Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

N

nguyencaocuong29696

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình đang làm bài viết số 3 đề cô cho là : "Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng."

  • Các bạn xem bài và có chỗ nào sai sót sửa cho mình nhé:

Cuộc sống mà ! Ai mà không có mục tiêu của riêng mình.Trong xã hội ngày càng văn minh tiến bộ,chúng ta phải không ngừng nỗ lực vươn lên, phát huy hết khả năng để đạt được điều mà chúng ta muốn,đi được đến cái đích mà chúng ta đã đề ra.Trên thế giới nếu có một người là thiên tài thì hàng ngàn người khác là đổ mồ hôi nước mắt để có được sự thành công.Và sự thành công ấy sẽ không bao giờ có chỗ cho những kẻ lười biếng cũng như câu nói đầy ý nghĩa và có tác dụng giáo dục cao của Lỗ Tấn : "Trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng".
Trước hết chúng ta cần phải hiểu thành công là gì.Nó không phải chỉ là kiếm thật nhiều tiền mà nó còn là khát vọng là hoài bão là ước mơ,Là cuộc sống đầy đủ về tinh thần và vật chất,Là mục đích cao quỷ, và cũng là đích đến của con mỗi con người.Đôi khi những nụ cười làm con người ta ấm lòng lại xuất phát từ những việc tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống.Khi bạn được điểm cao cũng chính là lúc nụ cười nở trên môi bạn sau những nỗ lực học tập không ngừng có những lúc thành công chỉ giản đơn là những niểm vui nhỏ bé trong cuộc sống.Bạn có biết câu chuyện về một cô bé 8 tuổi vụng về làm cho mẹ mình chiếc tạp dề nấu bếp tuy rằng nó xâu nhưng trong mắt người mẹ của của cô bé đó là chiếc tạp dề đẹp nhất.Bạn có thấy cô bé ấy có thành công không? có thể bạn thấy chuyện đó chẳng có gì tự hào hay thành công cả nhưng thật sự cô bé ấy đã thành công đó, thành công trong việc mạng lại cho mẹ cô ấy nụ cười hạnh phúc.Thành công đôi khi chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những thành công to lớn,vẻ vang là điều không thể phủ nhận.Như Bác Hồ người đã đưa VN vào con đường cách mạng vượt qua những khó khăn gian khổ để có 1 vn như ngày hôm nay đó là sự nỗ lực không ngừng của bác.
Chúng ta đều biết con đường đi đến thành công không được trải bằng hoa, hay thứ nước trong , tinh khiết mà nó đón chào chúng ta với bao nhiêu là chông gai thử thách.Con đường đó sẽ là con đường vinh quang đối với những ai chăm chỉ biết nỗ lực hết mình nhưng sẽ là đầm lầy đối với những ai lười biếng ỷ lại không bắt tay vào công việc dễ dàng buông suôi từ bỏ mục tiêu của mình.Hay nói cách khác cái đích của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập , nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo... Chính là thất bại.
Trong học tập học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình tìm cho mình vật chất và tinh thần. Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.Chẳng phải những bạn lười biếng chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ không bao giờ đạt được kết quả cao thật sự đó sao.
Nhiều người tự cho mình là thông minh , là tài năng không cần học tập chăm chỉ và chỉ học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng trong học tập đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì lại không giải quyết đúng quy trinh dẫn đến sai kết quả.
Như Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bống đèn đỏ ngày nay. 1 người thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công.Thế mới thấy, để đạt được thành công và mục đích mà ta đã đặt ra, mỗi con người cần phải nỗ lực học tập và làm việc hết mình. Và hơn hết, con đường dẫn đến thành công càng không rộng mở đối với những kẻ lười biếng. Nó chỉ mở rộng đối với những con người siêng năng, làm việc hết mình. Và những con người siêng năng không những sẽ đạt được thành công nhất định trong cuộc sống mà siêng năng còn là yếu tố tích cực, là cơ sở giúp con người ta dễ dàng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới bổ ích.
Nếu chúng ta muốn có thành công thì chăm chỉ học tập và làm việc là yếu tố quan trọng nhất.Trong xã hội ngày nay đã có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.Mặc dù chăm chỉ là một yếu tố rất quan trọng để đi đến thành công nhưng bên cạnh đó chúng cần phải học tập và làm việc một cách có phương pháp , cách thức thông minh, hiệu quả để có thể thành công một cách rực rỡ.
Thực sự con đường đi đến thành công chỉ đón chào những ai biết trân trọng , phấn đấu.Là học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập , trau dồi kiến thức, đạo đức để tu thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.Phải nỗ lực hết mình để đạt được mục đính sống, niềm vui hạnh phúc của đời mình;để thành đạt trong xã hội,làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển,sánh ngang với các nước trên thế giới.

