Văn 11 Trong bài bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp đã nói:'' Ngọc không mài không thành đồ vật, Người khôn

Đỗ Anh Thái

Học sinh tiến bộ
Thành viên
8 Tháng năm 2016
624
1,360
171
Hà Nội
THPT HVT

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Trong bài bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp đã nói:'' Ngọc không mài không thành đồ vật, Người không học không thành tài. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói trên? Xác định mục đích, thái độ học tập
Câu nói này phải là "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo" mà nhỉ?
Chị sửa lại đề nhé. Em tham khảo
- Giải thích
+ Ngọc không mài không thành đồ vật: viên ngọc thuở ban đầu không phải là viên ngọc sáng chói, nhẵn mịn mà phải qua bàn tay khéo léo của người thợ thì mới dần dần được hoàn thiện, cuối cùng, từ một vật vô tri vô giác mà viên ngọc trở nên có hồn hơn, toả sáng bất cứ lúc nào
+ Người không học không thành tài: con người cũng như viên ngọc vậy, khi mới sinh ra sẽ chưa có khả năng thành công bằng chính đôi tay của mình, theo thời gian, con người được học hỏi, được dạy dỗ, tiếp thu tri thức mà trưởng thành hơn. Khi ấy, chúng ta sẽ biết rõ cách làm sao để thành công
=> Nguyễn Thiếp đã đem so sánh việc học của con người như việc người thợ mài dũa hạt ngọc cho thấy tầm quan trọng của việc học to lớn đến nhường nào. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người cần học tập không ngơi nghỉ, rồi thành công sẽ đến với bạn như viên ngọc kia đang toả sáng
- Phân tích
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy của Bác là một lời nhận định đúng đắn, sâu sắc, góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và bổ trợ nhau giữa hai yếu tố học và hành
+ La Sơn Phu Tử cũng chỉ ra đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa người với người. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lí thánh hiền để cư xử đúng cách mà chỉ đua theo lối học hình thức, hòng cầu danh lợi, không biết đến " tam cương ngũ thường" thì gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng "chúa tầm thường, thần nịnh hót", dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Ngược lại, nếu biết cách vận dụng thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều
+ Lấy dẫn chứng: Cao Bá Quát, Bill Gate....
- Mở rộng vấn đề
+ Việc học quan trọng là vậy nhưng vẫn còn một số người chưa nhận ra được. Họ coi việc học là vô bổ, từ đó mà xa rời học tập. Dần dần trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại
+ Cũng có người biết và hiểu được nhưng lại không muốn làm, không muốn học hành vất vả
-> Cần lên án, phê phán
- Rút ra mục đích, thái độ học tập
+ Học tập để làm tăng giá trị bản thân, phát triển xã hội
+ Học từ thấp đến cao, từ cơ bản tới nâng cao, học rộng rồi tóm lược lại cho gọn.
+ Để củng cố thêm vốn kiến thức đã có, ta cần phải thực hành. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở nên vô ích.
+ Khi học cần phải tập trung, không để thứ khác làm xao nhãng việc học, như vậy mới có thể dễ dàng tiếp thi kiến thức
+ Coi việc học là việc quan trọng, không qua loa
+ Nếu không hiểu, không được ngại ngần, phải hỏi để hiểu vấn đề, có thể hỏi bạn bè, thầy cô, bố mẹ.....
 
Top Bottom