù Sai nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt (kh. 496 TCN-465 TCN) trở thành vị bá chủ cuối cùng được công nhận.

Thời kỳ hoà bình này chỉ là một sự mở đầu cho một tình trạng rối loạn của Thời chiến quốc. Bốn chư hầu mạnh đang ở giữa cuộc tranh giành quyền lực. Sáu họ chiếm hữu đất đai lớn ở Tấn tiến hành đánh lẫn nhau. Họ Trần đang loại trừ các đối thủ chính trị ở Tề. Tính chính thống của những kẻ cai trị thường không được thừa nhận trong các cuộc nội chiến với sự tham gia của nhiều thành viên thuộc gia đình hoàng gia ở Tần và Sở. Một lần nữa những kẻ tranh giành đó lại củng cố vững chắc vị trí của mình tại lãnh thổ riêng, sự chém giết giữa các nước tiếp tục trong Thời chiến quốc. Thời Chiến Quốc chính thức bắt đầu vào năm 403 TCN khi ba họ lớn nhất ở Tấn là Triệu, Nguỵ và Hàn phân chia đất nước; triều đình bất lực nhà Chu bắt buộc phải công nhận quyền lực của họ.


Danh sách các Bá chủ
Theo truyền thống, năm vị Bá (Ngũ Bá) ở thời Xuân Thu (春秋五霸 Chūn Tềū Wǔ Bà) gồm:

Tề Hoàn Công (齊桓公)
Tấn Văn Công (晉文公)
Sở Trang Vương (楚莊王)
Tần Mục Công (秦穆公)
Tống Tương Công (宋襄公)
Một số nhà sử học lại đưa ra danh sách Ngũ Bá khác:

Tề Hoàn Công (齊桓公)
Tấn Văn Công (晉文公)
Sở Trang Vương (楚莊王)
Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差)
Việt Vương Câu Tiễn (越王句踐)
Thứ tự ngẫu nhiên.


Danh sách các chư hầu lớn
Tên theo sau tên nước là tên thủ đô (theo thứ tự Hán Việt, phồn thể, giản thể).

Tề 齊 - Lâm Truy 臨淄 临淄
Sở楚 - Dĩnh Ấp 郢 郢
Tần 秦 – Ung (sau dời về Hàm Dương 咸陽 咸阳 )
Tấn 晉 - Tấn Dương
Lỗ 魯 - Khúc Phụ 曲阜 曲阜
Trần 陳; - Uyển 宛; Uyển Khâu 宛丘 宛丘
Thái 蔡 - Thượng Thái 上蔡 上蔡
Tào 曹
Tống 宋 - Thương Khâu 商丘 商丘
Ngô 吳 - Cô Tô 姑蘇 姑苏
Việt 越 - Cối Kê 會稽 会稽
Hoạt 滑
Trịnh 鄭 - Tân Trịnh 新鄭
Yên 燕 - Yên Ấp

Danh sách những gương mặt quan trọng

Các quan lại, mưu sĩ
Quản Trọng (管仲), chính khách và quân sư của Tề Hoàn Công và được một số học giả thời nay cho là người Pháp gia đầu tiên.
Bách Lý Hề (百里奚), biệt hiệu Ngũ Cổ đại phu (Đại phu Năm tấm da dê), tể tướng nổi tiếng của Tần.
Bá Phỉ, vị tham quan dưới thời vua Hạp Lư và đóng vai trò ngoại giao quan trọng trong quan hệ Ngô-Việt.
Văn Chủng 文種 và Phạm Lãi 范蠡, hai vị quân sư và giúp vua Việt Câu Tiễn trong cuộc chiến chống Ngô của ông.
Tử Sản (子產), lãnh đạo phong trào tự cường ở nước Trịnh

Những học giả có ảnh hưởng
Khổng Tử (Confucius), triết gia, người sáng lập Khổng giáo.
Lão Tử (Laozi hay Lao tse), người sáng lập Đạo giáo
Mặc tử (墨子) ("Mozi", "Motse", "Mocius", hay "Micius" đối với các học giả phương Tây), người sáng lập Đạo Mặc

Các nhà sử học
Khổng Tử, tác giả bộ sử Kinh Xuân Thu

Các kỹ sư
Mặc Tử (墨子)
Lỗ Ban (鲁班)

Nhà luyện vũ khí
Âu Dã Tử 歐冶子, có nghĩa Âu người luyện vũ khí và là thầy của hai vợ chồng Can Tương và Mạc Tà

Nhà buôn và thương mại cá nhân
Huyền Cao, nhà buôn nước Trịnh
Phạm Lãi

Các tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội và các tác gia
Ngũ Tử Tư, hay Ngũ Viên, người giúp nước Ngô đánh phá nước Sở, đưa nước Ngô lên hàng Bá chủ
Tôn Tử, hay Tôn Vũ, tác giả Tôn tử binh pháp
Tư Mã Nhương Thư, hay Điền Nhương Thư, tác giả bộ Tư Mã Nhương Thư binh pháp.

Các thích khách
Tào Mạt, tướng nước Lỗ, không hành thích mà chỉ giơ gươm doạ Tề Hoàn công, buộc Hoàn công trả lại đất đã chiếm cho nước Lỗ. Tuy Tào Mạt không sát thương vua Tề nhưng Sử ký cũng liệt ông vào hàng thích khách.
Chuyên Chư, được Công tử Quang nước Ngô cử đi ám sát Ngô vương Liêu, tạo điều kiện để Công tử Quang lên là Ngô vương Hạp Lư.
Yêu Ly (Yao Li), được Hạp Lư cử đi giết Khánh Kỵ, con của Ngô vương Liêu.
Dự Nhượng, môn khách của Trí Bá, nhiều lần mưu sát không thành Triệu Tương Tử để trả thù cho Trí Bá.
Xem thêm: Bách gia chư tử (諸子百家)

Các sự kiện chính
770 TCN – các quý tộc nhà Chu ủng hộ Chu Bình vương (周平王) lên làm vua mới nhà Chu. Bình vương dời đô đến Lạc Ấp (雒邑). Giai đoạn Đông Chu hay Xuân Thu bắt đầu. Bình vương phong cho con của nhà quý tộc Doanh Kỳ (贏其) làm chủ thêm vùng tây bắc của nhà Chu (đất Phong và đất Kỳ). Ông được gọi là Tần Tương Công (秦襄公). Nước Tần (秦) từ đó trở thành nước lớn.

763 TCN - Trịnh Trang Công (鄭莊公) sáp nhập và tiêu diệt vương quốc rợ Hồ (Hồ Quốc) (胡國). Ông tin cậy vào vị quan nổi tiếng của mình là Sái Trọng (祭仲).

750 TCN - Tấn Văn hầu (晉文侯) Cơ Cừu (姬仇) sáp nhập và tiêu diệt vương quốc Dư Thần Chu (余臣周)

704 TCN - Lãnh chúa nước Sở (楚) Mễ Hùng Thông (羋熊通), lợi dụng sự yếu kém của vua Chu để thoát khỏi sự ràng buộc như một chư hầu của nhà Chu và tự phong mình làm vua. Ông tuyên bố lập ra nước Sở (楚國) và tự gọi là Sở Vũ Vương (楚武王).

701 TCN - Trịnh Trang Công (鄭莊公) chết. Con ông là Cơ Hốt (姬忽) kế vị và được gọi là Trịnh Chiêu Công (鄭昭公). Vì công chúa Ung Thị (雍氏) nước Tống (宋國) lấy Trịnh Trang Công và có một con trai tên là Cơ Đột (姬突), vua Tống nghĩ rằng ông có thể mở rộng ảnh hưởng của mình tới Trịnh bằng cách giúp đưa lên ngôi một vị vua mới có quan hệ với nước Tống. Sái Trọng (祭仲), người được kính trọng và có ảnh hưởng ở Trịnh, đã bị Tống lừa bắt và buộc phải ủng hộ Công tử Đột lên làm người kế vị ngôi báu nước Trịnh. Trịnh Chiêu Công bị giáng tước và phải chạy trốn. Công tử Đột lên nối ngôi và được gọi là Trịnh Lệ Công (鄭厲公).

694 TCN - Tề Tương Công (齊襄公) Khương Chư Nhi (姜諸兒) tập hợp chư hầu ở Thủ Chỉ (首止) và ám sát Lỗ Hoàn Công (魯桓公). 686 TCN - Tề Tương Công (齊襄公) bị ám sát. Khương Vô Tri (姜無知) trở thành người kế vị nước Tề.

685 TCN – Vua Tề Khương Vô Tri (姜無知) bị ám sát. Khương Tiểu Bạch (姜小白) trở thành người nối ngôi và trở thành Tề Hoàn Công (齊桓公) nổi tiếng.

684 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) đưa Quản Trọng (管仲) lên làm Tướng (相), hay tể tướng.

681 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) và Lỗ Trang Công (魯莊公) Cơ Đồng (姬同) gặp mặt và thương lượng ở đất Kha (柯).

679 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) mời và tập hợp tất cả các chư hầu ở Trung Nguyên vào liên minh của mình và bắt đầu trở thành vị Bá chủ chư hầu huyền thoại. Cùng năm đó, vị chư hầu ở Khúc Ốc (曲沃) nước Tấn (晉), Cơ Đại (姬代), giết vua nước Tấn, Cơ Mẫn (姬湣). Cơ Đại đút lót cho Chu Ly Vương (周釐王), Cơ Hồ (姬胡), và được triều đình hoàng gia chính thức chỉ định làm vua mới ở nước Tấn. Ông được gọi là Tấn Vũ Công (晉武公). 668 TCN Tấn Hiến Công (晉獻公), người kế tục Tấn Vũ Công (晉武公), dời thủ đô của Tấn đến Giáng (絳).

667 TCN Chu Huệ Vương (周惠王), Cơ Lang (姬閬), trao tước Bá (霸), cho Tề Hoàn Công (齊桓公). Ông tiếp tục lãnh đạo liên minh các chư hầu để phục vụ và bảo vệ Vương quốc Chu.

