Trần Quốc Tuấn

M

minh_minh1996

Ngô Sĩ Liên là sử quan xuất sắc đời Lê, góp phần chủ yếu trong việc sưu tầm, bổ sung và soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam còn được giữ lại nguyên vẹn cho tới ngày nay,đây là một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học trung đại.

Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh-mất người làng Trúc Lý ,huyện Chương Đức nay là huyện Chương Mỹ tĩnh Hà Tây.Ông đỗ tiến sĩ năm 1442,dưới triều Lê Thái Tông,được cử vào Viện Hàn Lâm ,đền dời Lê Thánh Tông ông giữ chức Hữu Thị Lang bộ lễ ,Triều Liệt đại phu kiêm Tư Nghiệp Quốc Tữ Giám.Tu soạn Quốc sử giám Ông vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bọ đại việt sử ký toàn thư.

Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam,được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt,tác phẩm vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học,vừa có giá trị văn học.

Qua các sự kiện về cuộc đởi Trần Quốc Tuấn bài viết khắc họa chân dung nhân vật lịch sử HDDVTQ Tuấn ,nêu cao phẩm chất TQT là một con người trung quân ái quốc,tài năng mưu lược,đức dộ lớn lao..
Lòng trung vời vua của TQT thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với dát nước phẩm chất trung quân của ông thể hiện ngay từ đầu đoạn trích.

Một hôm ông ốm nặng ,vua đến thăm hỏi ông về kế sách giữ nước,Trần Quốc Tuấn lần lượt trình bài với vua về những sách lượt uyển chuyển,binh pháp linh hoạt,khả năng dùng người tài giỏi,phải tùy thời mà tạo thế::”Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước vua hán cho quân đánh nhân dân làm kế thanh dã,Đời Đinh,lê dùng người tài giỏi đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì suy yếu.Trên dưới một dạ,lòng dân không lìa.Vua Lí mở nền,nhà Tống xâm phạm địa giới ,dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm,Liêm đến tận Mai Lĩnh là vì có thế,vua tôi dồng tâm,anh em hòa mục,cả nước nhà góp sức,giặc phải bị bắt”,và phải biết:”Khoan thư sức dân”đấy chính là thượng sách giữ nước.

Lòng trung nghĩa và giữ tiết bề tôi của TQT,được đặt trong những hoàn cảnh có thử thách giữa cha ông và Trần Thái Tông:”Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: '[Người này] ngày sau có thể cứu nước giúp đời'."Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Do An Sinh vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”

Đến khi vận nước trong tay,nắm vững binh quyền ong nhớ đến lới cha dặn ,nhưng TQT đã đặt trung hiếu lên trên thù nhà,ông thử đem chuyện của mình để thử lòng 2 người gia nô và 2 ngưới con:”Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăn trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi,Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"

Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"

Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.

Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.”
Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.Chính điều này càng làm tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông.


Bản thân ông dù được vua trao quyền phong tước cho người khác,nhưng ông không một lần nào phong tước .Đấy là giữ tiết bề tôi.

Đi dôi với lòng trung nghĩa,TQT còn là một vị tướng anh hùng tài ba với tài thao lượt,đức độ lớn lao qua cách ông trình bày với vua về thời thế tượng quan ta địch,sức mạnh của địch,dối sách của ta,tin vào sức mạnh của dân.nhìn xa trông rộng.khi Thánh tông bảo: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng"Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn

Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn ---- tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền

Ông còn là một nguo trộng rộng,lo cả việc hậu sư sau khi ông mất,ông dặn con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục".Chính vì đức tính tốt đẹp này ma ông đã được nhiều người sùng kính và gọi là Đức Thánh Trần.

 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Trần Quốc Tuấn là một đại danh tướng của dân tộc, ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền tự chủ dài lâu cho nước nhà. Ông được phong tước Vương, tên Hưng Đạo nên dân ta thường kính cẩn gọi là Hưng Đạo Vương.

Năm 1284, quân Mông Cổ tràn qua đánh ta lần thứ hai, Hưng Đạo Vương được vua Nhân Tông phong làm Tiết Chế thống lãnh toàn quân chống giặc.

Giặc quá mạnh, Vương phải lui về Vạn Kiếp. Vào giai đoạn này, Vương đã để lại một câu nói bất hủ : "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã". Chính là nhờ câu nói quyết liệt này mà quân dân ta đại thắng mấy tháng sau đó.


Năm 1287, Mông Cổ lại đem quân đánh ta lần thứ ba, quyết chí của mối nhục bại vong hai lần trước.

Vua Nhân Tông nghe giặc sắp sang, lấy làm lo lắng, mời Hưng Đạo Vương đến, hỏi rằng:

- Lần trước Thoát Hoan bại trận, chuyến này căm tức định sanh đánh báo thù, quân thế nó to hơn trước ta dùng kế gì mà chống lại được ?
Vương thưa :
- Nước ta xưa kia quân dân ta hưởng thái b́ình đã lâu, không tập đến việc chiến trận, cho nên năm trước khi giặc sang đánh, c̣òn có kẻ trốn tránh theo hàng giặc. May nhờ có oai linh Tổ tông và thần vũ của bệ hạ, đánh đâu được đấy, cho nên đã đánh đuổi được chúng ra khỏi bờ cõi. C̣òn như bây giờ, quân ta đã quen việc chinh chiến, mà quân giặc thì phải đi xa mỏi mệt. Vả lại, đã thấy Toa Đô, Lư Hằng, Lư Quán tử trận, tất cũng chột dạ. Quân lính đã sinh nghi sợ, hẳn không dám hết sức mà đánh.Theo thần, thì chuyến này ta phá giặc lại còn dễ hơn phen trước. Xin bệ hạ đừng lo.
Vua nghe xong mừng rỡ, phó thác binh quyền cho Vương chống giặc.
Lần này, quân Mông Cổ hết sức hung hăng. Nhưng sau cùng, trước sức kháng chiến dũng mãnh của toàn quân toàn dân ta, giặc mỗi ngày một nao núng, binh thua khắp nơi, bèn tìm cách để rút về.

