Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Học giỏi một phần dựa vào trí thông minh, sự chăm chỉ và cũng không thể bỏ qua việc bạn tìm ra một phương pháp, cách thức học. Hãy thay đổi thói quen, tìm ra những bí quyết mới, việc học của bạn sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn nhiều đấy!
Tập trung trong thời gian ngắn nhất để đạt hiệu quả cao nhất
Thay vì tốn rất nhiều thời gian, vừa học vừa làm việc khác, thậm chí ăn uống, lướt facebook… học sinh nên chăm chú vào bài học, sự tập trung chính là chìa khóa giúp bạn ghi nhớ bài giảng, ôn luyện và áp dụng nó để làm bài tập. Khi đó não bạn không bị phân tán bởi nhiều điều khác nhau, chỉ chú tâm vào việc học nên khả năng tiếp thu sẽ tốt hơn rất nhiều. Vậy nên, hãy tập trung trong thời gian ngắn nhất để đạt được hiệu quả cao nhất thay vì mất tập trung trong thời gian dài. Đây chính là phương pháp nhanh nhất để bạn nắm vững một vấn đề.
Khi học kiến thức mới hãy liên hệ với những kiến thức cũ
Trong học tập đừng quên tạo mối liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức cũ mà bản thân bạn đã có
Khi bạn đang học một cái gì đó mới, hãy liên hệ nó với những kiến thức mà bạn đã biết, điều này rất quan trọng nếu muốn học nhanh và nhớ sâu. Vậy nên, trong học tập đừng quên tạo mối liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức cũ mà bản thân bạn đã có. Khi học một cái gì đó mới, dành ra vài phút để viết ra, bóc tách tất cả mọi thứ liên quan đến vấn đề, trong đó có những khía cạnh chúng ta đã biết - tạo sự kết nối với những kiến thức cũ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ kiến thức mới nhanh hơn bởi thay vì phải "tiêu thụ" một lượng kiến thức lớn, bạn chỉ phải học một phần trong đó bởi nó có liên quan đến kiến thức cũ theo cách kết nối riêng của bạn.
Học theo sơ đồ tư duy
Thay vì cách học thuộc truyền thống, hãy thử phương pháp sơ đồ tư duy. Để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, các bạn hãy làm theo các bước sau: đầu tiên cần xác định chủ đề kiến thức chung và phổ quát nhất, lấy nó là trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau. Ở mỗi nhánhbạn lại sử dụng những từ khóa quan trọng để ghi lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng thời cũng rất sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ, màu sắc. Với cách làm này, học sinh có thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước mỗi kỳ thi.
Học đi đôi với hành
Hãy tập trung thời gian, năng lượng và các nguồn lực bằng cách thực hành, sử dụng các kiến thức mà chúng ta học được
Học tập trên sách, vở là điều cần thiết, nhưng không nên lúc nào cũng "vùi đầu" vào sách vở. Nếu buộc não bộ ghi nhớ thông tin với phương pháp "thụ động" thì cơ bản chúng ta sẽ chỉ học thuộc như kiểu "học vẹt" hoặc học trước quên sau. Điều bạn cần ở đây là tập trung thời gian, năng lượng và các nguồn lực bằng cách thực hành, sử dụng các kiến thức mà chúng ta học được. Cụ thể như, nếu muốn học giỏi tiếng Anh, ngoài việc học lý thuyết bạn cần phải thực hành giao tiếp, muốn học tốt môn Hóa điều không thể thiếu là thực hành các thí nghiệm… Với phương pháp này bạn sẽ hiểu và nhớ rất lâu những kiến thức được học.
Nghiêm khắc với bản thân
Bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống muốn thành công đều đòi hỏi bạn nỗ lực, chăm chỉ và kiên trì. Học tập cũng vậy. Thực tế, bạn cũng đã có những gạch đầu dòng về những việc cần làm để có một kế hoạch học tập thành công. Tuy nhiên, đến khi bắt tay vào thực hiện thì sao? Những cuộc hẹn bạn bè, những buổi sáng ngủ nướng, những tác động từ ngoại cảnh… khiến bạn luôn chểnh mảng việc học hành, không chiến thắng được sự lười biếng của bản thân. Bởi thế, đừng chỉ nói miệng, đừng chỉ là những kế hoạch trên giấy tờ… cần phải tự giác, nghiêm túc và nghiêm khắc với chính mình trong việc thực hiện kế hoạch học hành. Chỉ có như vậy bạn mới có thể hoàn thành trọn vẹn bộ "bí kíp" học đâu nhớ đấy!