660 TCN Tần Thành Công (秦成公) chết. Doanh Nhâm Hảo (嬴任好) trở thành lãnh chúa mới ở Tần và được gọi là Tần Mục Công (秦穆公). 656 TCN Vì nước Thái (蔡) quyết định nộp cống cho nhà Chu thay vì liên minh với Tề (齊), (Tề Hoàn Công (齊桓公) dẫn quân liên minh chư hầu vào Thái. Thái mất nước và liên minh lại dự định tấn công nước Sở. Dưới chiến lược khôn khéo của tể tướng Quản Trọng nước Tề (管仲), Sở buộc phải thề liên minh với Tề. Tề Hoàn Công chiến thắng trở về và lại tổ chức một cuộc gặp chư hầu ở Quỳ Khâu (葵丘).

651 TCN Tấn hiến Công (晉獻公) chết. Một trong những người con của ông tên là Cơ Hề Tề (姬奚齊), con của một trong những bà vợ của ông là Ly Cơ (驢姬), nối ngôi. Một vị quan nước Tề, Lý Khắc (里克), ám sát ông ngay sau đó. Lý Khắc tự sát. Cơ Trác Tử (姬卓子) trở thành vua mới mới của Tấn nhưng cũng lại bị ám sát. Tề Hoàn Công dẫn quân liên minh chư hầu của mình vào nước Tấn và muốn ngăn chặn cuộc chém giết. Tuy nhiên, ông đã tới muộn, vì Tần Mục Công (秦穆公) đã làm việc đó bằng cách đưa một người mới lên ngôi ở Tấn với đội quân do vị tướng của ông là Bách Lý Hề (百里奚) chỉ huy. Vị công tử này là Cơ Di Ngô (姬夷吾), và sau khi lên ngôi đã lấy hiệu là Tấn Huệ Công (晉惠公). Cùng năm đó, Tống Hoàn Công (宋桓公) chết. Con ông là Tử Tư Phủ (子茲甫) nối vị và được gọi là Tống Tương Công (宋襄公).

643 TCN (Tề Hoàn Công (齊桓公) chết. Trong những năm cuối đời, sau cái chết của tể tướng Quản Trọng (管仲), Tề Hoàn Công đã sử dụng những kẻ bất tài vào những vị trí cao trong triều. Và kết quả là những kẻ đó nắm lấy quyền lực quốc gia khi ông sắp chết bằng cách giết hại các vị quan trung thành và tài giỏi trong triều. Tề Hoàn Công dự định đưa con út nối ngôi. Tuy nhiên, những kẻ nắm quyền đã thay đổi ý định của ông và đưa con cả của ông là Khương Vô Khuy (姜無虧), lên nối ngôi. 642 B.C.E Khương Vô Khuy (姜無虧), người nối ngôi Tề Hoàn Công (齊桓公), bị giết. Khương Chiêu (姜昭) trở thành vua mới và được gọi là Tề Hiếu Công (齊孝公).

641 TCN Sau cái chết của Tề Hoàn Công (齊桓公), không ai thực sự nắm quyền làm bá, và cơ hội lại dành cho tất cả moi người. Tống Tương Công (宋襄公) tuyên bố thành lập liên minh chư hầu mới trong một nỗ lực để lên làm Bá chư hầu. Tuy nhiên nước Tống không mạnh và rộng lớn như Tề và Tống Tương Công cũng không tài giỏi như Tề Hoàn Công. Hơn nữa, Tề Hoàn Công có sự giúp đỡ của Quản Trọng (管仲) người điều hành đất nước tới vị trí là chư hầu mạnh nhất và thành công nhất trong giai đoạn Xuân Thu.

Để bắt đầu thời cai trị của mình, Tống Tương Công bắt vua nước Đằng và giết vua nước Tắng mà không có lý do cụ thể. Lưu ý rằng đây là một sai lầm lớn chứ không phải là một dấu hiệu của quyền lực bởi vị một vị Bá phải nhân đức, mạnh mẽ, ủng hộ vua nhà Chu, và là người đáng kính. Mọi hành động của vị Bá chủ phải đúng đắn và quả cảm như những hành động của Tề Hoàn Công.


(Sưu tầm từ Wikipedia )
 
P

phantam_thandong

Chiến quốc

Thời đại Chiến Quốc (Chữ Hán: 戰國時代/战国时代; bính âm: Zhànguó Shídài) kéo dài từ khoảng thế kỷ thứ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu, dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN, 35 sớm hơn giai đoạn Chiến Quốc. Tương tự như giai đoạn Xuân Thu, vị vua nhà Chu chỉ đơn giản là một vua bù nhìn. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Hán. Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi. Trong khi thông thường mọi người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu), năm 403 TCN – năm nước Tấn bị chia thành ba – cũng thỉnh thoảng được coi là năm bắt đầu của thời kỳ này.


Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. Quá trình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ thứ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí áp đảo. Bảy nước lớn thời Chiến Quốc (戰國七雄/战国七雄 Chiến Quốc thất hùng), gồm Tề (齊), Sở (楚), Yên (燕), Hàn (韓), Triệu (趙), Nguỵ (魏) và Tần (秦). Một dấu hiệu khác của sự tăng cường quyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công (公), chư hầu của vua nhà Chu; nhưng lúc ấy họ đã tự xưng vương (王), có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu.

Giai đoạn Chiến Quốc là giai đoạn phát triển của đồ sắt tại Trung Quốc, thay thế đồng trở thành nguyên liệu chính được sử dụng trong chiến tranh. Các vùng như Thục (Tứ Xuyên ngày nay) và Việt (Triết Giang ngày nay) cũng đã bị sáp nhập vào vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc trong thời gian này. Những bức tường do những quốc gia xây dựng nên để ngăn chặn các bộ lạc du mục phía bắc và ngăn chặn lẫn nhau là tiền thân của Vạn lý trường thành sau này. Các triết thuyết khác nhau đã được phát triển trong giai đoạn Bách gia chư tử, gồm Khổng giáo (được phát triển chi tiết bởi Mạnh Tử), Đạo giáo (được phát triển thêm bởi Trang Tử), Pháp gia (do Hàn Phi Tử lập ra) và Mặc học (được Mặc Tử sáng lập). Thương mại cũng trở nên quan trọng, và một số nhà buôn đã có quyền lực to lớn trong chính trị. Những chiến thuật quân sự cũng thay đổi. Không giống như giai đoạn Xuân Thu, đa số các quân đội thời Chiến Quốc gồm bộ binh và kỵ binh và việc sử dụng xe ngựa chiến đấu đã dần bị quyên lãng.

Cũng ở đầu giai đoạn này, nhà chiến lược quân sự Tôn Vũ đã viết cuốn Tôn Tử binh pháp được công nhận là tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong 7 tác phẩm về nghệ thuật quân sự Trung Quốc cổ đại. (Bảy tác phẩm quân sự kinh điển (thất đại kỳ thư) gồm: Lục thao của Thái Công, Tôn Tử binh pháp, Tư Mã binh pháp, Ngô Khởi (吳起) binh pháp, Uất Liêu Tử binh pháp, Tam lược của Hoàng Thạch Công, Đường Thái tông và Lý Vệ công vấn đáp). Trong suốt lịch sử phong kiến Trung Quốc, thất đại kỳ thư này được cất giấu cẩn thận và chỉ những ai theo nghề binh mới được tiếp cận chúng. Hiện nay cả bảy tác phẩm đó được trình bày lại trong cuốn "The Seven Military Classics of Ancient China" của Ralph D. Sawyer.)




Chiến Quốc thất hùng
Bài chi tiết: Chiến Quốc thất hùng
Người ta thường gọi Chiến Quốc Thất Hùng (戰國七雄) để chỉ bảy cường quốc, đã được hình thành từ sự suy yếu của nhà Chu, trong suốt giai đoạn Chiến Quốc của lịch sử Trung Quốc. Tên bảy nước được liệt kê theo thứ tự chữ cái:

Hàn (韓)
Ngụy (魏)
Sở (楚)
Tần (秦)
Tề (齊)
Triệu (趙)
Yên (燕)
Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, chiến thắng đã thuộc về nước Tần do Tần Thủy Hoàng trị vì. Chính ông đã lập nên đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Có lẽ tên gọi China đã xuất hiện từ thời nhà Tần.


Sự phân chia nước Tấn
Ở giai đoạn Xuân Thu, nước Tấn (晉) có lẽ là nước mạnh nhất trong số các chư hầu. Tuy nhiên, gần cuối thời Xuân thu, quyền lực của vị vua cai trị tại đó đã giảm sút, nước Tấn dần rơi vào sự kiểm soát của sáu dòng họ lớn (lục khanh - 六卿). Tới đầu thời Chiến Quốc, sau nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực, có bốn dòng họ còn sót lại là họ Trí (智), họ Nguỵ (魏), họ Triệu (趙), và họ Hàn (韓), trong đó họ Trí có thế lực mạnh nhất. Trí Bá (Trí Dao 智瑶) liên minh với họ Nguỵ và họ Hàn để đánh Triệu Tương Tử (Triệu Vô Tuất). Tuy nhiên, vì tính kiêu ngạo của Trí Dao nên họ Triệu đã bí mật thông đồng với họ Ngụy và họ Hàn lật ngược tình thế, tiêu diệt họ Trí.

Năm 403 TCN, ba họ lớn nước Tấn, với sự đồng ý của vua Chu, chia nước Tấn thành ba nước (三家分晉): Hàn, Triệu, và Nguỵ. Ba người đứng đầu ba họ được phong tước Hầu (侯), và bởi vì cả ba đều thuộc nước Tấn cũ, nên họ cũng được gọi là Tam Tấn (三晉). Nước Tấn tiếp tục tồn tại với một vùng đất nhỏ cho tới tận năm 376 TCN khi một lần nữa, phần còn lại đó lại bị Tam Tấn chia nhau.


Thay đổi quyền lực ở nước Tề
Năm 389 TCN, họ Điền (田), một dòng họ quý tộc lưu vong của nước Trần, chiếm quyền kiểm soát nước Tề và được trao tước Công. Nước Tề cũ của họ Khương (姜) vẫn tiếp tục tồn tại với một vùng đất nhỏ bé đến năm 379 TCN, khi họ bị họ Điền sáp nhập nốt vào nước Tề.