Hưng Đạo Vương thừa thế cho quân mở nhiều mặt phản công, mai phục đường về của giặc trên cả hai ngả thủy bộ.

Tại sông Bạch Đằng, Vương cho đóng cọc sắt nhọn ở thượng lưu, trên phủ bè cỏ, rồi chờ nước thủy triều lên thì ra khiêu chiến, dụ giặc qua chỗ đóng cọc, rồi khi thủy triều xuống, quay lại đánh bổ vào đầu chúng.

Việc bố trí xong xuôi, Vương bèn hô tướng sĩ cùng trỏ tay xuống sông Hóa mà thề rằng :

Phen này không phá được giặc, thề không trở lại khúc sông này nữa.

Quân sĩ ai nấy nức lương tử chiến, kéo một mạch đến Bạch Đằng Giang, hẹn nhau giết giặc trong một trận thủy chiến lương danh của đất nước.

Ngoài kỳ tài dụng binh, Hưng Đạo Vương còn là một người thông minh uyên bác, thuộc làu kinh sử, hiểu rành mưu lược, thông suốt thiên văn địa lí. Vương đã soạn thảo bộ "Binh Thư Yếu Lược" và bộ "Vạn Kiếp Bí Truyền" để dạy các tướng sĩ cách tác chiến, dùng mưu, v.v…

Như khi quân Mông Cổ sanh đánh lần thứ hai, Vương chống giữ mặt Bắc không nổi, phải lui binh về Vạn Kiếp. Tại đây, Vương chiêu tập các đạo, hội được hơn 20 vạn, rồi ban Hịch Tướng Sĩ, lời lẽ vô cùng thắm thiết và hùng tráng khiến tướng sĩ nghe xong, sôi máu căm thù, rồi thích vào cánh tay hai chữ "Sát Đát", có nghĩa là quyết giết quân Mông Cổ. Phần chót của bài hịch có những đọan như sau :

"Nay các ngươi thấy chủ bị nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sĩ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc ham về săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao đâm cho thủng được áo giáp; mẹo cờ bạc sao dùng cho nổi việc quân mưu; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ b́u con díu, nước này trăm sự nghĩ sao; tiền của đâu mà mua cho được đầu giặc; *** săn ấy thì sao địch nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết, tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai; khi bấy giờ chẳng những là thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hăy còn mãi mãi; mà gia thanh của các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng nhục, đến lúc bấy giờ các người dẫu muốn vui vẻ, phỏng có được hay không?

Nay ta bảo thật các ngươi : nên cẩn thận như nơi củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bành Mông, Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công danh. Chẳng những là thái ấp của ta được vững bền, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng lộc, chẳng những là gia quyến của ta được yên ổn, mà các ngươi cũng đều được vui với vợ con, chẳng những là tiên nhân ta được vẻ vang, mà các ngươi cũng được phụng thờ tổ phụ, trăm năm vinh hiển, chẳng những là một ḿnh ta được sung sướng, mà các ngươi cũng được lưu truyền sử sách, ngh́n đời thơm tho; đến bây giờ các ngươi dầu không vui vẻ, cũng tự khắc được vui vẻ.

Nay ta soạn hết các binh pháp của các nhà danh gia hợp lại làm một quyển gọi là "Binh Thư Yếu Lược". Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo, th́ mới phải đạo thần tử, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo, th́ tức là kẻ nghịch thù.

Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cùng ta là kẻ thù không đội trời chung, thế mà các ngươi cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn dáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc, khiến cho sau trận Bính Lỗ mà ta phải chịu tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.

Vậy nên ta phải làm ra bài hịch này để cho các ngươi biết bụng ta".

Hưng Đạo Vương là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông (Trần Cảnh) là chú. Khi mới chuyển ngôi từ nhà Lư qua Trần Cảnh, giữa Trần Liễu và Trần Cảnh đă có chuyện xung đột và Trần Liễu dặn Vương phải trả mối thù cho ḿnh. Hưng Đạo Vương biết đặt quyền lợi của xă tắc lên trên mối tư thù mà chung thủy suốt cả bốn đời vua là Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, đến Anh Tông. Quyền bính trong tay và công lao trùm đời mà không bao giờ Vương có ư cậy công hay kiêu căng làm loạn nước.

Hưng Đạo Vương làm quan đến đời vua Anh Tông th́ xin về trí sĩ ở Vạn Kiếp và mất ở đó vào ngày 20 tháng 8 năm Canh Tư (1300). Ông là một đại tướng đă đối đầu quân Mông Cổ trong cả ba lần chúng xâm lăng nước ta.
 
Top Bottom