Nguyễn Cao Cường.
 
J

junkjka_a1_pltn

bài làm của bạn đã khá hay nhưng mình nghĩ bạn nên thêm vào bài viết của mình một số ví dụ về những con người cần cù lao động, sáng tạo và họ đã thành công vì sự nỗ lực của chính mình. Và cũng có thể đưa ra những người mà bạn biết về việc họ không cố gắng , nỗ lực và họ đã thất bại trong cuộc sống và công việc
 
E

embecua0

Vận động viên thể thao phải luyện tập chăm chỉ mới có thể đạt huy chương trong cuộc thi đấu. Nhà khoa học phải vùi đầu vào các thí nghiệm mới mong đưa ra những phát minh mới. Học sinh muốn đỗ đạt phải dày công đèn sách, dùi mài kinh sử. Nhìn chung, thành công chỉ đến với những ai chịu khó lao động chăm chỉ, miệt mài. Chân Phước Richard Rolle cho rằng: “Muốn lên thiên đàng, chúng ta phải vượt qua một chặng đường đầy cố gắng, phải tập tành các nhân đức, cầu nguyện liên lĩ, những tư tưởng tốt lành, những việc làm phúc đức…”. Cũng vậy, Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Chúng ta cùng xem xét điều Lỗ Tấn nói có đúng không?
Thành công là đạt được những điều mong ước. Mà để đạt được điều mong ước đó, người ta không có cách nào khác là bỏ công sức ra lao động miệt mài. Thomas Alva Edison bỏ ra mỗi ngày hai mươi giờ để làm việc, nên ông mới có hơn hai ngàn năm trăm bằng phát minh. Để đưa ra các định luật nổi tiếng đánh đổ nhiều quan niệm lâu đời, Newton hiếm khi đi ngủ trước hai giờ khuya. Ngoài ra, ông còn nhiều lần quên ăn quên ngủ. Còn ông bà Curie phải vất vả nấu hàng tấn quặng thô để tinh chiết ra chất radium trong bốn mươi lăm tháng trời. Chính Franklin đã nói: “Siêng năng cày cấy đúng thời – Tới mùa lúa chín của Trời đầy kho”. Do đó, thành công được đánh đổi bởi công lao khó nhọc làm việc vất vả, nên người lười biếng sẽ không thể có được thành công đích thực trong cuộc sống.
Sống trên đời, con người ta phải lao động để có cái ăn cái mặc. Đó là một nghĩa vụ, như ca dao Việt Nam có câu: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Tục ngữ Việt Nam thì nói: “Tay làm, hàm nhai”. Còn Franklin thì cho rằng: “cáo ngủ không bắt được gà”. Chính Thánh Phaolô cũng nói rất cương quyết: “Ai không làm thì đừng có ăn”. Khi ở giữa các giáo đoàn, Thánh Phaolô không muốn thành gánh nặng cho các tín hữu, ngài làm nghề dệt bao bố để sinh sống. Còn những kẻ lười biếng là những kẻ chỉ thích ở không, sợ vất vả khó nhọc, sợ làm việc thì thật đáng chê trách, đáng bị lên án. Như thế thì làm sao kẻ lười biếng có được thành công? Một anh nhân viên lười biếng, sợ công việc, nên đi muộn, về sớm, trốn tránh công việc nếu không bị đuổi việc sớm thì cũng chỉ là một nhân viên quèn mà thôi, chứ không mong chi được thăng chức, được tăng lương.
Để đạt được thành công, người ta không chỉ chịu khó làm việc, mà còn phải ham thích công việc, phải làm việc một cách tích cực đến mức không muốn nghỉ ngơi. Thánh Tôma Aquinô cho rằng: “không làm việc, không có niềm vui”. Còn Thánh Don Bosco thì trả lời khi các con cái ngài khuyên ngài nghỉ ngơi rằng: “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Một mẫu gương ham thích công việc là ông Heinrich Schlieman. Ông say mê công việc khảo cổ đến nỗi đã bỏ ra bốn chục năm đào bới khắp các hòn đảo mới tìm ra thành Troy và nhiều di thành quách khác đã được nhắc trong các truyện thần thoại cổ. Trong khi đó, người lười biếng còn là người trễ nãi, lừng khừng, không yêu thích, không tha thiết với công việc. Do đó, người lười biếng không thể có được thành công. Một anh sinh viên chẳng có một tí ham thích chuyện học hành, thường xuyên đi học muộn, trốn học, không mấy khi lên thư viện nghiên cứu, mãi la cà ở quán café, quán nhậu…đến cuối năm nếu thi cử nghiêm túc thì cơ may đậu của anh ta rất thấp. Nếu may mắn ra trường được, và tiếp tục thói lười biếng đó, cuộc đời của anh ta không có gì là sáng sủa.
Công việc luôn đòi hỏi người ta làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, làm đến nơi đến chốn được. Như thế mới hoàn thành tốt công việc và đạt được yêu cầu của công việc. Hay nói cách khác là thành công trong công việc. Người kế toán phải tính toán kĩ lưỡng, chi tiết từng con số trong sổ sách, thì mới có được sự chính xác. Để tổng kết nên những định luật đặt nền móng cho ngành di truyền học, ông tổ ngành di truyền là Menden đã phải trồng, theo dõi, kiểm tra và tính toán tổng kết về sự khác nhau giữa các hạt đậu Hà Lan mà ông làm thí nghiệm. Ông phải quan sát nhiều đến mức cuối đời ông bị mù cả hai mắt. Trong khi đó, những kẻ lười biếng là kẻ làm việc cẩu thả, làm cho có làm, làm cho xong công việc thì không thể đạt kết quả cao trong công việc được. Một bác sĩ lười biếng, làm việc thiếu cẩn thận tỉ mỉ, thì rất dễ dàng gây ra những điều đáng tiếc cho bệnh nhân và tai họa cho chính bản thân. Một anh thợ xây mà thiếu cẩn thận, công trình anh ta làm mau chóng xuống cấp, mau chóng hư hại, để rồi anh ta sớm muộn cũng bị truy cứu. Những kẻ lười biếng như thế nhanh chóng bị xã hội loại thải, chứ không mong chi thành công.
Tóm lại, thành công luôn đòi hỏi con người ta nhiều sự cố gắng nổ lực hết mình. Do đó, không thể có thành công nếu cứ mãi sống một cách buông thả, lười biếng được. Những kẻ lười biếng chỉ có thể bước vào con đường của thất bại, hoặc may mắn là con đường tầm thường thôi. Hơn nữa, những kẻ lười biếng thường bị xã hội chê ghét, xem thường, khinh bỉ, như ca dao có câu: “giàu chi những kẻ ngủ trưa, sang chi những kẻ say sưa tối ngày”. Và ông bà thường khuyên con cháu:
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những kẻ lêu lỏng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa”.
Do vậy, bàn chân của những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ có thể bước vào con đường thành công được.
 