Những xung đột ban đầu giữa Tấn, Tề và Tần
Năm 371 TCN, Nguỵ Vũ Hầu chết mà chưa có người kế vị, khiến nước Nguỵ rơi vào nội chiến tranh giành quyền lực. Sau ba năm nội chiến, nước Triệu và Hàn, lợi dụng cơ hội tấn công Nguỵ. Khi sắp chiếm được nước Nguỵ, các lãnh đạo nước Triệu và nước Hàn lại bất hoà với nhau về cách thức xử lý nước Nguỵ và quân đội cả hai nước đã bí mật rút lui. Nhờ thế, Nguỵ Huệ Vương (lúc ấy vẫn đang là tước Hầu) có thể lên ngôi làm vua nước Nguỵ.

Năm 354 TCN, Nguỵ Huệ Vương phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào nước Triệu, một số nhà sử học cho rằng để trả thù việc họ đã tàn phá nước Nguỵ trước đó. Tới năm 353 TCN, Triệu thua nhiều trận lớn và một trong những thành phố lớn của họ - Hàm Đan (邯鄲), thành phố sau này trở thành thủ đô nước Triệu – bị bao vây. Vì thế, nước Tề lân cận quyết định giúp đỡ nước Triệu. Chiến thuật mà Tề sử dụng là do Tôn Tẫn (孫臏), người lúc ấy là quân sư trong quân đội nước Tề, đề ra. Tề tấn công vào nước Nguỵ khi quân đội Nguỵ đang bao vây Triệu, buộc Nguỵ phải rút lui. Chiến thuật này đã thành công; quân Nguỵ vội vàng rút về, và gặp quân Tề ở Quế Lăng (桂陵) nơi Nguỵ đã bị đánh bại một trận mang ý nghĩa quyết định, giết được tướng Ngụy là Bàng Quyên-bạn học của Tôn Tẫn. Từ sự kiện này xuất hiện câu nói: "Vây Nguỵ cứu Triệu" (圍魏救趙).

Năm 341 TCN, Nguỵ tấn công Hàn, và Tề lại can thiệp một lần nữa. Hai vị tướng ở trận Quế Lăng lần trước lại gặp nhau, và nhờ chiến thuật khôn khéo của Tôn Tẫn, Nguỵ lại bị thất bại to lớn một lần nữa tại Trận Mã Lăng (馬陵).

Tình thế của nước Nguỵ càng nguy ngập hơn nữa khi Tần lợi dụng cơ hội Nguỵ thua liên tục trước Tề để tấn công Nguỵ năm 340 TCN theo mưu đồ của nhà cải cách nước Tần là Thương Ưởng (商鞅). Nguỵ bị đánh bại và buộc phải nhượng một phần lớn đất đai để đổi lấy hoà bình. Việc này khiến kinh đô An Ấp (安邑) của Nguỵ rơi vào tình thế nguy hiểm, vì thế Nguỵ phải rời đô sang Biện Lương (汴梁). Sau khi dời đô, nước Nguỵ còn được gọi là Lương.

Sau những sự kiện này, nước Nguỵ trở nên suy yếu và nước Tề cùng nước Tần trở thành hai nước thống trị ở giai đoạn này.


Những cải cách của Thương Ưởng ở Tần
Khoảng năm 359 TCN, Thương Ưởng (商鞅), một vị quan nước Tần, bắt đầu đưa ra nhiều cải cách biến Tần từ một nước lạc hậu trở thành nước có vị thể vượt hẳn sáu nước kia. Nói chung, nó thường được coi là điểm quyết định để nước Tần bắt đầu trở thành nước mạnh nhất thời Chiến Quốc.


Sự thăng tiến của các vương quốc
Năm 334 TCN, vua nước Nguỵ và Tề đồng ý công nhận lẫn nhau là vua (王), chính thức hoá sự độc lập của các nước chư hầu và gạt bỏ vị thế của vua nhà Chu từ đầu thời Đông Chu. Vua nước Nguỵ và Vua nước Tề tiến lên ngang hàng với Vua nhà Chu, đã liên tục kế vị từ thời Xuân Thu. Từ đó về sau, tất cả các nước cuối cùng đều tự phong vương, đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của nhà Chu.

Năm 325 TCN, vua nước Tề tự phong Vương.

Năm 323 TCN, vua nước Hàn và Yên tự xưng Vương.

Năm 318 TCN, vua nước Tống xưng Vương.

Vua nước Triệu vẫn giữ tước cũ tới năm 299 TCN, và cuối cùng cũng xưng Vương.


Sự mở rộng và thất bại của Sở
Đầu giai đoạn Chiến Quốc, Sở là một trong những nước mạnh nhất trong số chư hầu. Nước này đã đạt tới một vị thế mới khi vua Sở phong nhà cải cách nổi tiếng Ngô Khởi (吳起) làm Tể tướng năm 389 TCN.

Sở đạt tới tột đỉnh quyền lực năm 334 TCN khi họ chiếm được nhiều vùng đất đai. Những sự kiện dẫn tới điều này bắt đầu khi Việt (越國) chuẩn bị tấn công Tề. Vua Tề gửi sứ thần tới thuyết phục vua Việt tấn công Sở thay vì tấn công nước mình. Việt ồ ạt tấn công Sở, nhưng bị Sở phản công, đánh bại, sau đó Sở chinh phục toàn bộ Việt.

Trong khi Tần liên tiếp tấn công Tam Tấn thì Sở cũng tiến sang phía đông tiêu diệt hàng loạt nước nhỏ, điển hình là nước Lỗ năm 256 TCN. Tuy nhiên đây chỉ là quá trình bù đắp những thua thiệt trong cuộc tranh chấp với Tần mà thôi. Sở bị mất rất nhiều đất về tay Tần.

Ưu thế của Tần và Các chiến lược Hợp tung, Liên hoành
Tới cuối thời Chiến Quốc, Tần trở thành nước rất mạnh so với cả sáu nước còn lại. Vì thế, các chính sách của nước này là nhằm chống lại mối đe doạ từ nước Tần, với hai trường phái chính: Hợp tung (合縱/合纵 bính âm: hézòng), hay liên kết với nhau để chống sự bành trướng của Tần; và Liên hoành (連橫/连横 bính âm: liánhéng), hay liên kết với Tần để dựa vào uy thế của họ. Ban đầu thuyết Hợp tung mang lại một số thành công, dù cuối cùng nó đã tan vỡ. Tần luôn lợi dụng thuyết Liên hoành để đánh bại từng nước một. Trong giai đoạn này, nhiều triết gia và chiến thuật gia đã đi chu du các nước để khuyên các vị vua cai trị đưa ý kiến của họ vào áp dụng thực tiễn. Những nhà chiến thuật gia đó rất nổi tiếng về những mưu mẹo và trí tuệ của mình, và được gọi chung là Tung Hoành gia (縱橫家), lấy theo tên của hai trường phái chiến lược chính.


Tần chinh phục các nước khác
Sang thế kỷ II TCN, nhờ ưu thế về kinh tế và quân sự, Tần chiếm ưu thế rõ rệt so với các quốc gia phía đông, nhất là sau sự xuống dốc của Tề và Sở. Tần dùng chiến thuật "thân xa đánh gần", lấn đất các nước tiếp giáp với mình như Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, hòa hiếu với nước Tề ở xa. Chiến thuật này tỏ ra hiệu quả. Các nước chư hầu khác có đôi lúc liên minh theo thuyết "Liên hoành" để chống Tần nhưng ràng buộc lỏng lẻo và hay bị Tần chia rẽ nên liên minh nhanh chóng tan rã. Thêm vào đó, nhiều vua chư hầu không thấy được lợi ích thiết thực của liên minh chống Tần mà bị Tần lung lạc bởi lợi ích nhỏ trước mắt nên mắc mưu Tần, dần dần trở thành nạn nhân trong quá trình thống nhất của Tần. Sau khi diệt nhà Chu năm 249 TCN, Tần tiếp tục tấn công các chư hầu khác. Đất đai của các nước tiếp giáp bị lấy nhiều và tới khoảng năm 240 TCN, phần đất còn lại của các nước giáp Tần như Hàn, Triệu, Ngụy thực chất rất nhỏ. Cuối cùng, Tần dùng vũ lực lần lượt diệt hết 6 nước phía đông, thống nhất Trung Quốc:

Năm 230 TCN, Tần chiếm Hàn.

Năm 225 TCN, Tần chiếm Nguỵ.

Năm 223 TCN, Tề chiếm Sở.

Năm 222 TCN, Tần chiếm Yên và Triệu.

Năm 221 TCN, Tần chiếm Tề, hoàn thành thống nhất Trung Quốc.


Danh sách những gương mặt quan trọng

Các quan lại
Vệ Ưởng hay còn gọi là Thương Ưởng, chính trị gia, người xây dựng nền móng cường thịnh cho nước Tần.
Tô Tần, chính trị gia, người lập chiến lược "hợp tung", liên kết 6 nước chống Tần.
Trương Nghi, chính trị gia, người lập chiến lược "liên hoành", giúp nước Tần phá liên minh 6 nước.
Tứ đại công tử: Mạnh Thường Quân Điền Văn nước Tề, Bình Nguyên Quân Triệu Thắng nước Triệu, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy, Xuân Thân Quân Hoàng Cát nước Sở.
Lạn Tương Như, tướng quốc nước Triệu
Lý Tư, thừa tướng nước Tần.

Những học giả có ảnh hưởng
Trang Tử, người phát triển học thuyết Lão Tử
Mạnh Tử, người phát triển học thuyết Khổng Tử
Hàn Phi, người xây dựng nền tảng Pháp gia
Khuất Nguyên, học giả nước Sở

Nhà buôn nổi tiếng
Lã Bất Vi, người buôn vua nổi tiếng.

Các tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội và các quân sư
Tôn Tẫn, cháu Tôn Tử quân sư cho Điền Kỵ, tướng nước Tề
Ngô Khởi, làm tướng lĩnh cho Ngụy, Sở
Nhạc Nghị, tướng Yên, chỉ huy đánh phá nước Tề
Điền Đan, tướng Tề, phá quân Yên
Liêm Pha, tướng Triệu chống Tần
Bạch Khởi, tướng Tần, đánh phá 6 nước
Vương Tiễn, tướng Tần, thống nhất 6 nước.

