Tiếp bài phía trên nhé! tại hết giấy!
Và rồi qua đó, tuy ý đồ độc ác của bà cô vẫn chưa thực hiện được nhưng nó vẫn là phần nào giúp bé Hồng vượt lên trên tất cả để hướng đến một chân trời tình yêu thương đích thực. Để rồi điều đó sẽ chứng minh cho ý nghĩa của tình mẫu tử cao quý, vẫn luôn “là mạch nguồn cảm xúc không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”. Dù qua bao chông gai, thử thách, vượt lên những “hố sâu tuyệt vọng”, một “vũng đầm lầy” hằn chứa những xấu xa của một xã hội đen tối, không chút tình người. Chỉ qua những câu nói ngắn gọn, hàm súc được thể hiện qua sự đối thoại với bà cô, Nguyên Hồng đã chứng minh cho ta thấy, sức mạnh của tình mẫu tử không bao giờ kiệt, càng trong cùng cực, cô đơn, sức mạnh đó bị đè nén rồi lại bùng lên dữ dội, ánh lên một sức mạnh bất diệt - và đó cũng chính là triết lí nhân sinh của nhà văn Nguyên Hồng.
Nhưng rồi, điều đó còn đặc biệt hơn nữa khi người mẹ hiền hậu mà cậu bé mơ ước bấy lâu nay trở về. Dường như, “cái khóa” bị trói buộc lúc trước đang dần dần mở ra. Bóng tối của những ngày qua đã tan biến, nhường chỗ cho ánh sáng diệu kì tràn ngập trong một tâm hồn trong sáng, đi đôi với đó là tiếng gọi khao khát tình mẹ: “Mợ ơi ... mợ ơi ... mợ ơi!”. Ba tiếng gọi cứ ngân dài ra tha thiết mà đằm thắm tột cùng. Dường như, linh cảm xuất phát từ trái tim khao khát của cậu bé hoàn toàn đúng. “Chiếc xe kéo” chỉ vừa “thoáng qua” là chú đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào, đằm thắm mà thiếu thốn bấy lấu.
Nhưng linh cảm đó lại không làm cậu lay động mà xen vào đó là “ảo ảnh của dòng nước trong suốt, chảy dưới bóng râm ... đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành giữa sa mạc”. Có lẽ, niềm tin vững chắc lúc trước của cậu đã cạn kiệt mà đúng hơn là gần tuyệt vọng. Phải chăng, chỉ có dòng sữa ngọt ngào cảu người mẹ mới bồi đắp được vết rạn nứt trong trái tim non nớt ấy.
Giây phút cậu bé gần như là tuyệt vọng thì bỗng “xe chạy chầm chậm ... mẹ tôi cầm nón vẫy tôi”. Bây giờ thì không còn là những giọt lệ đau đớn nữa mà thay vào đó là những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hạnh phúc, thấm đẫm trong trái tim ấm nồng chứa chan bao niềm hạnh phúc, mãn nguyện. “Vài giây sau, tôi đuổi kịp”, trái tim băng giá sắp được mẹ sưởi ấm đã “trỗi dậy” sâu một giấc ngủ dài. Bao nhiêu mệt nhọc, nỗi giận hờn, đã tan biến. Trong phút chốc đã mở ra một thế giới tình cảm “mơn man” khắp người cậu bé. Trước đây, nước mắt của cậu bé đã từng “chan hòa” bởi sự đau khổ, tủi nhục. Và giờ đây, những giọt nước mặt ấy vẫn tuôn nhưng lại vì một niềm sung sướng bất tận. Đó là dòng nước mắt nhân lên vì niềm vui, nở bừng ánh sáng hạnh phúc tỏa rực tình mẫu tử thiêng liêng, trong sáng.
Chính xuất phát từ lòng thương, từ tình cảm thiêng liêng, tha thiết, khi ngồi trong lòng mẹ, cậu đã có những cảm hứng rung động lòng người. Và lúc này, một hình ảnh người mẹ khác hẳn lời kể của bà cô đã hiện lên với “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn ... làm nổi bật màu hồng của gò má” - một hình ảnh đẹp như cô Tấm thảo hiền, hoàn toàn trái ngược vời sự “còm cõi, xơ xác như lời nói của bà cô cay độc”. Bé Hồng thấy mẹ không có gì khác xưa, “vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc” - đó cũng là hình ảnh người mẹ lúc nào cũng tồn đọng trong tâm trí cậu bé dù những rắp tâm tanh bẩn vẫn bao quanh cậu.
