Sử 11 Triều Nguyễn để mất nước?

Trần Hà Ly

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng bảy 2022
28
48
6
18
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nêu khái quát các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. Từ các sự kiện đó nêu quan điểm đánh giá của mình về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
 
  • Like
Reactions: Duy Quang Vũ 2007

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Nêu khái quát các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884​
Trần Hà Ly
+ 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại cửa biển Đà Nẵng. Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
+ Không thể chiếm được Đà Nẵng, 1959 Pháp đưa quân vào Gia Định.
+ 1862 Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông, vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta. Tuy nhiên sau đó nhà Nguyễn đã kí kết với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.
+ 1867, lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn.
+ 1873 Pháp đưa quân ra đánh Bắc Kì lần 1, nhưng thất bại. => Thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Lúc này triều đình Huế lại kí kết hiệp ước Giáp Tuất (1874) với Pháp.
+ 1882, thực dân Pháp đưa quân ra đánh Bắc Kì lần 2, đến 1883 thì thất bại. Sau thất bại của trận Cầu Giấy lần 2, thực dân Pháp càng củng cố giã tâm chiếm toàn bộ Việt Nam. => 18/8/1883 Pháp đánh vào Thuận An hòng buộc triều Huế đầu hàng. => Triều đình bối rối, xin đình chiến và kí với Pháp bản hiệp ước Hắc-măng.
+ 1884, triều đình tiếp tục kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt.​
Từ các sự kiện đó nêu quan điểm đánh giá của mình về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.​
+ Đứng trước sự xâm lược của Pháp, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì đường lối cai trị bảo thủ, khước từ những đề nghị cải cách Duy Tân của những người có tâm nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỷ của dòng họ và bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới. => Tiềm lực đất nước ngày càng kiệt quệ, bỏ lỡ thời cơ cứu nước ta thoát khỏi ngoại xâm lăng
+ Nhà vua và đa số quan lại trong triều đình có tư tưởng sợ pháp. => Trong quá trình chống xâm lược, nhà Nguyễn từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng.
+ Triều đình có tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, có ảo tưởng với thực dân Pháp là thông qua việc thương quyết để giữ nền độc lập và vì thế bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Đối với nhân dân, Triều đình giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào dân, không phát động cuộc chiến tranh của nhân dân. => Triều đình quay lưng lại với nhân dân, chống lại nhân dân, bỏ rơi, xa lánh cuộc chiến tranh của nhân dân, ngăn cản nhân dân chống Pháp.
+ Triều đình không biết chớp lấy thời cơ để tấn công pháp. => Tạo điều kiện cho thực dân pháp đánh lấn dần, kết hợp biện pháp quân sự và thủ đoạn chính trị đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta. Với điều ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Patơnốt năm 1884 triều đình Huế đã chính thức đầu hàng và thừa nhận với sự thống trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
=>Họa mất nước có thể tránh được tức là không tất yếu. Tuy nhiên, với chính sách và hành động của nhà Nguyễn mất nước trở thành tất yếu. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn.
Mình chỉ bổ sung chút xíu cho đầy đủ.
Chúc các bạn học tốt !!
Trên đây là đáp án tham khải của mình, bạn có thể xem qua.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
  • Like
Reactions: Duy Quang Vũ 2007
Top Bottom