Tập trung trong thời gian ngắn nhất để đạt hiệu quả cao nhất
Thay vì tốn rất nhiều thời gian, vừa học vừa làm việc khác, thậm chí ăn uống, lướt facebook… học sinh nên chăm chú vào bài học, sự tập trung chính là chìa khóa giúp bạn ghi nhớ bài giảng, ôn luyện và áp dụng nó để làm bài tập. Khi đó não bạn không bị phân tán bởi nhiều điều khác nhau, chỉ chú tâm vào việc học nên khả năng tiếp thu sẽ tốt hơn rất nhiều. Vậy nên, hãy tập trung trong thời gian ngắn nhất để đạt được hiệu quả cao nhất thay vì mất tập trung trong thời gian dài. Đây chính là phương pháp nhanh nhất để bạn nắm vững một vấn đề.
Khi học kiến thức mới hãy liên hệ với những kiến thức cũ
Trong học tập đừng quên tạo mối liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức cũ mà bản thân bạn đã có
Khi bạn đang học một cái gì đó mới, hãy liên hệ nó với những kiến thức mà bạn đã biết, điều này rất quan trọng nếu muốn học nhanh và nhớ sâu. Vậy nên, trong học tập đừng quên tạo mối liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức cũ mà bản thân bạn đã có. Khi học một cái gì đó mới, dành ra vài phút để viết ra, bóc tách tất cả mọi thứ liên quan đến vấn đề, trong đó có những khía cạnh chúng ta đã biết - tạo sự kết nối với những kiến thức cũ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ kiến thức mới nhanh hơn bởi thay vì phải "tiêu thụ" một lượng kiến thức lớn, bạn chỉ phải học một phần trong đó bởi nó có liên quan đến kiến thức cũ theo cách kết nối riêng của bạn.
Học theo sơ đồ tư duy
Thay vì cách học thuộc truyền thống, hãy thử phương pháp sơ đồ tư duy. Để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, các bạn hãy làm theo các bước sau: đầu tiên cần xác định chủ đề kiến thức chung và phổ quát nhất, lấy nó là trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau. Ở mỗi nhánhbạn lại sử dụng những từ khóa quan trọng để ghi lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng thời cũng rất sinh động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ, màu sắc. Với cách làm này, học sinh có thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước mỗi kỳ thi.
Học đi đôi với hành
Hãy tập trung thời gian, năng lượng và các nguồn lực bằng cách thực hành, sử dụng các kiến thức mà chúng ta học được
Học tập trên sách, vở là điều cần thiết, nhưng không nên lúc nào cũng "vùi đầu" vào sách vở. Nếu buộc não bộ ghi nhớ thông tin với phương pháp "thụ động" thì cơ bản chúng ta sẽ chỉ học thuộc như kiểu "học vẹt" hoặc học trước quên sau. Điều bạn cần ở đây là tập trung thời gian, năng lượng và các nguồn lực bằng cách thực hành, sử dụng các kiến thức mà chúng ta học được. Cụ thể như, nếu muốn học giỏi tiếng Anh, ngoài việc học lý thuyết bạn cần phải thực hành giao tiếp, muốn học tốt môn Hóa điều không thể thiếu là thực hành các thí nghiệm… Với phương pháp này bạn sẽ hiểu và nhớ rất lâu những kiến thức được học.
Nghiêm khắc với bản thân
Bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống muốn thành công đều đòi hỏi bạn nỗ lực, chăm chỉ và kiên trì. Học tập cũng vậy. Thực tế, bạn cũng đã có những gạch đầu dòng về những việc cần làm để có một kế hoạch học tập thành công. Tuy nhiên, đến khi bắt tay vào thực hiện thì sao? Những cuộc hẹn bạn bè, những buổi sáng ngủ nướng, những tác động từ ngoại cảnh… khiến bạn luôn chểnh mảng việc học hành, không chiến thắng được sự lười biếng của bản thân. Bởi thế, đừng chỉ nói miệng, đừng chỉ là những kế hoạch trên giấy tờ… cần phải tự giác, nghiêm túc và nghiêm khắc với chính mình trong việc thực hiện kế hoạch học hành. Chỉ có như vậy bạn mới có thể hoàn thành trọn vẹn bộ "bí kíp" học đâu nhớ đấy!