Các thích khách
Chu Hợi, môn khách của Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ, giết Tấn Bỉ, tướng nước Ngụy để đoạt binh quyền về cho Tín Lăng quân Nguỵ Vô Kỵ đi cứu Triệu.
Kinh Kha, được Thái tử Đan của nước Yên phái đi hành thích Tần vương nhưng thất bại, đây là nguyên nhân chính về sự diệt vong của nước Yên.
Cao Tiệm Ly, nhạc công, bạn của Kinh Kha, mưu sát Tần vương để trả thù cho Kinh Kha.

(Sưu tầm từ Wikipedia)
 
P

phantam_thandong

Nước Tần thời Xuân Thu CHiến Quốc

Tần (tiếng Trung Quốc: 秦; Wade-Giles: Qin hoặc Ch'in) (778 TCN-207 TCN) là một nước chư hầu thời Xuân Thu và Chiến Quốc ở Trung Quốc. Cuối cùng nó đã lớn mạnh giữ vị trí thống trị toàn bộ các nước và lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc, từ thời điểm này nó được gọi là Nhà Tần. Họ của gia đình hoàng gia nước Tần là Doanh (嬴).

Tần là nước chư hầu mạnh nhất ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ trước khi nó tiêu diệt toàn bộ sáu nước chư hầu còn lại (Tề, Sở, Hàn, Yên, Triệu, Nguỵ) và thống nhất đất nước dưới quyền cai trị của Hoàng đế đầu tiên (Tần Thuỷ Hoàng, có nghĩa là Hoàng đế thứ nhất - trước khi lên ngôi, ông được gọi theo tên là Tần Doanh Chính). Quyền lực của nước Tần bắt đầu tăng lên từ thời điểm vua nhà Chu (người theo danh nghĩa là vua trên toàn bộ Trung Quốc) phong tước Công cho vua Tần sau khi quân đội Tần tham gia bảo vệ cho vua Chu khi ông phải bỏ chạy và di chuyển kinh đô trước các cuộc tấn công của bộ tộc Khuyển Nhung phía Bắc vào năm 771 TCN.

Tần tiếp tục phát triển trở nên hùng mạnh hơn trong những thế kỷ tiếp sau, nhờ tính cần cù và siêng năng đặc biệt của người dân trong nước. Các vị vua Tần thực hiện nhiều dự án nhằm thúc đẩy sự cường thịnh của quốc gia như đào các kênh tưới tiêu và xây dựng các thành quách phòng thủ kiên cố. Do lãnh địa cai trị của các vua Tần chủ yếu thuộc địa bàn các bộ tộc được cho là con cháu của dân tộc Jong ở thảo nguyên và mới chỉ tiếp xúc với văn hóa nhà Chu. Những yếu tố đó khiến nó khá phân biệt so với các nước chư hầu khác ở Trung Quốc thời điểm ấy và ngay từ khi mới thành lập, Tần đã luôn đối mặt với nguy cơ đối nghịch từ mọi phía.

Sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử Tần trước thế kỷ thứ 3 TCN là sự xuất hiện của Thương Ưởng. Thương Ưởng là một người tin tưởng nhiệt thành vào các triết lý hệ phái Pháp gia, mà sau này Hàn Phi Tử, một quý tộc của nước Hàn đã hệ thống thành hệ tư tưởng Pháp gia. Pháp gia cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và rằng luật pháp chặt chẽ và sự trừng phạt hà khắc là cần thiết để giữ gìn trật tự xã hội. Thương Ưởng trở thành tể tướng Tần thời Tần Hiếu Công và dần biến nước này trở thành một bộ máy hùng mạnh, được quản lý chặt chẽ, mục tiêu duy nhất của quá trình này là hạn chế mọi đối thủ. Thương Ưởng loại bỏ quý tộc và đưa ra một hình mẫu chính quyền do người tài cầm đầu - chỉ những người có chiến công, thành tích mới được giữ các chức vụ cao và đặc quyền gia tộc chỉ còn được giữ duy nhất cho hoàng gia. Khi thực hiện kế hoạch này, Thương Ưởng đã khiến nhiều kẻ bất bình, và ngay sau cái chết của Tần Hiếu Công, ông phải bỏ chạy khỏi triều đình và bị giết. Tuy nhiên, những cải cách theo đường lối Pháp gia của Thương Ưởng rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích và những nhà vua về sau này không dại dột mà thay đổi các chính sách đó.

Một trong những kết quả dễ nhận thấy nhất của chương trình cải cách là quân sự. Trước đó, quân đội do quý tộc kiểm soát và là đội quân phong kiến. Từ thời Thương Ưởng, các vị tướng có thể xuất thân từ bất kỳ tầng lớp nào trong xã hội, chỉ cần họ có đủ tài năng. Hơn nữa, quân lính được huấn luyện tốt và có kỷ luật. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là quân đội Tần luôn luôn có ưu thế số lượng vượt trội và được nhà nước hậu thuẫn nhiều. Kết quả của nhiều dự án công cộng với mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp khiến Tần có khả năng cung cấp và duy trì cho một lực lượng quân đội lên tới hơn một triệu người - một con số mà không một nước chư hầu nào khác (có lẽ trừ Sở, một nước hùng mạnh khác, về danh nghĩa vẫn là chư hầu của nhà Chu, dù đã tự xưng Vương và xem mình ngang hàng với vua Chu) có thể đạt tới. Tất cả chúng đã tạo ra những sự thay đổi to lớn; những sự biến đổi mang tính cách mạng trong phương thức tiến hành chiến tranh của Tần chỉ diễn ra ở Châu Âu vào thời Cách mạng Pháp, hai ngàn năm sau.

Có được lực lượng quân sự hùng mạnh đó, Tần dần tiêu diệt các nước chư hầu nhỏ bên cạnh và từ thời Tần Huệ Vương về sau, vua Tần bỏ tước Công mà xưng Vương.

Năm 260 TCN, tất cả các nước chư khầu khác nhận thấy toàn bộ tầm vóc mà các cuộc cải cách ở Tần mang lại trong phương pháp tiến hành chiến tranh. Tất cả những kiểu cách lịch sự quý tộc đã bị loại bỏ nhường chỗ cho ưu tiên về tính hiệu quả. Sau trận Trường Bình, các tướng Tần đã ra lệnh hành quyết 400,000 tù binh chiến tranh nước Triệu.

Tới giữa thế kỷ thứ 3 Tần đã bắt đầu thực hiện nhiều dự án to lớn khác khiến vị trí ưu việt của họ ngày càng được củng cố vững chắc. Nước Hàn sợ Tần mở rộng về phía Đông sẽ gây hại đến mình vì thế vua Hàn tìm cách phá hoại Tần không phải bằng quân đội, vì lực lượng quá chênh lệch, mà bằng các kỹ sư thuỷ lợi. Tần có khuynh hướng xây dựng những kênh đào to lớn, một ví dụ là hệ thống tưới sông Mân. Hàn bèn gửi kỹ sư Trịnh Quốc tới triều đình Tần nhằm thuyết phục vua Tần đổ các nguồn tài lực của họ vào các kênh đào còn lớn hơn nữa. Tần đồng ý xây dựng kênh, nhưng không may thay cho Hàn, kế hoạch của họ mang lại hiệu quả trái ngược. Dù nó thực sự đã làm chậm bước tiến của Tần, cùng lúc ấy nó lại không thể tiêu diệt bớt nguồn tài lực của họ và cái gọi là kênh Trịnh Quốc hoàn thành năm 246 TCN, tất cả chi phí bỏ ra đã được thu về đầy đủ với một khoản lời kếch sù khác. Nhờ thế, Tần trở thành nước trù phú nhất Trung Quốc và lại có khả năng cung cấp thêm lương thực cho hàng trăm ngàn binh sĩ nữa.

Hình:QinZhuan.jpg
Tần Quốc
(Chữ trên con dấu, 220 TCN)Tới thời điểm ấy, từ con số hàng ngàn, các nước chư hầu đã giảm xuống chỉ còn bảy nước lớn. Hai nước mạnh nhất là Tần và Sở. Tuy nhiên, Sở không có nhiều ưu thế, bởi vì nó không mở rộng thêm lãnh thổ được vì các nước đệm xung quanh toàn là nước mạnh. Trái lại Tần dễ dàng sáp nhập các nước chư hầu yếu xung quanh và dù cuối cùng Sở đã thắng nước Yên vào cuối thế kỷ thứ 4 sau một cuộc chiến dai dẳng, thì nó cũng phải chịu nhiều tổn thất quân sự. Dù có những điều đó, Sở vẫn là một đối thủ tiềm tàng đối với việc phát triển quyền lực của Tần.

Hai đối thủ trực tiếp của Tần là Triệu và Hàn - cả hai đều mạnh, nhưng họ lại không bao giờ trở thành những mối đe doạ thực sự với Tần, cùng với đội quân đông đảo của họ. Hơn nữa, vẫn còn cái bóng của các vua nhà Chu, trên lý thuyết vẫn còn đang cai trị Trung Hoa. Năm 256 TCN, cuối cùng vấn đề này cũng kết thúc khi Tần tiêu diệt nhà Chu. Hành động này gửi một tín hiệu rõ ràng tới sáu nước chư hầu kia: Tần đang có ý định thống trị Trung Quốc.

Năm 247 TCN đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Chiến Quốc, bởi vì trong năm đó cậu bé Doanh Chính 13 tuổi đã lên ngôi vua Tần. Mười bảy năm sau, Doanh Chính đã bắt đầu một cuộc chiến tranh cuối cùng, nhằm giành lấy uy quyền tối cao với tất cả các chư hầu khác, bắt đầu từ nước Hàn.

Quân đội Tần dễ dàng đánh bại Hàn rồi quay sang Triệu, một đất nước trống rỗng từ khi quân đội của họ bị tiêu diệt 30 năm trước đó trong trận Trường Bình. Triệu rơi vào tay Tần năm 228 TCN, và ngay sau đó, Nguỵ cũng bại trận. Tới lúc ấy, thắng lợi tuyệt đối của Tần đã gần kề. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn còn một đối thủ mạnh sau cùng là nước Sở vẫn còn đó.

