công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
bai ca dao trên ông cha ta đã nhắc nhở con cháu về chữ hiếu.em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm chữ "HIẾU" ngày nay.các anh chi nếu biết lập cho em hướng làm với???còn ko thì viết cho em 1 bài tham khảo.
I.MB:
-Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra, chăm sóc, dạy dỗ. Có thể nói công lao mà cha mẹ dành cho chúng ta từ trước đến nay là rất lớn.
-Dù là vậy nhưng chúng ta vẫn không biết làm cách gì để đền đáp công ơn ấy II.TB:
“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”
a) Nói sơ lược về giá trị của câu ca dao
-Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.
-“Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.“Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.=> Điều đó cho thấy tình cha nghĩa mẹ to lớn thế nào.
-Tình cảm cha mẹ không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ.
=>Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.
b) Nói về tình cảm cha mẹ dành con con cái
-Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ từ khi vừa mới lọt lòng.
-Cha mẹ là những tấm khiên bảo vệ cho con bới những tác động từ bên ngoài khi còn nhỏ.
-Cha mẹ dạy ta phép lịch sự, dạy ta học, dạy ta biết cách làm người, dạy cho ta biết bao nhiêu điều hay lẻ phải.
=>Tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời
c) Đạo làm con
-Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ
-Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy
-Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng.
=> Có như vậy mới tròn chữ "HIẾU"
d) Quan niệm chữ hiếu hiện nay
-Nhiều học sinh hiện nay rất hỗn láo, thường xuyên cãi cha mắng mẹ
-Các teen nữ thường ham chơi, không ở nhà phụ giúp cha mẹ
-Họ nghĩ rằng điều cha mẹ làm với con cái như thế là lẽ đương nhiên, nhưng chúng ta nỡ lòng nào không quan tâm tới họ mỗi khi có việc.
=> Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng chúng ta đã bao giờ biết quý trọng những sự hy sinh vô điều kiện này không.
III.KB:
-Bài ca dao răn dạy chúng ta bài học bổ ích đó là hãy trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và hãy đền đáp lại những gì mình có thể làm được.
-Liên hệ bản thân... Bạn dựa theo dàn ý này mà làm thành một đoạn văn
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đôi khi con người đã đánh mất đi những tình cảm tốt đẹp vốn có. Có khi, tình cảm giữa cha mẹ với con cái cũng bị phai mờ. Ca dao xưa có câu rất hay nói về chữa " hiếu":
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con "
Và trong thời buổi hiện nay, giá trị của câu ca dao càng thêm ý nghĩa. Chữ " hiếu " luôn là một thước đo để đánh giá nhân cách con người. Một người không hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ thì không thể trở thành một người tốt trong xã hội. Trong thời buổi bây giờ, có rất nhiều những tấm gương hiếu thảo mà ta cần tuyên dương ( lấy ví dụ nha ). Nhưng đâu đó trong cuộc sống hiện đại này vẫn còn đó những người con bất hiếu với cha mẹ. Từ những hành động tưởng chừng như rất nhỏ ( không giúp đỡ cha mẹ việc nhà, ăn chơi đua đòi,... ), họ có thể làm bất cứ việc gì với cha mẹ của mình. Cuộc sống hiện đại, đáng lẽ con người ta phải thanh lịch, tao nhã hơn nhưng vẫn có những người con hư đốn đến vậy. Đó là một biểu hiện sự đi xuống về tình cảm và cách ứng xử của con người. Với chúng ta, lòng hiếu thảo là một mục đích sống cao đẹp. Vì vậy hãy luôn đẻ lòng hiếu thảo trong bạn trở thành những hành động cụ thể với mọi người.
Đây là đoạn mình tự viết. ( Không được hay lắm ) )
Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài này
"Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !"
"Cù lao chín chữ" trong câu ca dao trên nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Thế con cái phải làm gì để đền đáp công ơn đó? Học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời, lễ phép, ... Tất cả điều đó gọi là gì ? Đáp án chỉ có hai từ "hiếu thảo".
