Văn 10 Trao duyên

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Em có nhận xét gì về 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên.
P/s: Giúp mình với
* Hai câu đầu
- "Cậy em", "chịu lời", "lạy", "thưa" -> Thái độ thành khẩn, tha thiết
- Từ "cậy" mở đầu câu thơ có nghĩa là tin cậy, tin tưởng, trông cậy, hi vọng, trông mong
- Con từ "chịu" là sự miễn cưỡng: Thúy Kiều hiểu cho tình thế, cảm xúc của Thúy Vân
=> Tâm trạng nặng nề, khó nói
=> Kiều sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế cẩn trọng đặt thủy phân vào tình thế khó có thể từ chối trước những điều éo le nghịch cảnh mà mình sắp nói ra
* Câu 3 đến câu 12
- Mâu thuẫn trong nội tâm Thúy Kiều
"Quạt ước", "chén thề" - Thúy Kiều hẹn thề với Kim Trọng đối lập với làm tròn chữ "hiếu" (đã vi phạm lời thề, bội ước với Kim Trọng)
- Kiều thề nguyền chung thủy với Kim Trọng nhưng gặp phải "sóng gió bất kỳ", cuối cùng nàng lựa chọn chữ hiếu
-> Thúy Kiều đã gửi gắm sự áy náy, dằn vặt, hối lỗi, đau khổ khi tình yêu tan vỡ, càng khắc sâu hơn nỗi xót xa, đau đớn (đứt gánh - tình yêu dang dở của Thúy Kiều)
- Giải pháp giải quyết mâu thuẫn: nhờ cậy Thúy Vân
"Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
+ Thúy Kiều đã gắn kết Thúy Vân với Kim Trọng trong đau đớn
+ Thúy Kiều lập luận khéo léo: "dù ngày xuân" nghĩa là tuổi trẻ và cơ hội của Thúy Vân, có thể thay nàng ở bên Kim Trọng
+ Thúy Kiều giãi bày tâm trạng đau đớn "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối"- an lòng, niềm an ủi khi chết đi nếu em nhận lời
-> Dù có đau khổ bao nhiêu nhưng chỉ khi Thúy Vân nhận lời trả nghĩa cho Kim Trọng, Thúy Kiều mới có thể an lòng, được an ủi, được xoa dịu nỗi đau
=> Tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy: xót xa, đau khổ, dằn vặt, hối lỗi khi tình yêu của mình dang dở, tan vỡ, từ đó ta thấy được cái hiếu cái tình sâu nặng của nàng

=> Nhận xét
- Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn có tính sáng tạo, bên cạnh đó tác giả sử dụng từ ngữ bác học kết hợp với ngôn khổ, bình dân
-> Khắc họa rõ nét tâm trạng đau khổ day dứt của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân
- Qua 12 câu thơ đầu bài Trao Duyên, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được cái nhìn chân thực về thời đại mà ông đang sống, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, yêu thương, quý mến đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 
Top Bottom