Z
zimmy.nguyen
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong giao tiếp có những lúc bạn làm phiền lòng người khác bởi những lời nói, cử chỉ thái độ của mình. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn biết làm cách nào để giao tiếp tốt nhưng bạn cũng phải chú ý đến một số lời nói cử chỉ của mình, dù đôi khi bạn không cố tình hay ý thức được điều này.
Không tập trung, không lắng nghe
Điều này thật tồi tệ, người nói sẽ cảm thấy bạn không tôn trọng họ dẫn đến chán nản, chính họ cũng không muốn giao tiếp nữa. Điển hình của việc này đó là khi giáo viên giảng bài mà cả lớp không ai tập trung nghe giảng. Giáo viên cũng cảm thấy chán nản và không có hứng thú dạy tiếp nữa.
Liên tục đồng ý hoặc phản đối
Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói và hỏi ý kiến của người đó về vấn đề này. Họ cứ ậm ừ liên tục hoặc không đồng tình với bạn, khi bạn đưa ra ý kiến không cần suy nghĩ là họ phản đối ngay. Nếu bạn đống ý liên tục họ sẽ cho rằng bạn giả dối, nếu bạn phản đối thì họ cho rằng bạn ghét họ. Hãy chú ý đến điều này.
Dùng từ địa phương
Khi giao tiếp cần chú ý đến những từ ngữ sử dụng. Một số vùng có giọng khá khó nghe và những từ ngữ địa phương mà không phải ai cũng biết nghĩa. Tập nói bằng cách sử dụng từ ngữ phổ thông và tránh nói nhanh quá.
Không chú ý đến cảm xúc của người nói
Khi bạn giao tiếp nếu đối phương có chuyện buồn thì dù bạn có đang vui đến mấy đi chăng nữa thì cũng nên kìm nén lại. Những lúc như vậy bạn nên chú ý đến lời nói của mình, bởi rất có thể bạn vô tư nói ra những lời nói làm tổn thường đến người khác.
Đừng làm việc riêng khi nghe người khác nói ví dụ như nhai kẹo cao su, hút thuốc hay lỡ đang nhìn đi chỗ khác. Đặc biệt là hút thuốc vừa gây cẩm giác không thân thiện mà nhiều người cũng không thích phải hít khói thuốc.
Hãy lắng nghe với thái độ thiện cảm, đừng để bộ mặt bạn cau có, đôi mắt khó chịu hay cái nhìn soi mói…
Để gây được thiện cảm đối với người khác cũng không khó phải không nào. Bạn hãy thử những lưu ý trên để xem kết quả thế nào nhé
Nguồn: Những điều cần chú ý trong giao tiếp – kỹ năng giao tiếp thực tế
Hầu hết các lớp học kỹ năng giao tiếp đều dạy cho chúng ta cách thể hiện tình cảm, trò chuyện với người mà bạn mến, đối tác làm ăn như thế nào…mà ít khi đề cập đến một vấn đề khá phổ biến: Trò chuyện với người mà bạn không mấy thiện cảm. Hẳn ai cũng nghĩ “đã không thích thì còn giao tiếp làm gì!”. Đó chỉ là suy nghĩ trẻ con. Khi đã làm người lớn, có những mối quan hệ bạn không hài lòng nhưng bạn vẫn phải duy trì để thiết lập các mối quan hệ khác và giữ được hình ảnh bản thân. Và làm thế nào để trò chuyện với người mà bạn ghét – không tỏ vẻ là bạn dối lòng và lấy được tình cảm của người đối diện? Tuân thủ các nguyên tắc sau nhé:
1. Nghe nhiều hơn nói
Khi bạn không thích ai đó, bạn rất ngại thể hiện cảm xúc và kể chuyện của mình hay đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó. Bạn không hào hứng buôn dưa lê như lúc đi với lũ bạn thân mà chỉ muốn giữ im lặng. Lúc này, bạn sẽ bị cho là kẻ khó gần, tự phụ đấy.
