Câu 2 : Đặc điểm, nguyên nhân thất bại của phong trào cứu nước ( 1858 - 1884 )
+ Tính chất đấu ngay từ đầu, kịp thời, dũng cảm: ngay từ khi thực dân Pháp, nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng, nhân dân ta đã đứng lên kiên cường chống giặc vì độc lập của dân tộc, bảo vệ quê hương đất nước, chiến đấu với tất cả sức lực, trí tuệ với lòng quyết tâm cao nhất.
+ Xác định đúng kẻ thù: khi tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta xác định, ai là bạn,ai là thù, họ đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, tạm gác việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp.
+ Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng: du kích, vũ trang, tị địa, dùng thơ văn.
+ Kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng .Khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc, cắt đầu cầu hoà, nhân dân ta đã chống lại Pháp và triều đình. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tách thành mọi mặt trận riêng không lệ thuộc và triều đình.
*
Nguyên nhân thất bại :
• Nguyên nhân khác quan
+Do thực dân Pháp còn mạnh, có đủ khả năng đàn áp phong trào, lực lượng quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần
+ Do ở khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến khủng hoảng, thực dân phương Tây đua nhau xâm lược.
•
Nguyên nhân khách quan :
+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm như các triều đình phong kiến trước đó.
+ Vua quan nhà Nguyễn bảo thủ, không tiếp nhận cái mới, tiến bộ đề cải cách duy tân đất nước, làm cho sức nước, sức dân yếu đi không đủ sức chống ngoại xâm.
+ Quan quân nhà Nguyễn không có tinh thần chiến đấu, luôn do dự, ở thế thủ, bị động trước sự tấn công của Pháp, đặc biệt không có kết hợp với lực lượng kháng chiến của nhân dân.
+ Triều đình Huế luôn có tư tưởng cầu hoà, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân và cuối cùng đầu hàng hoàn toàn.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân trong điều kiện bấy giờ dưới sự lãnh đạo chung, thiếu đường lối, chủ trương thống nhất đang diễn ra rời rạc, phân tán.. không tạo nên sức mạnh to lớn, dễ bị thực dân đánh bại.
* Câu 3: suy nghĩ của em về trách nhiêm của Nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp:
+ Trước hoạ xâm lăng, vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ và bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì đường lối cai trị bảo thủ, khước từ những đề nghị cải cách Duy Tân của những người có tâm huyết như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, làm cho tiềm lực đất nước ngày càng kiệt quệ, bỏ lỡ thời cơ cứu nước ta thoát khỏi ngoại xâm lăng
+ Ngay từ đầu, nhà vua và đa số quan lại trong triều đình có tư tưởng sợ pháp. Trong quá trình chống xâm lược, nhà Nguyễn từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng. Triều đình có tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, có ảo tưởng với thực dân Pháp là thông qua việc thương quyết để giữ nền độc lập và vì thế bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Đối với nhân dân, Triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào dân, không phát động cuộc chiến tranh của nhân dân. Do sợ dân nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi, xa lánh cuộc chiến tranh của nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp, ra lệnh giải tán các loại nghĩa binh chống pháp.
+ Triều đình không biết chớp lấy thời cơ để tấn công pháp. Cơ hội rõ nhất vào năm 1860 để có thể đánh thắng thực dân Pháp và hai lần chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 và năm 1882 cũng mở ra cơ hội để tấn công tiêu diệt địch, buộc chúng rút khỏi Bắc Kỳ, song triều đình Huế lại có ở tưởng có thể thu hồi Hà Nội và các tỉnh bắc kỳ bằng con đường thương quyết hòa bình. Điều đó đã tạo điều kiện cho thực dân pháp đánh lấn dần, kết hợp biện pháp quân sự và thủ đoạn chính trị đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta với điều ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Patơnốt năm 1884 triều đình Huế đã chính thức đầu hàng và thừa nhận với sự thống trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Vì vậy, hoạ mất nước có thể tránh được tức là không tất yếu. Tuy nhiên, với chính sách và hành động của nhà Nguyễn mất nước trở thành tất yếu. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn.
Mình chỉ bổ sung chút xíu cho đầy đủ.
Chúc các bạn học tốt !!
Trên đây là đáp án tham khải của mình, bạn có thể xem qua.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử