Từ 1980 đến nay, sản xuất lúa nước ta đạt được nhiều thành tựu:
- Diện tích đất canh tác, năng suất, sản lượng lúa tăng nhanh.
-Từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
- Cây lúa phân bố ở hầu hết các đồng bằng trong nước [ chủ yếu là ĐBSCL và ĐBDH]
Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo của nước ta không những đủ đáp ứng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng khá ổn định, khả năng xuất khẩu gạo của nước ta tăng dần. Xuất khẩu gạo liên tục tăng cao cả về lượng gạo và kim ngạch, đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế, mà còn dần khẳng định được vị thế của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.Song, hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu và rộng, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải đối đầu với những thách thức lớn: thị trường không ổn định, xu hướng cạnh tranh của các nước mới xuất khẩu gạo ngày càng ngay gắt… Hơn nữa, gạo xuất khẩu của Việt Nam không có mấy lợi thế trong cạnh tranh do chất lượng còn thấp, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung thấp hơn của Thái Lan. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng về lượng nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng với tốc độ thấp hơn tăng sản lượng