Trọng âm và thắc mắc

A

amaranth

[FONT=&quot]Hiểu được Trọng âm có 3 cái lợi:
1. Khi người ta nói, thường hay lướt nhanh qua những âm phụ, nhờ mình nghe bắt được trọng âm mà hiểu được từ đó là từ gì, và nhờ những từ quan trọng + trình độ ngữ pháp không quá tệ thì sẽ hiểu được người ta nói gì.
2. Có những từ nhờ vào trọng âm mà biết được từ loại của nó
đang dùng trong câu.
3. Làm được những bài tập về trọng âm :))

À quên, để nhớ trọng âm chính xác thì: tra tự điển, đọc đi đọc lại chữ đó 10 lần, nhấn cho đúng chỗ, bảo đảm hông quên :D.
[/FONT]
 
R

ruoi_trau

Vào onthi.com phần chuyên đề ANh Văn mà tìm bạn àh, bên ấy có hướng dẫn nhấn trọng âm đó, học thuộc ko thì làm nhiều bài là nhớ .....
 
S

study_and_play

Vào ********** phần chuyên đề ANh Văn mà tìm bạn àh, bên ấy có hướng dẫn nhấn trọng âm đó, học thuộc ko thì làm nhiều bài là nhớ .....

May là dân bên đó nên chị mới hiểu ý em :p Nếu nick bên ấy cũng vậy thì chị bik em là ai rùi đấy ^^! Cái chuyên đề ấy bên ônthi chị Ngọc hình như copy bên Global Education đấy em ạ.
Bên này ko cho đưa link hay cái gì đó liên quan bên kia, copy + đưa link bên Global Education cũng được!!!


Việc học trên lớp thường tập trung vào ôn tập ngữ pháp, khiến cho dạng bài xác định trọng âm trong các đề thi trở nên tương đối khó với các em học sinh. Globaledu cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về phát âm trong bài học này.


Thế nào là trọng âm từ? Trọng âm từ là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác.


Để làm dạng bài tập này trước tiên các em phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.


Sau đây globaledu xin giới thiệu với các em một số quy tắc chung nhất để nhận biết trọng âm tiếng Anh, hi vọng nó sẽ giúp các em ghi điểm trong mùa thi này.


1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble

Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy


Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...


Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: FOllow, BOrrow...

Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.

Ví dụ: PAradise, EXercise


2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai

Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN


Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.

Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...


Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.

Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...


3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên

Ví dụ:

Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...

Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...

Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.


4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:

Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.

Ví dụ: CRItical, geoLOgical


5) Từ ghép (từ có 2 phần)

Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...

Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...

Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...


Lưu ý:

1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine

3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).


(Nguồn http://globaledu.com.vn/)

Các bạn có thể vào web trên tự học tiếng anh, tớ thấy rất hay!
 
Top Bottom