Một câu hỏi đơn giản mà ai đã, đang và sẽ làm con phải luôn ghi nhớ: Hiếu thảo là gì ?
Theo tôi, lòng hiếu thảo xuất phát từ tận đáy lòng người con và biểu hiện qua việc làm tuy bình thường nhưng chứa chan bao tình cảm. Giống như ngay bây giờ, bạn cần phấn đấu học giỏi, ba mẹ sẽ rất hãnh diện về bạn. Chẳng cần phải thật giàu có, vì tiền không bao giờ mua được tình cảm con người. Hãy luôn nghe lời ba mẹ. Khi ba mẹ nhờ việc gì thì hãy nghe lời vì công việc khi đã được ba mẹ giao thì luôn vừa sức, chẳng phải nặng nề hay lớn lao. Khi bị la mắng thì nghe theo và sửa đổi, vì ba mẹ luôn thấy được cái sai từ bạn. Không dùng từ ngữ, giọng nói vô lễ, thách thức để cãi lời vì:
"Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư."
Đó là khi ta còn đi học, còn lúc đã có chồng, có vợ, có con thì sao ? Hiếu thảo với cha mẹ khi ấy là xây dựng được một mái ấm đàng hoàng, hạnh phúc. Là người chồng yêu vợ, quan tâm con gái. Một người vợ đảm đang, dịu dàng, thương chồng con. Nhưng dù là trai, gái thì đều kính trọng, nhớ ơn cha mẹ.
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ "hiếu" mới là đạo con."
Luôn luôn kính yêu cha mẹ và làm tròn bổn phận của người con là đủ để gọi là "hiếu". Mà "hiếu" trong câu ca dao trên chính là hiếu thảo. Trong đời, chưa có lần nào mà cha mẹ không la mắng con. Và cũng không có ai là chưa nghĩ cha mẹ quá khắt khe. Bạn biết rằng, cha mẹ la mắng chỉ vì muốn con trở nên tốt hơn, hoàn thiện bản thân. Cũng có lần, tôi đã phải chứng kiến cảnh ba mẹ khóc sau khi la tôi. Bởi vì chẳng bậc phụ huynh nào muốn mắng con mình cả! Người mẹ phải chín tháng cưu mang, mang nặng đẻ đau để có chúng ta ngồi ở đây. Thế mà con lại bất hiếu. Cha và mẹ sẵn sàng hy sinh chính mình cứu con ra khỏi bệnh tật. Đến lúc cha mẹ đã ra đi mãi thì hiếu thảo đã quá muộn màng. Vậy, đừng để bất kỳ suy nghĩ nào làm đánh mất lòng hiếu thảo trong đứa con. Hiếu thảo sẽ theo bạn đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Cho dù thời gian đã hủy hoại trái tim nhưng sự hiếu thảo là bất diệt. Bởi vì chừng nào cha mẹ còn yêu bạn thì bạn sẽ còn luôn hiếu thảo.
"Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó - A-mi-xi", Bây giờ tôi mới thấm thía được câu nói ấy và có lẽ điều ấy đã ăn sâu vào trí óc tôi mãi sau này chăng?
Hiếu thảo với cha mẹ chưa đủ, còn ông bà thì sao ?
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu."
Chúng ta còn phải hiếu thảo với ông bà - người sinh ra cha mẹ ta. "Nhớ ông bà" cũng chính là một sự bày tỏ lòng hiếu thảo. Chúng ta phải tưởng nhớ, kính yêu ông bà. Bởi vì nhờ ông bà mới có cha mẹ rồi mới có ta.
