Trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về hai bài thơ Cảnh khuya , Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu )

L

linh7angt

L

leemin_28

* Mở bài:
- Giới thiệu hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ đó là sự hòa hợp thống nhất giữa vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách của người chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
* Thân bài:
- Hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ: trong những năm tháng chiến đấu gian khổ của dân tộc.
Sự hòa hợp thống nhất giữa vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách của người chiến sĩ cách mạng (vừa phân tích, vừa bày tỏ tình cảm, suy nghĩ; đó là tấm lòng yêu mến, trân trọng và cảm phục dành cho Bác):
Ý 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ của Bác được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống:
+ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”: phép so sánh độc đáo làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng hát, giàu giá trị nhân văn.
+ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”: phép lặp, hình ảnh thiên nhiên hữu tình, sinh động.
+ Trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (“Nguyên tiêu”): sức xuân và ánh trăng ngập tràn không gian, thiên nhiên khoáng đạt căng tràn sức sống.
Ý 2: Cốt cách người chiến sĩ Hồ Chí Minh: hình ảnh người chiến sĩ hiện trên nền thiên nhiên tươi đẹp.
+ Luôn lo lắng, hết lòng vì công việc nước nhà: thức khuya “cảnh khuya như vẽ… lo nỗi nước nhà”.
+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung: “Giữa dòng bàn bạc… trăng ngân đầy thuyền”.
- Một số biện pháp nghệ thuật nổi bật của hai bài thơ.
* Kết bài:
- Con người Bác là sự hòa hợp tuyệt vời giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ.
- Một phần thơ văn của Bác là bức tranh chân dung tinh thần tự họa; đó là di sản văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc.
- Bác Hồ mãi là niềm yêu mến, biết ơn và cảm phục của những thế hệ con người Việt Nam.

=> Đáp án gợi ý nhé!

Nguồn ST
 
Top Bottom