Khi ấy, hai đội quân đông đảo nhất trong lịch sử thế giới cho tới tận thời điểm Cách mạng Pháp đã lao vào trận chiến giành ngôi vị thống lĩnh Trung Quốc. Năm 223 TCN, Sở bị tiêu diệt, và việc Tần lên ngôi bá chủ độc tôn không còn tránh được nữa.

Những gì tiếp sau không đáng gọi là một chiến dịch quân sự thực sự - chỉ vài tháng sau họ tiêu diệt và sáp nhập nước Yên. Khi ấy, chỉ còn lại duy nhất nước Tề, và nhận thấy tình huống của mình không còn cứu vãn được nữa, Tề đầu hàng mà không chống cự. Năm 221 TCN, một trong những năm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc, vua Doanh Chính nước Tần không chỉ tuyên bố mình là vua cai trị Trung Hoa mà còn lấy danh hiệu chưa từng có cho đến thời điểm bấy giờ (bắt nguồn từ các truyền thuyết về Hoàng Đế và các nhân vật thần thoại khác) Hoàng đế Trung Quốc. Quả vậy, ông đã đổi tên hiệu thành Thủy Hoàng Đế, có nghĩa Hoàng đế đầu tiên, và ra lệnh mọi vị vua tiếp sau của triều đại ông đều phải theo truyền thống đó, lấy danh hiệu theo thế hệ cai trị của mình, Nhị Thế, Tam Thế, cho đến muôn đời.


[sửa] Biểu thời gian
khoảng 557 TCN Tấn đánh Tần, thắng.
361 TCN Tần Hiếu Công lên ngôi. Thương Ưởng từ Nguỵ đến Tần.
356 TCN Thương Ưởng ban hành những luật thay đổi đầu tiên trong nước.
350 TCN Thương Ưởng ban hành những luật thay đổi thứ hai trong nước.
338 TCN Tần Hiếu Công Chết, Tần Huệ Văn Vương lên ngôi và Thương Ưởng bị hành quyết.
316 TCN Tần chinh phục Thục và Ba.
293 TCN Tần đánh bại liên minh Nguỵ và Hàn tại trận Y Khuyết, chém 24 vạn chiếc đầu.
260 TCN Tần đánh tan quân Triệu trong trận Trường Bình.
256 TCN Tần chinh phục các vua nhà Chu.
247 TCN Doanh Chính, sau này là Tần Thuỷ Hoàng, lên ngôi.
230 TCN Tần chinh phục Hàn.
228 TCN Tần chinh phục Triệu.
225 TCN Tần chinh phục Nguỵ.
223 TCN Tần chinh phục Sở.
222 TCN Tần chinh phục Yên.
221 TCN Tần chinh phục Tề, hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc, khởi đầu nhà Tần. Vua Tần trở thành Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, và được biết đến với danh hiệu Tần Thuỷ Hoàng.
Hình:QinJin.jpg
Nước Tần
(chữ trên chuông đồng, khoảng 800 TCN)
[sửa] Các vị vua
Tần Trọng (秦仲), cai trị 854-822: chắt của Phi Tử
Trang Công (莊公), cai trị 822 TCN - 778 TCN: Doanh Dã (也), con trai Tần Trọng
Tương Công (襄公), cai trị 778 TCN - 766 TCN: con trai Trang Công
Văn Công (文公)
Ninh Công (寧公)
Vũ Công (武公)
Đức Công (德公)
Tuyên Công (宣公)
Thành Công (成公)
Mục Công (穆公) Doanh Nhậm Hiếu
Khang Công (康公) : Doanh Oanh (罃)
Cung Công (共公): Doanh Đạo (稻)
Hoàn Công (桓公): Doanh Vinh (榮)
Cảnh Công (景公): Doanh Hậu (後)
Ai Công (哀公)
Huệ Công (惠公)
Điệu Công (悼公)
Lệ Công (厲公): Doanh Thích (刺)
Táo Công (躁公)
Hoài Công (懷公)
Linh Công (靈公): Doanh Túc (肅)
Giản Công (簡公): Doanh Điệu Tử (悼子)
Huệ Công II (惠公)
Xuất Công (出公)
Hiến Công (獻公): Doanh Sư Thấp (師隰)
Tần Hiếu Công (孝公)
Huệ Văn Vương (惠文王), cai trị 338 TCN - 311 TCN, cũng được gọi là Huệ Vương (惠王): Doanh Tứ (嬴駟)
Tần Vũ Vương (武王), cai trị 311 TCN - 307 TCN: Doanh Đảng (蕩)
Tần Chiêu Tương Vương (昭襄王), cai trị 307 TCN - 250 TCN, cũng được gọi là Doanh Tắc (則 hay 稷)
Tần Hiếu Văn (孝文王), cai trị 250 TCN: Doanh Trụ (柱)
Tần Trang Tương Vương (荘襄王), cai trị 250 TCN - 246 TCN: Doanh Tử Sở (子楚)
Tần Thuỷ Hoàng (秦始皇), cai trị từ 246 TCN - 210 TCN (với tư cách vua nước Tần (秦王) tới 221 TCN, với tư cách Thuỷ Hoàng Đế (始皇帝) từ 221 TCN về sau): Doanh Chính (政)
Tần Nhị Thế, cai trị từ 210 TCN - 207 TCN: Doanh Hồ Hợi (胡亥)
Tử Anh (子嬰), cai trị từ giữa tháng 8 năm 207 TCN tới đầu tháng 10 năm 206 TCN

( Lấy từ Wikipedia )
 
P

phantam_thandong

Nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc

Sở (楚) là một vương quốc chư hầu thời Xuân Thu (722-481 TCN) và Chiến Quốc (481-221 TCN) ở nơi hiện nay là phía nam Trung Quốc .

Ban đầu nước này được gọi là Kinh (荆) và sau đó là Kinh Sở (荆楚). Ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, và nhiều vùng thuộc Giang Tô, Quý Châu ngày này. Kinh đô nước Sở đặt tại Dĩnh (郢).




Lịch sử
Vùng đất Kinh là nơi sinh sống của người Sở bản xứ. Ban đầu nước Sở được cai trị bởi một vị quý tộc có mối quan hệ gần gũi với các vua nhà Chu, và kinh đô của nó đặt tại Đan Dương (nay thuộc huyện tỉnh Giang Tô). Trước khi nhà Chu mất quyền lực, lãnh thổ này được Chu Thành Vương nhà Tây Chu phong cho Hùng Dịch (熊绎) để lập thành một tiểu quốc chư hầu riêng. Hùng Dịch trở thành vua Sở đầu tiên.

Những năm đầu tiên, nước Sở rất thành công trong những chiến dịch quân sự mở rộng lãnh thổ. Sở nổi tiếng vì khả năng ép buộc và thu hút các nước khác gia nhập liên minh với họ. Từ một nước độc lập nhỏ ban đầu, Sở phát triển trở thành một đế chế rộng lớn và giàu mạnh so với chư hầu, thậm chí từng là một trong "Xuân Thu Ngũ bá" (春秋五霸). Đầu tiên, Sở củng cố quyền lực bằng cách thu hút các nước chư hầu nhỏ hơn thành các nước phụ dung của họ ở vùng Hồ Bắc; sau đó họ mở rộng ra phía bắc về phía Đồng bằng Hoa Bắc. Mối đe dọa từ nước Sở dẫn tới việc hình thành nhiều liên minh chống lại liên minh của họ; những liên minh đó đã thành công trong việc kìm chân nước Sở, và chiến thắng quan trọng đầu tiên của họ diễn ra tại trận Thành Bộc.

Sức mạnh của vương quốc này tiếp tục tồn tại tới tận sau thời Xuân Thu năm 481 TCN. Sở chiếm nước Sái (Cai) ở phía bắc năm 447 TCN. Trong thời Chiến Quốc, Sở dần gặp phải áp lực của nước Tần từ phía Tây. Tầm vóc và sức mạnh biến Sở trở thành một thành viên chính trong các liên minh chống lại Tần. Khi Tần bắt đầu lấn tới Sở, Sở buộc phải mở rộng ra phía nam và phía đông, sáp nhập các nền văn hóa địa phương ở đó. Năm 333 TCN, Sở và Tề phân chia và sáp nhập nước Việt gần bờ biển.

Tuy nhiên, tới cuối thời Chiến Quốc (khoảng cuối những năm 300 TCN), ưu thế của Sở dần mất đi. Sau nhiều cuộc tấn công của Triệu và Tần, cuối cùng Sở bị Tần khuất phục.

Năm 278 TCN, tướng Tần là Bạch Khởi dẫn quân tới kinh đô Dĩnh, với ý định xâm lược. Sau khi mất Dĩnh Đô, Thọ Xuân (thuộc tỉnh An Huy hiện nay) trở thành kinh đô mới của vương quốc.


Văn hoá

Sở Quốc
(kim văn, khoảng năm 800 TCN)Dựa trên những khám phá khảo cổ học, văn hóa Sở ban đầu tương tự với văn hóa nước Triệu. Sau này, văn hóa Sở hấp thu thêm nhiều yếu tố bản xứ khi đất nước mở rộng ra phía nam và phía đông, phát triển một văn hóa riêng biệt so với văn hóa truyền thống của các nước chư hầu bắc Chu.

Những đồ vật dùng trong tang lễ buổi đầu nước Sở chủ yếu gồm các chậu đồng theo kiểu Chu. Những mộ Sở sau này, đặc biệt ở giai đoạn Chiến Quốc, chứa đựng những đồ vật khác biệt mang đặc trưng Sở như những đồ sơn mài, sắt và tơ lụa, cùng với sự giảm sút những đồ vật làm bằng đồng.

Một yếu tố mang đặc tính nước Sở thường thấy là sự thể hiện những con rắn, rồng và những loài vật giống rắn. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nước Sở có lẽ từng có những mối liên hệ văn hóa với nhà Thương trước đó, bởi vì nhiều yếu tố Sở cũng đã xuất hiện sớm hơn ở những địa điểm có nền văn hóa Thương, như các yếu tố thể hiện những vị thần có đuôi rắn.

