Trước hết, mình xin nhắc lại khái niệm mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống: Là mối quan hệ gắn bó, mật thiết và chặt chẽ. Cả hai phải luôn tồn tại song song nhau và bổ trợ cho nhau. Văn học lấy chất liệu từ đời sống để khám phá, tái hiện và nâng cuộc sống lên một tầm cao mới, để tìm đến những giá trị chân- thiện- mĩ của cuộc đời.
Mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống thông qua các tác phẩm là:
- Vào phủ chú Trịnh: Tác phẩm thể hiện thành công 1 bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, mĩ lệ nơi phủ chúa. Từ đó nổi nên một mầm mống căn bệnh thối nát của xã hội phong kiến đầu thế kỷ 19, cuối 18. Văn học đã dựa trên hiện thực ấy để tái hiện lại cuộc sống và lên án, phê phán, bày tỏ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
- Câu cá mùa thu: Cuộc sống vào hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ là một nỗi khổ của dân chúng vì xã hội phong kiến. Chính vì thế, Nguyễn Khuyến mượn thơ để bày tỏ tấm lòng của mình- đau xót trước thời thế. Đồng thời, bài thơ là bức tranh mùa thu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ-> tình yêu thiên nhiên.
- Bài ca ngắn đi trên bãi cát: Tiếp tục là tác phẩm phê phán cách sống xa hoa, thể hiện cái nhìn coi trường danh lợi, vinh hoa phú quý chỉ là nhất thời. -> khao khát thay đổi cuộc sống.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: dựa vào năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc quyết liệt và đã hy sinh anh dũng. Để tưởng nhớ công lao của các nghĩa sĩ, NĐC đã viết nên tác phẩm. Thông qua các phẩm, người đọc thấy rõ cuộc sống lầm than của người dân khi bị thực dân xâm lược với những tội ác man rợ. Từ văn học, NĐC đã khơi gợi lại tất cả công lao, bày tỏ sự xót thương đối với linh hồn người đã khuất.