Sử 8 trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước hác-măng năm 1883

P

pnalovelnk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1: Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng năm1883.
C2: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ?
C3: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
C4: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với Kinh tế - Xã hội Việt Nam.
C5: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước ? Tại sao Người không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới ?
Có ai giúp em nhanh với, em sắp thi học kì rối nha !
Anh chị bổ sung luôn cho em câu 2 được không? Em cần câu trả lời chính xác vì đây là kiểm tra học kì của em, em can chi tiet cau 5 nha
 
Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

Câu 1:
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì

=> Triều đình Huế hèn nhát,nhu nhược,việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Câu 2:
- Triều đình Nguyễn bảo thủ, yếu hèn.
- Các đề nghị cải cách chưa xuất phát từ nhân dân.

Câu 3:
Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau.
Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Nói chung các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới, các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Câu 5:
Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…

Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…

Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.

Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 4: Chính sách lần thứ mấy đây ạ?

Lần thứ 2:
*Nông nghiệp: pháp tăng vốn đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su từ 15 nghìn hecta năm 1918 lên 120 nghìn hecta năm 1930. Nhiều công ty ra đời

*Khai mỏ: pháp chú trọng khai mỏ dặc biệt là mỏ than. công ty than đông triều....

*công nghiệp đầu tư vào 1 số ngành công nghề nhẹmở một số nhà máy sợi, xay sát

*thương nghiệp:nắm chặt thị trường bằng cách đánh thuế vào các mặt hàng cần thiết muối rượu, thuốc..riêng hàng của pháp thi` đc giảm or miễn thuế.

*GTVT: đầu tư phát triển đường sắt để chuyên chở vật liệu

*ngân hàng đông dương: là thay mặt thế lực tư bản tài chính



**chính sách khai thác thuộc địa: hạn chế công nghề dặc bịt là công nghề năng, tăng cường bóc lột bằng các thủ đoạn thuế


*tác động đến k/t: những chính sách khai thác thuộc địa dã làm chonền k/t VN có bước phát triển nhất định nhưng về cơ bản huk có j` thay đổi. Pháp hạn chế phát triển CN đặc bịt la` CN nặng nhằm làm cho k/t VN phát triển què quặt mất cân đối, nhằm biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng

*xã hội: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vừa đưa đến sự ra đời các tầng lớp và giai cấp mới: cong nhân, tư sản, tiểu tư sản==>phân hóa các giai cấp địa chủ pk, tư sản
 
D

dung_92bn

Câu 2: chưa hoàn toàn đủ và chính xác, e có thể xem bổ sung được không?

Câu 5: chưa sát. Các phong trào như Đông Du hay Duy Tân cũng là đi ra nước ngoài vậy việc đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành khác gì những tiền bối trước đó????

Với nếu để gọi tên đúng với thời kì thì lúc này mới chỉ là cậu học trò Nguyễn Tất Thành mà thôi

Câu 4: Cần nói rõ ràng hơn về tác động xã hội, phải phân tích được thái độ chính trị của từng giai cấp.

Về kinh tế không những biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa mà còn làm cho nền kinh tế nước ta không phát triển được đồng thời lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế chính quốc
 
Top Bottom