Văn hóa Sở muộn được biết đến với sự tương đồng của nó với những trình tự nghi thức kiểu pháp sư. Sở cũng nổi tiếng về âm nhạc đặc trưng của mình; các bằng chứng khảo cổ cho thấy âm nhạc Sở khác biệt so với âm nhạc Chu; nhạc Sở có khuynh hướng sử dụng nhiều phong cách biểu diễn khác nhau, cũng như các nhạc cụ đặc hữu; Tại Sở, đàn sắt được ưa chuộng hơn đàn cổ cầm, trong khi cả hai nhạc khí này được sử dụng như nhau tại các nước chư hầu bắc Chu.

Sở có các mối quan hệ thường xuyên với các dân tộc khác ở phương nam, nổi tiếng nhất là các nước Ba, Việt và các nhóm tộc Bách Việt. Nhiều lễ nghi và các đồ vật dùng trong mai táng kiểu Ba và Việt đã được tìm thấy bên trong lãnh thổ Sở, cùng tồn tại với kiểu và đồ dùng mai táng của Sở.

Những vị vua đầu tiên nhà Hán đã lãng mạn hóa văn hóa Sở, khiến xuất hiện một xu hướng nghiên cứu các yếu tố văn hóa Sở như Sở Từ. Sau thời nhà Hán, Sở lại mang tiếng là một nước man rợ; các học giả Khổng giáo không ưa văn hóa Sở, chỉ trích thứ âm nhạc "dâm dật" và những lễ nghi kiểu pháp sư của nó.

Sau thời gian dài bị Hán hóa, tiếng Sở đến nay đã bị thất truyền. Chỉ có một vài từ Sở còn lại được đến nay, được ghi trong một số thư tịch cổ chữ Hán thời Chiến Quốc. Hiện chưa có một cố gắng thu thập các từ vựng Sở từ các nguồn này một cách có hệ thống [1]. Các chữ được khẳng định là thuộc ngôn ngữ Sở được liệt kê tại Dự án nghiên cứu ngôn ngữ Sở tại Đại học Massachusetts Amherst


Những người nổi tiếng
NHÀ thơ lừng danh Khuất Nguyên là người nước Sở. Ông là một vị quan trong triều và là người yêu nước, ông đã đưa ra ý kiến thống nhất Sở với các nước chư hầu khác để chống lại sự bành trướng của Tần, tuy nhiên không được ai nghe theo; ông bị vua Sở xua đuổi. Theo tục truyền, đau khổ khi biết tin về cuộc xâm lược của Tần, ông đã trầm mình tại sông Mịch La (汩罗江).
Hạng Vũ, một quý tộc nước Sở cũ, nổi dậy và trở thành một thủ lĩnh chống Tần, sau khi đánh tan quân Tần, đã tự xưng là "Tây Sở Bá Vương", là một đối thủ của người sáng lập Hán triều, Lưu Bang. Ông là một vị tướng tài ba trên chiến trường nhưng lại kiêu ngạo nên đã phải chịu thất bại.
Dưỡng Do Cơ, danh tướng dưới thời Sở Trang Vương và Sở Cung Vương (khoảng 600 TCN), nổi tiếng với tài bắn tên. Bên lề trận Yên Lăng năm 575 TCN, lúc trận đánh chưa khai màn, các tướng sĩ tập dượt phía sau trại, ông cho đánh dấu 3 chiếc lá cây dương 1, 2, 3, rồi đứng cách xa 100 bước, lần lượt bắn 3 mũi tên xuyên thủng 3 chiếc lá theo đúng thứ tự. Tài bắn này đã trở nên câu thành ngữ "bách bộ xuyên dương" còn truyền tụng đến ngày nay.
 
R

rayno

Nhân vật trong Tam Quốc....

NGỤY



Táo THáo

Chủ Tướng :Cao Cao : Tào Tháo Tự Tào Mạnh Đức xuất thân từ gia đình quyền quí có ông nội là hoạn quan ,từ nhỏ được gọi là Tào A Man .Thông minh , đa mưu túc trí , hành xự quả quyết nhưng ưu điểm nhiều hơn nhược điểm là độc ác ,tự cho mình là tài giỏi và ko có đức độ như Lưu Bị ,chính những điểm này làm cho Tào Tháo mới là người mạnh nhất trong thế ba chân vạc.Vì làm đại sự niếu mà hành xự kiểu đàn bà thì ko bao giờ làm được nên chuyện cả.Chỉ tiếc nhiều hiền tài điều ko muốn đầu quân cho Tào Tháo chẳng hạn như Bàng Thống , Từ Thứ ….ko thu dụng dc hiền tài thì làm sao cho người khác cũng ko sử dụng dc đó chính những điểm đáng nói nhất của Tào Tháo.

Hạ Hầu Đôn

XiahouDun : Hạ Hầu Đôn là tướng mạnh nhất bên Ngụy lẫn dẫn quân và sức mạnh , 1 lần tham gia 1 trận đánh ko may bị mũi tên bay thẳng vào mắt ,ông liền nói: Cha mẹ cho ta thân thể , ta ko thể nào làm lãng phí công ơn như thế được nói xong bèn nhổ mũi tên có gim con ngươi ra ngoài và bỏ vô miệng nuốt

Dian Wei : Điển Vi , Điển Vi được hạ hầu đôn tiến cử cho Tào Tháo làm Hộ vệ , là người có thể đáng ngàng với cả Hứa Trử.Trong 1 trận đánh [Do thòi trằng hoa của TÀo Tháo Với Châu THị] Điển Vi cùng con trai trưởng của Tào Tháo tên là TÀo Ngang Và Cháu Là Tào An Dân đã dùng thân mình bào vệ cho TÀo tháo thoát thân . Đúng là anh tài chết cũng chỉ vì chủ nhân thôi ><

Hứa Chử

Xu Zhu : Hứa Chữ : Sức mạnh trời phú dc Tào Tháo thu nhận làm hộ vệ , chỉ có sức mà ko dẫn quân được đó là nhược điểm lớn nhất của Hứa Chữ.Phải nói tất cả các tướng mạnh nhất của Tào Tháo ko ai sống dai hơn Hứa Chữ.Đời sau còn khá nổi tiếng về việc Hứa Chử cửi trần đánh Mã Siêu[1 trong ngũ hổ tường nhà Thục]

Hạ Hầu Uyên

XiahouYuan : Hạ Hầu Uyên -Tự Diệu Tài, em trai của Hạ Hầu Đôn , tài và sức ko kém anh mình là bao nhiêu ,Sau này bị Hoàng Trung giết chết bỏ lại 3 đứa con côi cút.

Trương Liêu

Zhang Liao : Trương Liêu Tự Trương Văn Viễn , bạn thân của Quan Vũ hồi còn bên Tào .Trước đầu quân Ding Yuan- Đinh Nguyên , sau đó Lã Bố làm phản nên theo Lã Bố từ đó , sau khi Lã Bố bị hành quyết thì được Tào Tháo thu dụng.1 vị tướng vừa dũng mãnh vừa có cơ mưu , niếu đem so Quan Vũ với y thì Quan Vũ chỉ nhỉnh hơn dc 1 chút.

Tư Mã Ý

Quân sư của Wei : có lẽ nhiều vô kể ban đầu thì có Quách Gia-Guo Jia, Cheng Du-Trình Dục, Tuân Du , Tuân Húc ,sau thì có tham mưu Deng Ai-Đặng Ngãi , Zhong Hui nhưng vẫn đáng nói nhất là người khiến cho Khổng Minh ko an tâm chút nào đó là :Sima Y : Tư Mã Ý Tự Trọng Đạt .Tài trí có thể sánh ngang với Chu Du, Lỗ Túc , Bàng Thống ,Từ Thứ,Lục Tốn chỉ thua Gia Cát Lượng 1 khoảng cách rất nhỏ.Cháu củaTư Mã Ý sau này thống nhất dc nước Trung Quốc trên danh nghĩa Wei-Ngụy quân.

Chân THị


Zhen Ji : Chân Thị cũng được xp vào những mĩ nhân tuyệt sắc vào thời TQ, vốn kết hôn với con thứ của Viên Thiệu và Viên Hy. Sau nhà họ Viên bị thất thế và diệt vong bởi Tào Tháo, một lần tình cờ Tào Phi gặp gỡ và bị sắc đẹp của cô chinh phục, đã kết hôn với cô. Cô là người sinh ra vị hòang đế thứ 2 triều Ngụy

Zhen Ji (?-?), tên Hán là Chân Nhi ( còn có tên gọi khác là Chân Mật), hoàng hậu của Ngụy Văn đế Tào Phi . Một trong tứ đại mỹ nhân thời Tam quốc Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu,

Chân Mật xuất thân trong gia đình quý tộc, từ nhỏ đã được hưởng thụ nền giáo dục tốt đẹp. Cô nổi tiếng trong vùng về sắc đẹp lẫn tính cách hiền dịu, hiểu lòng người. Sau này làm vợ của Viên Hy con trai của Viên Thiệu.

Khi Tào Tháo vây Nghiệp thành, từ lâu đã biết danh tiếng mỹ nhân của Chân Mật nên rất thèm khát chiếm hữu. Ông ra lệnh ko ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên . Nhưng ko ngờ Tào Phi nhanh chân hơn một bước, xông đến nhà họ Viên, cướp tay trên người đẹp. Biết chuyện này, Tào Thào đành nén giận, tổ chức hôn lễ cho cả hai.

Thực ra cuộc hôn nhân đó ko có hạnh phúc, căn bản Chân Mật ko có tình cảm dành cho Tào Phi, cuộc sống của hai người đồng sàng dị mộng. Sau này cô về nhà họ Tào gặp gỡ Tào Thực-tuyệt thế văn chương đương thời- thì tim cô bắt đầu rung động. Nhưng cuộc tình giữa cô và Tào Thực vẫn là mối tình căm, cả hai chĩ có thể gặp nhau hàng ngày đàm luận văn chương, ánh mắt nhìn nhau mà nghẹn lời.