M

millynguyen16@gmail.com

hình như bài của bạn chỉ chú ý phân tích "thành công"mà quên phân tích "lười biếng" thì phải.
 
L

leo345

- Giải thích: Con đường đi đến thành công, đó là 1 con đường dài và đầy khó khăn trắc trở. trên con đường đó luôn ẩn chứa những điều mà con người ta phải có nghị lực thì mới có thể vượt qua. Và cũng chính trên con đường ấy, những tảng đá, những chướng ngại vật luôn luôn tồn tại, cho nên , để đi đến với vinh quang phía cuối con đường xa ấy, ko phải là điều dễ dàng, và cần đến những con người có quyết tâm, có ý chí, nghị lực, niềm tin, sự chăm chỉ thì mới có thể vượt quan nhưũng khó khăn áy và đi đến vinh quang.
Cũng có thể nói: Thượng đế đã tạo ra 1 con đường mà tất cả mọi người đều mong muốn bước lên nó để đi đến phái cuối con đường ấy, nhưng con đường ấy có 1 điều đặc biệt alf nó chỉ dành cho những con người có ý chí, nghị lục và không dành cho nhưũng bước chân lười biếng.

- Chứng minh: Trong đời sống hằng ngày, có những con người "há miệng chờ sung" thì chẳng bao giờ làm được bất cứ 1 việc gì. Lừoi biếng, chẳng bao giờ làm được 1 bài văn hay. Lừoi suy nghĩ, chẳng bao giờ làm được điều thật sáng tạo để thể hiện mình. Và đối với những con ngừoi nhu thế, ánh sáng của thành công chẳng bao giờ tồn tại.

- Ý nghiã của câu nói: khuyên con ngừoi ta phàm làm bất cứ việc gì, muốn đi đến thành công thì phải cố gắng và biết nỗ lực, sẽ chẳng chất chứa 1 kẻ lười beiéng nào trên con đường thành công ấy cả.

- Rút ra kinh nghiệm cho bản thân: cái này em có thể tự làm. ^^
nguồn:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=139187
 
Top Bottom