Nếu không hợp với người đối diện, hãy lắng nghe họ nói và tránh đưa ra ý kiến tranh luận. Vì tranh luận với một người bạn không có tình cảm rất dễ rơi vào cảm xúc chủ quan, sự nóng giận vô cớ và sự mất tự chủ. Tốt nhất là hãy tạo cơ hội cho người ấy nói, đặt một vài câu hỏi hóm hỉnh như “hồi nhỏ bạn có hay chơi trò bịt mắt bắt dê không? Sau này nếu có điều kiện, bạn sẽ du lịch ở nước nào, nhà bạn có mấy anh chị em…”
Bạn vẫn được đánh giá là thân thiện mà không làm mất đi sự thoải mái khi trò chuyện của mình.
2. Thành thật hết mức có thể
Hãy nhớ rằng, nếu bạn không mấy thân thiện với người nào đó, ít nhiều họ cũng biết cảm xúc này của bạn, và trong một số trường hợp, họ cũng có cùng cảm giác như thế. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên khá căng thẳng và hai người sẽ rơi vào trạng thái dò xét lẫn nhau.
Vậy nên, với những người bạn không thích, hãy nói chuyện một cách thành thật, nghiêm túc hết mức có thể. Đừng trêu đùa quá lố: họ sẽ đánh giá cách ứng xử của bạn. Sự dối trá khiến họ đánh giá thấp và càng không tôn trọng bạn nhiều hơn.
3. Mỉm cười nhẹ nhàng nhiều lần
Một nụ cười thân thiện sẽ làm “hạ nhiệt” mối quan hệ của hai người và để lại ấn tượng tốt ở người đối diện. Tâm lý chung của con người là sẽ thấy cảm xúc tích cực với những ai cười với mình, cho dù mối quan hệ đang không tốt đến đâu. Vậy nên đừng quên mỉm cười, dù là khi bạn trò chuyện với người bạn không thích nhé
Ông bà ta luôn có câu “thêm bạn bớt thù″, do vậy, hãy cố gắng thân thiện với tất cả mọi người. Biết đâu có ai đó “yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi”
Nguồn: Trò chuyện với người bạn không thích như thế nào?
Không tập trung, không lắng nghe
Điều này thật tồi tệ, người nói sẽ cảm thấy bạn không tôn trọng họ dẫn đến chán nản, chính họ cũng không muốn giao tiếp nữa. Điển hình của việc này đó là khi giáo viên giảng bài mà cả lớp không ai tập trung nghe giảng. Giáo viên cũng cảm thấy chán nản và không có hứng thú dạy tiếp nữa.
Liên tục đồng ý hoặc phản đối
Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói và hỏi ý kiến của người đó về vấn đề này. Họ cứ ậm ừ liên tục hoặc không đồng tình với bạn, khi bạn đưa ra ý kiến không cần suy nghĩ là họ phản đối ngay. Nếu bạn đống ý liên tục họ sẽ cho rằng bạn giả dối, nếu bạn phản đối thì họ cho rằng bạn ghét họ. Hãy chú ý đến điều này.
Dùng từ địa phương
Khi giao tiếp cần chú ý đến những từ ngữ sử dụng. Một số vùng có giọng khá khó nghe và những từ ngữ địa phương mà không phải ai cũng biết nghĩa. Tập nói bằng cách sử dụng từ ngữ phổ thông và tránh nói nhanh quá.
Không chú ý đến cảm xúc của người nói
Khi bạn giao tiếp nếu đối phương có chuyện buồn thì dù bạn có đang vui đến mấy đi chăng nữa thì cũng nên kìm nén lại. Những lúc như vậy bạn nên chú ý đến lời nói của mình, bởi rất có thể bạn vô tư nói ra những lời nói làm tổn thường đến người khác.
Đừng làm việc riêng khi nghe người khác nói ví dụ như nhai kẹo cao su, hút thuốc hay lỡ đang nhìn đi chỗ khác. Đặc biệt là hút thuốc vừa gây cẩm giác không thân thiện mà nhiều người cũng không thích phải hít khói thuốc.
Hãy lắng nghe với thái độ thiện cảm, đừng để bộ mặt bạn cau có, đôi mắt khó chịu hay cái nhìn soi mói…
Để gây được thiện cảm đối với người khác cũng không khó phải không nào. Bạn hãy thử những lưu ý trên để xem kết quả thế nào nhé
Nguồn: Những điều cần chú ý trong giao tiếp – kỹ năng giao tiếp thực tế
Hầu hết các lớp học kỹ năng giao tiếp đều dạy cho chúng ta cách thể hiện tình cảm, trò chuyện với người mà bạn mến, đối tác làm ăn như thế nào…mà ít khi đề cập đến một vấn đề khá phổ biến: Trò chuyện với người mà bạn không mấy thiện cảm. Hẳn ai cũng nghĩ “đã không thích thì còn giao tiếp làm gì!”. Đó chỉ là suy nghĩ trẻ con. Khi đã làm người lớn, có những mối quan hệ bạn không hài lòng nhưng bạn vẫn phải duy trì để thiết lập các mối quan hệ khác và giữ được hình ảnh bản thân. Và làm thế nào để trò chuyện với người mà bạn ghét – không tỏ vẻ là bạn dối lòng và lấy được tình cảm của người đối diện? Tuân thủ các nguyên tắc sau nhé:
1. Nghe nhiều hơn nói
Khi bạn không thích ai đó, bạn rất ngại thể hiện cảm xúc và kể chuyện của mình hay đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó. Bạn không hào hứng buôn dưa lê như lúc đi với lũ bạn thân mà chỉ muốn giữ im lặng. Lúc này, bạn sẽ bị cho là kẻ khó gần, tự phụ đấy.
Nếu không hợp với người đối diện, hãy lắng nghe họ nói và tránh đưa ra ý kiến tranh luận. Vì tranh luận với một người bạn không có tình cảm rất dễ rơi vào cảm xúc chủ quan, sự nóng giận vô cớ và sự mất tự chủ. Tốt nhất là hãy tạo cơ hội cho người ấy nói, đặt một vài câu hỏi hóm hỉnh như “hồi nhỏ bạn có hay chơi trò bịt mắt bắt dê không? Sau này nếu có điều kiện, bạn sẽ du lịch ở nước nào, nhà bạn có mấy anh chị em…”
Bạn vẫn được đánh giá là thân thiện mà không làm mất đi sự thoải mái khi trò chuyện của mình.
2. Thành thật hết mức có thể
Hãy nhớ rằng, nếu bạn không mấy thân thiện với người nào đó, ít nhiều họ cũng biết cảm xúc này của bạn, và trong một số trường hợp, họ cũng có cùng cảm giác như thế. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên khá căng thẳng và hai người sẽ rơi vào trạng thái dò xét lẫn nhau.
Vậy nên, với những người bạn không thích, hãy nói chuyện một cách thành thật, nghiêm túc hết mức có thể. Đừng trêu đùa quá lố: họ sẽ đánh giá cách ứng xử của bạn. Sự dối trá khiến họ đánh giá thấp và càng không tôn trọng bạn nhiều hơn.
3. Mỉm cười nhẹ nhàng nhiều lần
Một nụ cười thân thiện sẽ làm “hạ nhiệt” mối quan hệ của hai người và để lại ấn tượng tốt ở người đối diện. Tâm lý chung của con người là sẽ thấy cảm xúc tích cực với những ai cười với mình, cho dù mối quan hệ đang không tốt đến đâu. Vậy nên đừng quên mỉm cười, dù là khi bạn trò chuyện với người bạn không thích nhé
Ông bà ta luôn có câu “thêm bạn bớt thù″, do vậy, hãy cố gắng thân thiện với tất cả mọi người. Biết đâu có ai đó “yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi”
Nguồn: Trò chuyện với người bạn không thích như thế nào?