Lòng hiếu thảo của người cháu với ông bà đã có trong ta từ khi đã bập bẹ nói, chập chững đi. Nó giống như máu đang chảy trong mạch. Quan trọng và phải nâng niu như giọt máu. Không chỗ nào là máu không lưu thông, như chưa bao giờ cháu ngừng hiếu thảo với ông bà. Điều đó cũng chẳng hơn kém lòng hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo luôn nằm sâu trong tim, trong trí óc, mạch máu và không thể phá vỡ. Vì cháu yêu ông bà tha thiết. Yêu từng sợi tóc bạc, giọng nói, cách ôm cháu vào lòng, thơm lên trán cháu, ... Những cử chỉ đó làm sao cháu quên, cho dù mai sau, ông bà đã an nghỉ nơi suối vàng. Điều đó thôi thúc cháu không ngừng hiếu thảo với ông và bà. Đó là lòng hiếu thảo của mọi người cháu dành cho mọi ông bà trên quả đất này.
Ông bà cũng thương yêu cháu vô cùng ! Nếu ba mẹ có la mắng thì ông bà sẽ luôn bênh cháu. Có quà trái thì ông bà chia cháu phần to nhất. Việc gì cháu thích lam, ông bà nhường hết. Vậy, thật đáng chê trách cho kẻ nào bất hiếu với ông bà. Hiếu thảo với ông bà cũng chẳng cầu kì gì. Ta luôn lễ phép, ngoan ngoãn, nghe lời, giúp đỡ, ... ông bà cũng đã đủ vui rồi. Như thế, ông bà sẽ sống lâu.
Những việc làm hiếu thảo là khi ông tưới cây thì chạy ra phụ ông. Giúp ông tưới các cây nhỏ, vừa làm vừa kể chuyện vui để ông bớt cảm thấy một mình. Lúc đọc báo, rót trà, đấm lưng, nhổ tóc sâu cho ông. Khi bà phải làm việc bếp một mình thì hãy xuống phụ. Bóp vai cho bà, nói về chuyện của mình. Đôi khi, ông bà còn dành cho ta những lời khuyên thật hay, ý nghĩa, bổ ích.
Không phải chỉ bấy nhiêu mới thể hiện hiếu thảo. Còn nhiều việc như may khăn tặng bà, biếu ông một chậu cây nhỏ, ... Thậm chí, chỉ một cai thơm của bạn lên má ông bà đã nói lên tình cảm cháu dành cho ông và bà là rộng lắm. Và nhớ rằng đừng bao giờ vô lễ. Chỉ một câu nói thiếu lễ độ mà thôi là ông bà sẽ thất vọng tràn trề về mình. Vì là người già nên ông bà rất dễ buồn và đau lòng. Có ai muốn làm ông bà mình đau buồn như thế ? Chẳng ai cả. Vì vậy, hãy luôn hiếu thảo với ông bà.
Trong đời, mỗi người chỉ có một cha, một mẹ, một ông và một bà, thế nên, không hiếu thảo bây giờ sẽ không có cơ hội thứ hai. Thời gian rất phũ phàng và một khi đã trôi qua thì sẽ không bao giờ lấy lại. Vậy hãy hiếu thảo ngay từ hôm nay để không bao giờ phải ray rứt, đau khổ.
Hiếu thảo là thế ! Không chỉ riêng với cha mẹ mà còn ông bà. Lòng hiếu thảo đó là bất tử. Nó giống như quả cầu pha lê nhưng cứng rắn hơn, giống như đá vậy. Không thể có bất cứ điều gì phá hủy quả cầu ấy.
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người bình dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về đạo làm con. B. Thân bài
1) Giải thích
Người bình dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thắm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha”, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. 2) Bình luận
Khẳng định:
Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén, bao gian truân cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được con, mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra con, từ hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, “chỗ sáo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên, nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế. Mẹ sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hy vọng của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi bớt. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau, mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.
Ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân:
Bản thân:
Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỷ cương, đạo lý xã hội.
Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ phụ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.
Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên của bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định hướng đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.
Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
Xã hội:
Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải giữ gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm khác. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được.
Mở rộng vấn đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:
Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe lời cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.
Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.
Bổ sung:
Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ sở xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người con hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, tổ quốc.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh giúp nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước . Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình với cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.
C. Kết bài
Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn sống mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha của bao thế hệ.