Được ôm ấp, được chở che và đặc biệt là được nằm gọn trong lòng mẹ, trái tim cậu đã tràn ngập tình yêu thương, trái tim băng giá đã ấm nồng: “đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ ... tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Từng cử chỉ, hành động của cậu cho ta thấy rõ sự hồi sinh bất diệt cảu tình mẫu tử. Chỉ có như thế, cậu mới nhanaj thấy rõ cái hương vị thiếu thốn lâu nay: “hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn, nhai trầu phả vào lúc thơm tho lạ thường”. Lúc này, ắt hẳn cái ý nghĩ vẫn luôn thoáng qua đầu cậu bé như một cơn gió thoảng qua: “phải chăng, trên đời này không còn phút giây nào hạnh phúc hơn nữa?”. Thật vậy, câu hỏi nghe ngây thơ nhưng cũng xót xa, thương cảm biết chừng nào! Có lẽ, phải bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ tha thiết, toát lên một thứu ánh sáng diệu kì mới giúp cậu cảm nhận được cái hương vị mất đi bấy lâu, giờ mới có dịp bộc lộ.
Thật đẹp làm sao cái giây phút hạnh phúc của một đứa trẻ lâu nay khao khát tình mẹ và giờ đây đã thỏa được ước nguyện: “pahir bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng cảu người mẹ, để mẹ vuốt ve từ trán tới cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Thật vậy, bao trùm lên tâm trí cậu bé là một nỗi vui sướng khôn xiết. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát được gần mẹ đến chừng nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng tột đỉnh khi được ôm ấp trong vòng tay êm dịu của mẹ sau bao ngày trắc trở xa cách.
Có lẽ, bàn tay người mẹ như sức mạnh thiêng liêng, che chở, ôm ấp con đã tạo thành những “chuỗi giai thoại”. Và chắc có lẽ vậy nên “từ ngã tư đầu trường cho đến về nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi những câu gì và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì nữa!”. Và thế rồi, những câu nói xúc xiểm, cay độc của bà cô như muốn “gieo rắc vào đầu tôi để tôi ruồng rẫy, khinh miệt mẹ” cũng chỉ là “ù ù bên tai hay thoáng qua như một cơn gió”. Có lẽ, chính vì sợi dây tình mẫu tử gắn kết thiêng liêng hay tình yêu nồng nàn của bé với mẹ mà giúp bé có thể vượt qua từng hố sâu tanh bẩn, nâng đỡ bé thoát khỏi những cái cảnh sống “trườn” qua một cuộc đời bất hạnh với một trái tim khao khát tình mẹ. Dường như, thứ tình cảm thiêng liêng, ấm nồng đó sẽ mãi “không bao giờ vơi” trong trái tim của những con người bất tử. Và rồi, mọi chông gai hay những câu nói đáng “nguyền rủa” kia sẽ mãi không bao giờ bám lên sợi dây “trơn tuột” kia, chứa chan bao niềm tha thiết.
Qua đấy, ta mới bất chợt hiểu rằng: tình yêu thương mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn ta - những con người mang một trái tim thiên thần. Và bé Hồng cũng vậy, tình cảm thiêng liêng, sâu nặng đã giúp bé có những cách nhìn xác thực hơn về con người và cuộc đời “hỗn mang”. Cho dù cảnh ngộ có éo le đến mấy, thứ tình cảm thiêng liêng được gọi với cái tên giản dị - mẫu tử ấy sẽ không bao giờ nhạt phai trong tâm trí những con người mang tâm hồn của một tình yêu đích thực.
Mỗi dòng văn, câu chữ của tác giả đã “lôi” bối cảnh qua cách kể giản dị, giàu sức sống, thấm dẫm tình người - khác hoàn toàn với “Mợ Du” hay “Huệ Chi trước lễ cưới”. Kết cục của nó hoàn toàn bi thảm, như một sự giải thoát khiến người đọc phải sửng sốt, đau đớn tột cùng. Mặc dù vẫn là những cảm giác êm đềm về mẹ nhưng “Trong lòng mẹ” lại mang một triết li nhân sinh sâu sắc về mẹ, một kết cục tốt đẹp “mẹ con đoàn viên trong một niềm vui tột cùng”. Dường như, đây là sự bồi đắp cho tâm hồn thánh thiện của một đứa con hiếu thảo, khao khát tình mẹ bây lâu.
Tóm lại, chỉ với những dòng văn giản dị mà thấm đẫm tình người, Nguyên Hồng đã chứng mình cho ta thấy rõ: “Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”. Khi bài ca về tình mẫu tử cất lên từ tận đáy lòng thì tình cảm ấy sẽ cho ta cái cảm giác thế nào là thứ tình cảm thực sự trong trái tim thực sự.
Dẫu rằng, thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay đi chăng nữa, nhưng trong trái tim mỗi con người vẫn dấy lên một thứ tình cảm bất diệt - tình mẫu tử. Thật vậy, “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng sẽ mãi là một bài ca bất diệt ẩn hằn một sức mạnh kì diệu, đem ánh sáng tình yêu đến nhân loại để rồi, bất chợt, mỗi con người chúng ta phải suy ngẫm:
“Mẹ có nghĩa là tất cả
Là cho đi không đòi lại bao giờ”
Nguồn sưu tầm