Sau này Tào Phi có thêm những mỹ nhân khác, nhất là Quách Hoàn ( hay có tên khác là Quách Cẩm) thì bắt đầu xa lánh Chân Mật. Khi Chân Mật trở thành hoàng hậu, Quách Hoàn rất căm tức nên vu khống đứa con trai Tào Duệ do Chân hậu sinh ra ko phải dòng dõi Tào gia. Đến lúc này, Chân Mật đã tức nước vỡ bờ, lớn tiếng chửi mắng Tào Phi. Kết quả là cô được ban rượu độc, khi chết còn bị nhét cám vào mồm, tóc rũ xuống che khuất mặt.

Tương truyền, khi Tào Phức lên đường trở về vùng đất được phong hầu của mình. Tại sông Lạc Thủy, chàng đã gặp lại Chân Mật- lúc này đã là nữ thần- lần cuối. Quá xúc động, Tào Thực đã vung bút viết nên bài phú thiên cổ lưu truyền Lạc thần phú

Tào PHi
Cao Pi : Tào Phi con thứ hai của Tào Tháo .Sau lật đỏ nhà HÁn lập ra nhà NGụy.Mở Ra thòi Ki Tam quốc tranh bá_ngụy -thục-Ngô

BÀng Đức


Pang De : Bàng Đức vốn là mãnh tướng của Mã Đằng , sau khi Mã Đằng chết
Bàng Đức theo Mã Siêu hàng Trương Lỗ, sau cáo ốm nên ko theo Siêu đánh Thục. Sau Trương Lỗ bị Tháo đánh, Đức ra đánh trận bị Tháo bắt và đầu hàng.

Từ Hoàng


Xu Huang : Từ Hoảng Tự Từ Công Minh cũng là bạn thâm giao với Quan Vũ hồi còn ở bên Tào , Từ Hoảng ko hề thua kém trong số tướng mạnh nhất của Tào Tháo là bao nhiêu , nói nói Hạ Hầu Đôn 10 thì y cũng khoảng 8 hoặc 9 trở lên.
 
R

rayno

Lần sau mình sẽ post tiếp Thục VÀ Ngô..Hiện giờ vẫn chưa tìm đc nhiều nhân vật...
 
R

rayno

Tiếp tục nè....
(*) THỤC
1.Lưu Bị
Lưu Bị Tự Lưu Huyền Đức : là 1 người độ lượng khoan dung, từ nhỏ xuất thân hàn vi nên hiểu dc nổi khổ của bá tánh. 1 lần gặp gỡ đc Trương Phi trong dịp xem bản cáo thị tuyển quân của Lưu Yên đồng thời cũng quen biết đc với Quan Vũ ,cả 3 cùng nhau kết nghĩa vườn đào. Đc sự giúp đỡ của 2 anh em Quan ,Trương nên đã dẹp dc giặc Khăn Vàng, danh tiếng bắt đầu nổi và đứng ra lập nghiệp khôi phục giang sơn Hán thất. Đức độ vô song cũng là nhược điểm lẫn ưu điểm của y , làm đại sự ko nên quá đàn bà , nếu Huyền Đức chịu xử sự cứng rắn thêm 1 chút có lẽ đã hợp nhất Tam Quốc bởi tay của y dưới sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng và Ngũ Hổ Tướng cùng các kì nhân dị sĩ khác.

2. Quan Vũ
Quan Vũ Tự Quan Vân Trường. Người đời thường gọi là Quan Công, 1 mình 1 ngựa cưỡi Xích Thố uy trấn thiên hạ trước thì đánh với Lữ Bố, sau thì 1 mình 1 ngựa lấy đầu Nhan Lương, Văn Xú , qua 5 ải chém 6 tướng để mở đường cho 2 vị phu nhân trở về đoàn tụ với Lưu Huyền Đức. Tào Tháo ban ngựa Xích Thố , châu báu gấm vóc và chức vị cao nhất cũng ko màng khi nghe tin anh mình còn sống liền ra đi từ biệt Tào Tháo, liệu thế gian có mấy ai trung nghĩa như thế ? Sau bị Đông Ngô bắt và chém đầu cùng Quan Bình ( con nuôi Quan Vũ ) Người đã bày mưu và bắt đc Quan Vũ chính là Lữ Mông, đại tướng của Tôn Quyền.

3. Trương Phi
Trương Phi, tự là Dực Đức, quê ở Trác Quận nước Yên, là một danh tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Ông đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người. Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng.
Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Có lần thấy Quan Vũ chém đầu Nhan Lương, Văn Xú, Tào Tháo khen rằng quả là thần nhân thì Quan Vũ đã nói " Tôi đây đã thấm vào đâu. Em tôi là Trương Dực Ðức, nơi chốn trăm muôn binh sĩ, lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi lấy đồ", đã khiến Tào Tháo thất kinh hoảng sợ.

4. Khổng Minh
Gia Cát Lượng (181–236) là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả, kỹ sư lỗi lạc. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu ngựa gỗ).
Tháng 8 năm 236, Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Võ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Võ Hầu. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.

5. Bàng Thống
Bàng Thống, tự Sỹ Nguyên (178-213), đạo hiệu Phượng Sồ tiên sinh, sống vào cuối thời nhà Hán, đầu thời Tam quốc, thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.
Để đánh chiếm Lạc Thành, quân Kinh Châu chia làm hai đường. Bàng Thống cùng Ngụy Diên làm tiên phong tiến theo con đường nhỏ phía Nam, Lưu Bị theo con đường lớn phía Bắc. Tuy nhiên, Bàng Thống vì chủ quan khinh địch nên lọt vào trận mai phục của Trương Nhậm, tướng Tây Thục nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân gò Lạc Phượng. Trong Tam quốc diễn nghĩa, trước khi Bàng Thống tiến quân, Khổng Minh đã đưa thư cảnh báo nhưng Bàng Thống nghĩ Khổng Minh ghen tị với mình nên không nghe lời can của Khổng Minh và Lưu Bị. Đến lúc hành quân, con ngựa của Thống quáng mắt, sa chân, hất Thống té xuống ngựa. Lưu Bị thấy vậy đổi con ngựa trắng mình đang cưỡi cho Thống. Thống lạy tạ ơn rồi sau đó kết cục như ở trên. Bàng Thống chết năm 35 tuổi (năm 213).

6. Triệu Vân
Triệu Vân Tự Triệu Tử Long, trước theo Công Tôn Toản ,vì thấy chủ nhân chí ko lớn lại quá hèn yếu nên qua Viên Thiệu nhưng ko ngờ Viên Thiệu ko những cáo già lại còn độc ác nữa ,cũng may trong 1 lần gặp gỡ Lưu Bị từ trước do Công Tôn Toản giới thiệu y đã tỏ lòng mến phục Lưu Bị , tính theo Lưu Bị nhưng bị từ chối ,hảo hán ai lại thờ 2 chủ ? Huống hồ gì Tôn Toản lại là bạn tâm giao của Lưu Bi, nhưng sau này Tôn Toản bị diệt , Viên Thiệu lại độc đoán, coi rẻ hiền tài nên đã đường đường chính chính làm tướng lĩnh cho Lưu Bị. Ở trận dốc Trường bản 1 mình 1 ngựa xông vào quân Tào giải cứu cho 2 vị phu nhân và ấu chúa. Lúc dẫn Lưu Thiền ( ấu chúa) chạy trốn y đã đánh 1 trận kinh thiên động địa , các tướng của Tào quân lần lượt ra thách đấu thì chỉ trong 1 vài chiêu là đã rơi đầu. Tào Tháo thấy đã huy động toàn quân cũng ko bắt sống dc Triệu Vân.

7. Mã Siêu
Mã Siêu Tự Mã Mạnh Khởi là con trưởng của Mã Đằng ,Mã Siêu ko phải là cái tên tự nhiên mà có mà là do anh ta cưỡi ngựa rất phi phàm, người ngựa hợp nhất, mạnh nhất Tây Lương.. Trong trận Lưu Bị đánh Lưu Chương, do Lưu Chương hoảng quá nên nhờ Trương Lỗ cứu viện với điều kiện phải cắt đất cho họ Trương kia. Mã Siêu vốn dĩ nương nhờ Trương Lỗ nên vì trả ơn đã đem quân tới cứu viện và đã đụng độ Trương Phi , 2 bên đánh nhau mấy trăm hiệp ko phân thắng bại, về sau Khổng Minh đã dụ hàng đc Mã Siêu và y trở thành 1 trong 5 Ngũ Hổ Tướng.

8. Hoàng Trung
Hoàng Trung, tự Hán Thăng sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.

9. Nguyệt Anh
Tên Hán là Nguyệt Anh ( còn có tên khác là Uyển Trinh, biệt danh A Xú), kiều thê của Gia Cát Lượng
Nguyệt Anh là con gái của Hoàng Thừa Ngạn, một ẩn sỹ vùng Long Trung. Vóc người cô thô, da đen đúa, nhưng tài năng của cô thì vô cùng xuất chúng. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, am hiểu binh pháp kỳ mưu, lại có sở trường về việc sáng chế công cụ như xe công thành, thú gỗ để đánh trận, mộc ngưu lưu mã vận chuyển lương ...
Khi Khổng Minh biết đến tiếng nàng, ngỏ lời cầu hôn thì cô bày ra một trận bát quái để thử thách. Nhận thấy đc tài trí phi phàm của chàng trai Ngọa Long, Nguyệt Anh cuối cùng đã nhận lời. Từ đó, cô sát cánh bên chồng phò trợ từ trong bóng tối.
Người xưa có câu: sau lưng một người đàn ông thành đạt sẽ có hình bóng của người phụ nữ quả là chí lý

10. Khương Duy
Khương Duy vừa văn vừa võ thật đáng mặt anh hào chỉ tiếc có tài nhưng ko có đất dụng võ, xuất hiện sau thời của Khổng Minh tuy làm quân sư những vẫn bị Hoàng Hạo dèm pha khiến cho Lưu Thiền khó mà tin dùng, cuối cùng cũng bị chết 1 cách ko đáng

To be continue...
 
