English THCS trọng âm

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
có thể chỉ cho mình trọng âm và giải thích đc ko?
View attachment 148089
@Kỳ Thư , @Bella Dodo
Cái này cần phải bạn có vốn từ vựng cao và nhớ rõ các âm nhấn của nó , thực tế có một số tips để bạn dễ làm bài tập này :
1.. Nhớ rõ cách đọc của các từ đó.
"2. Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…
3. Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…
Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel.
* Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…
4. Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…
Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…
5. Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: be’come, under’stand, overflow,…
6. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …
7. Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self
Một số ví dụ: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur…
8. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1
Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere ….
9. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2
Ví dụ: a’bout, a’bove, a’gain a’lone, alike, ago…
10. Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay truớc nó
Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘cathonic, ‘lunatic, , ‘arabi, ‘politics, a’rithmetic…
11. Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
Ví dụ: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, …
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘accuracy,…
12. Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này :
Ví dụ: lemo’nade, Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever, environ’mental,…
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee…
13. Các từ chỉ số luợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen. ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y
Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …..
14. Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thuờng nhấn mạnh ở từ từ gốc – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ
Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded.
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground,…
- Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:
Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…
15. Từ có 3 âm tiết:
a. Động từ

– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:
Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/
– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.
Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/
Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/
b. Danh từ
Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…
Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/
c. Tính từ
Tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ
Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…"
- Nguồn : LANGMASTER -
P/S : Thông thường thì mình thường nhớ cách đọc của từ rồi làm bởi việc nhớ các mẹo hơi gây khó khăn cho mình , chung quy thì mỗi người có mỗi khuyết điểm cũng như mỗi người có mỗi cách học vì thế mình mong bạn có một cách học tập tốt phần này cho riêng mình , hãy luyện dạng này nhiều rồi bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm , khi bạn đọc bạn hãy tách nó ra cho dễ phân biệt âm sẽ cao chỗ nào , ví dụ : con-ver-sa-tion và ở chỗ bắt đầu âm tiết thứ 3 là -sa , âm đọc sẽ cao hơn vì thế nó nhấn ở âm 3 hoặc là dựa vào mẹo rằng trước các từ có -tion thì âm nhấn sẽ luôn đứng trước nó . Mong rằng phần lý thuyết này sẽ hỗ trợ bạn nhiều trong việc hoàn thiện học tập dạng này . Chúc bạn đậu vào Trường THPT bạn mong muốn . Chúc bạn học tốt và an toàn trong mùa dịch này ^^
 
Top Bottom