R

rayno

(*) Ngô
1. TÔN QUYỀN
Tôn Quyền vốn là con thứ của Tôn Kiên , em ruột của Tôn Sách.Lúc Tôn Kiên chết , y còn rất nhỏ , từ nhỏ đã tỏ ra ko thua kém anh trai của mình,trước khi lâm chung Tôn Sách ủy thác em gái và mẹ lại cho Tôn Quyền chăm sóc và dặn dò kĩ lưỡng y phải tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt cơ nghiệp còn đang bỏ dở của mình và tuyệt đối phải nghe lời của Chu Du. Kế thừa di ngôn của huynh trưởng Tôn Quyền bắt đầu đứng lên thay thế anh mình với sự giúp đỡ của bạn thân của Tôn Sách là Chu Du ko bao lâu Tôn Quyền đã dần dần hình thành dc 1 thế chân vạc trong kế tam phân thiên hạ của Khổng Minh Gia Cát Lượng.
2. TÔN SÁCH
Tôn Sách nguyên là con trai trưởng của Tôn Kiên , từ nhỏ đã tỏ ra mình là 1 nhân tài thực sự , sau khi nghe tin cha mình tử vong trong trận chinh phạt Lưu Biểu y liền sang nhận lại thi hài của cha mình.Cha chết , cơ nghiệp ko thể 1 lúc mà tiêu tan như thế được cho nên y đứng lên thay thế cha mình .Mặc dù còn rất nhỏ tuổi nhưng Tôn Sách bắt đầu tỏ ra 1 người chủ tướng thực thụ,với tài năng dc trời phú từ nhỏ cộng sự hiểu biết của mình Tôn Sách ko bao lâu đã trở thành 1 vị lãnh tụ thực thụ , khắp Giang Đông ko ai mà ko nghe tiếng của Tiểu Bá Vương Tôn Sách.Phải nói Tôn Sách chí còn lớn hơn cả cha của mình, bao năm y chuyên tâm gầy dựng cơ nghiệp và đã hình thành được 1 thế lực đáng kể trên bản đồ Trung Quốc bấy giờ .Tuy nhiên cơ nghiệp gầy dựng ko bao lâư thì bệnh nặng qua đời , có người nói y đắc tội với vị tiên nhân nào đó nên lâm trọng bệnh mà chết.Cuộc đời của y cũng giống như một ngôi sao sang lóe lên được 1 lúc rồi lại chợt tắt.
3. LỤC TỐN
Lục Tốn là 1 nhân tài thực sự của Ngô quốc, ban đầu còn phải học hỏi nhiều về các bậc đàn anh đi trước như Chu Du , Lữ Mông , Lỗ Túc ,Gia Cát Cẩn , Trương Chiêu…sau này nắm 1 vai trò hết sức quan trọng của Ngô quốc đó là làm được thừa tướng cho Ngô,Gia Cát Lượng luôn đánh giá cao con người này.Và quả thật sau khi Chu Du , Lữ Mông chết y bắt đầu đứng ra chịu trọng trách gánh vác giang sơn Ngô quốc.Ko ít thì nhiều gì Lục Tốn cũng góp công ko nhỏ cho Ngô Quốc nên có thể nói y đứng ngang hàng với lớp vĩ nhân đi trước ko có gì là sai cả.
4. CHÂU DU
Chu Du Tự Chu Công Cẩn , mặt đẹp như ngọc nên mọi người thường hay gọi là Ý Mỹ Chu Lang ,vốn cùng với Tôn Sách kết nghĩa anh em và cùng nhau lấy hai đại mĩ nhân của Giang Đông Đại Kiều với Tiểu Kiều làm vợ nên mọi chuyện Tôn Quyền điều phải hỏi ý kiến của y ,xem y như chính anh trai của mình hồi còn sinh tiền.Nói về Chu Du ai ai cũng biết là tài trí hơn người ,đứng trong top đầu các quân sư lúc bấy giờ , chỉ tiếc vẫn còn thua kém Gia Cát Lượng, mọi chuyện của y điều bị Gia Cát Lượng đoán dc từ trước .1 câu nói khiến cho nhiều người vẫn còn nhớ tới Chu Du là : Trời đã sinh Du sao lại còn sinh Lượng ?
5. CAM NINH
Cam Ninh trước thì theo bên Lưu Biểu sau thì về với Tôn Quyền , là 1 mãnh tướng trong các mãnh tướng của Tôn Quyền đồng thời còn là 1 trong 2 người đánh thủy quân giỏi nhất trong Ngô quốc.
6. HOÀNG CÁI
Hoàng Cái , 1 vị tướng già bản lĩnh hơn người đi theo Tôn Kiên từ những ngày đầu dẹp loạn đãng khăn vàng ,tuổi tuy cao nhưng vẫn còn dũng mãnh, để trá hàng Tào Tháo ông cụ đã chịu đòn đau đớn với mục đích chứng minh mình ko còn quan hệ gì với nhà họ Tôn,đồng thời ông cũng là người châm ngòi lửa đốt thuyền trong trận Xích Bích huyền thoại,ngoài Cam Ninh ra ông còn là người rất giỏi về thủy chiến.
7. THÁI SỬ TỪ
Thái Sử Từ(166-206) là người ở Hoàng Huyện, đất Ðông Lai, họ là Thái Sử tên là Từ, tự là Tử Nghĩa.
Thái Sử Từ là một trong những mãnh tướng trong thời tam quốc, với cây song thủ trong tay tung hoành ngang dọc, trước giúp Khổng Dung, sau về với Lưu Do.
Thấy Thái Sử Từ là một tướng văn võ song toàn nên Tôn Sách đã phân giải mọi điều để chiêu dụ Thái sử Từ về dưới trướng mình. Thái Sử Từ trở bệnh rồi mất trước trận đánh ở Hợp Phì.Ông được mai táng ở tận núi Cốc Sơn.Tôn Quyền đem con Thái Sử Từ là Thái Tử Hoàng làm con nuôi.Có người nói ông bị Trương Liêu giết trong trận đó.
8. LỮ MÔNG
Lữ Mông , 1 vị tướng vừa có sức vừa có mưu đã dung kế bắt sống dc Quan Vũ và đem ra hành quyết. Chẳng được bao lâu thì Lữ Mông qua đời có sách viết rằng :sau khi hành quyết cha con Quan Công thì trong 1 buổi tiệc rượu ăn mừng với Tôn Quyền , y đã bị Quan Công nhập vào người mắng chửi sau đó thì ngã lăn xuống đất hộc máu mà chết.
9. CHU THÁI
Chu Thái không rõ năm sinh, quê ở Hạ Sái xứ Cửu Giang. Năm 195 khi Tôn Sách là anh trai của Tôn Quyền đem quân đánh Lưu Do là thái thú Dương Châu để tăng cường thế lực. Chu Thái và Tưởng Khâm khi đó tụ tập quân trong sông Dương Tử, cướp bóc kiếm ăn khi nghe tiếng Tôn Sách là người hào kiệt ở Giang Ðông, hay cầu người hiền cho nên dẫn đồ đảng hơn ba trăm người đến theo. Sau đó, Tôn Sách bình định được Giang Đông thì giao cho em trai ông là Tôn Quyền cùng với Chu Thái giữ ở Tuyên Thành. Khi giặc núi bốn mặt kéo đến vào ban đêm, vì quá bất ngờ không kịp chống cự nên Chu Thái ôm Tôn Quyền lên ngựa để chạy. Chu Thái tả xung hữu đột cứu Tôn Quyền ra khỏi vòng vây nhưng bị 12 vết thương nặng suýt chết, may sau nhờ có thần y Hoa Đà cứu giúp.
Năm 200, Tôn Sách mất giao lại Giang Đông cho Tôn Quyền. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Khi Tôn Quyền bị Trương Liêu, Từ Hoảng vây khốn thì Chu Thái lần nữa cứu Tôn Quyền thoát khỏi vòng vây. Tôn Quyền nhờ có Chu Thái đỡ tên giùm nên không bị gì còn Chu Thái bị tên bắn xuyên hai lần áo giáp, còn vết thương thì vô kể. Lát sau Chu Thái còn lao vào vòng vây cứu Từ Thịnh. Trở về, Tôn Quyền mở một bữa tiệc nhỏ. Trong bữa tiệc ông bảo Chu Thái vén áo lên rồi hỏi thăm từng vết thương, Chu Thái cứ thực tình mà tâu từng vết thương bị khi nào, tại sao. Cứ mỗi vết thương, Tôn Quyền lại ban cho Chu Thái một chén rượu, lát sau Chu Thái say mèm. Sau đó Quyền lại ban cho Thái một cái tán , để ra vào thêm phần quí trọng.
Năm 222, Lưu Bị dẫn quân đánh Đông Ngô báo thù cho 2 em là Quan Vũ, Trương Phi. Đông Ngô nhờ có Lục Tốn dùng hỏa công đốt 40 doanh trại của Lưu Bị tại Di Lăng nên quân Thục đại bại. Chu Thái tham gia trận chiến này, đã chém chết Man Vương là Sa Ma Kha khi ông kéo quân truy kích quân Thục.
Năm 225, Chu Thái mất tại Giang Đông.
10. LĂNG THỐNG
Con trai Lăng Tháo, cùng gia nhập quân Tôn Sách lúc đang chinh phục Giang Đông. Sau đó tại trận Hạ Khẩu, Lăng Tháo bị Cam Ninh của Lưu Biểu hạ sát nên Lăng Thống nuôi mối thù với Cam Ninh, dù cho sau này cả 2 cùng phục vụ cho Tôn Quyền. Tuy nhiên sau nhiều lần được Cam Ninh cứu mạng (nhất là ở trận Hiệp Phì chống Tào), Lăng Thống đã cảm phục và bỏ qua tư thù, thành bạn của Cam Ninh.
Có thể kể thêm vài chiến công của Lăng Thống như chặn đường Tháo ở Xích Bích đánh nhau với Từ Hoảng ko phân thắng bại, ở trận Hợp Phì đánh một trận bất phân thắng bại 50 hiệp với Trương Liêu, trong chiến dịch chiếm 4 quận Kinh Châu Lăng Thống đã ra sức giữ trại trong 10 ngày bất chấp quân Ngụy đánh úp bất cứ lúc nào...
 
Top Bottom